Đau Lưng Đốt Sống Cuối: Triệu Chứng Và Nguy Hiểm Như Nào?

Tình trạng đau lưng đốt sống cuối ngày càng trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người và đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau lưng đốt sống cuối? Cách chữa đau lưng đốt sống cuối như thế nào cũng được đông đảo mọi người quan tâm. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết những điều trên. Đừng bỏ lỡ nhé!

Triệu chứng khi bị đau lưng đốt sống cuối

Đau lưng đốt sống cuối hay còn gọi với cái tên khác như: Đau đốt sống lưng cùng, đau đốt sống lưng cụt, đau lưng dưới. Đây là hiện tượng đau xảy ra ở đoạn cuối của xương sống, thường là từ đốt sống L4 – S5. Tình trạng đau ở đốt sống lưng cuối thường đặc trưng bởi các biểu hiện:

  • Cơn đau vùng thắt lưng, nhức mỏi, đau châm chích, tê bì vùng mông, đùi và lan xuống 2 chân.

  • Cảm giác đau, tê nhức âm ỉ, kéo dài, gây mệt mỏi, căng thẳng cho người bệnh.

  • Khả năng vận động kém và lực chân yếu, đi đứng khó khăn, không vững.

  • Đau và co cơ thường xuyên xảy ra.

Các triệu chứng đau lưng đốt sống cuối sẽ tăng dần theo thời gian nếu không được phát hiện và điều trị sớm. 

cac-trieu-chung-dau-lung-dot-song-cuoi-se-tang-dan-theo-thoi-gian-neu-khong-duoc-phat-hien-va-dieu-tri-som

Các triệu chứng đau lưng đốt sống cuối sẽ tăng dần theo thời gian nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Nguyên nhân gây đau lưng đốt sống cuối

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau lưng đốt sống cuối như: Thiếu hụt chất dinh dưỡng lâu ngày khiến cột sống bị tổn thương, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, tính chất công việc, sai tư thế trong lao động, sinh hoạt,… Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau đốt cuối cột sống:

Thiếu hụt dinh dưỡng

Ăn uống không đủ chất trong thời gian dài là nguyên nhân sâu xa dẫn đến đau lưng đốt sống cuối. Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn làm thiếu hụt các dưỡng chất cho cột sống, khiến sụn khớp dễ bị bào mòn, cột sống yếu dần đi theo thời gian, gây ra những cơn đau nhức ở thắt lưng.

Do các chấn thương

Một số chấn thương như va đập, té ngã tác động mạnh đến vùng lưng và mông đều là nguyên nhân khởi phát cho triệu chứng đau lưng ở đốt sống cuối. Tùy thuộc vào lực tác động mà người bệnh sẽ có những biểu hiện đau khác nhau.

Đối với trường hợp lực tác động mạnh gây đứt, giãn dây chằng, rạn, nứt, vỡ, gãy xương, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, mông bị bầm dập, tích tụ máu, vận động, di chuyển khó khăn. Nếu va chạm nhẹ chỉ tổn thương phần mô mềm, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới xương, các cơn đau đốt cuối cột sống sẽ giảm sau 1-2 tuần. 

Va-dap-te-nga-tac-dong-manh-den-that-lung-co-the-gay-dau-lung-o-dot-song-cuoi
Va đập, té ngã tác động mạnh đến thắt lưng có thể gây đau lưng ở đốt sống cuối

Thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau lưng ở đốt sống cuối. Thoái hóa cột sống thắt lưng ban đầu chỉ gây đau âm ỉ tại lưng dưới, nhưng nếu không có biện pháp điều trị sớm sẽ dẫn đến sự hình thành của các gai xương. Các mỏm xương này chọc vào rễ thần kinh từ L4 đến S5 gây ra hiện tượng đau lưng đốt sống cuối lan rộng ra các vùng xung quanh như mông, đùi, chân,... Mức độ đau sẽ tăng dần, kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. 

dau-lung-dot-song-cuoi-co-the-la-dau-hieu-canh-bao-thoai-hoa-cot-song-that-lung

Đau lưng đốt sống cuối có thể là dấu hiệu cảnh báo thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm

Đau ở đốt sống lưng cuối có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (đoạn L4-S1). Khi đĩa đệm ở vị trí L4-L5, L5-S1 bị tổn thương dẫn đến phồng đĩa đệm hoặc vỡ dẫn đến thoát vị đĩa đệm, đè nén lên các rễ thần kinh sẽ gây ra các cơn đau lưng đốt sống cuối. 

Các bệnh phụ khoa

Ngoài những nguyên nhân đã kể trên, tình trạng đau lưng đốt sống cuối cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới như:

  • Viêm phụ khoa.

  • Ung thư cổ tử cung.

  • U xơ tử cung.

Tư thế và yếu tố nghề nghiệp

Tính chất công việc thường xuyên phải ngồi lâu một chỗ hoặc không đúng tư thế hay công việc quá nặng nhọc đều có thể gây ra tình trạng đau đốt sống cuối lưng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến đốt sống, sụn khớp, đĩa đệm ngày càng suy yếu, dễ bị thoái hóa, tổn thương không hồi phục gây đau đốt xương sống cuối lưng dưới mạn tính. 

Bên cạnh đó việc thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia thuốc lá, lười vận động, kiêng khem quá mức,... cũng làm giảm lưu thông tuần hoàn máu, tổn thương hệ cơ xương khớp gây ra những cơn đau ở đốt sống lưng cuối.

thuong-xuyen-ngoi-lau-mot-cho-cung-la-nguyen-nhan-dan-den-dau-lung-dot-song-cuoi
Thường xuyên ngồi lâu một chỗ cũng là nguyên nhân dẫn đến đau lưng đốt sống cuối

Bị đau lưng đốt sống cuối có nguy hiểm không?

Bị đau ở đốt sống cuối là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị sớm để tránh biến chứng nghiêm trọng như:

  • Đau đớn dữ dội triền miên gây hạn chế hoặc mất khả năng vận động.

  • Cột sống biến dạng, cong vẹo, gây mất thẩm mỹ.

  • Đau dây thần kinh tọa, tê bì chân, đi lại khó khăn, dễ vấp ngã. 

  • Tổn thương dây thần kinh chùm đuôi ngựa gây mất khả năng kiểm soát đại tiểu tiện. 

  • Teo cơ, yếu 2 chân, không đi lại được. 

  • Đau đớn triền miên, mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng của gia đình. Người bệnh có nguy cơ cao bị rối loạn lo âu, trầm cảm.

Mặc dù đau lưng đốt sống cuối không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại có thể khiến người bệnh mất hoàn toàn khả năng vận động, lao động. Do đó, việc thăm khám khi có dấu hiệu đau bất thường sẽ giúp phát hiện bệnh sớm và tăng hiệu quả điều trị tốt hơn.

Đau lưng đốt sống cuối không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây tàn phế

Đau lưng đốt sống cuối không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây tàn phế

Khi nào người bệnh đau lưng đốt sống cuối cần gặp bác sĩ?

Khi bị đau lưng ở đốt sống cuối không rõ nguyên nhân hoặc các cơn đau nhức kéo dài trong nhiều tuần, người bệnh cần liên hệ ngay cho bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để đặt lịch khám và kiểm tra. Mặt khác, cần thăm khám sớm khi xuất hiện tình trạng đau ở đốt sống lưng cuối kèm theo một số triệu chứng như: 

  • Tay chân tê yếu, xuất hiện cảm giác châm chích ở mông, đùi và lan xuống chân.

  • Đi lại khó khăn, không thể sinh hoạt như bình thường nhất là động tác cúi gập người.

  • Cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng và mệt mỏi.

  • Xuất hiện nhiều vết bầm dập vùng mông, đùi, chân.

  • Bộ phận phụ khoa tiết dịch bất thường hoặc chảy máu âm đạo.

Phương pháp chẩn đoán đau lưng đốt sống cuối

Trước khi thực hiện các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu, người bệnh sẽ được bác sĩ khám lâm sàng như kiểm tra vị trí đau và các triệu chứng đi kèm bằng cách dùng tay ấn vào vị trí đau. Đồng thời khai thác tiền sử bệnh, từ đó đánh giá mức độ của bệnh và chỉ định các phương pháp chẩn đoán phù hợp.

Một số kỹ thuật chẩn đoán thường dùng đó là:

  • Chụp X-quang: Kiểm tra xương cột sống và xác định vị trí bị tổn thương. Đồng thời giúp người bệnh thấy rõ được sự biến dạng cột sống do gãy xương, thoát vị đĩa đệm gây ra,...

  • Chụp vi tính cắt lớp (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI): Nếu hình ảnh xương cột sống từ phương pháp chụp X-quang không rõ hoặc nghi ngờ bị tổn thương sâu, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh chụp CT hoặc chụp MRI. Hai kỹ thuật này đều có khả năng phát hiện những tổn thương sâu và giúp đánh giá tình trạng của bệnh chính xác hơn.

  • Siêu âm: Kỹ thuật này được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ mô mềm bị tổn thương, giúp bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

  • Khám phụ khoa: Nếu người bệnh nghi ngờ bị đau đốt sống cùng do bệnh phụ khoa thì bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp khám phụ khoa như xét nghiệm máu, nước tiểu, dịch tiết âm đạo,... để đánh giá và đưa ra kết luận chính xác nhất.

chup-x--quang-lung-duoi-giup-kiem-tra-xuong-cot-song-va-xac-dinh-vi-tri-xuong-bi-ton-thuong

Chụp X- quang lưng dưới giúp kiểm tra xương cột sống và xác định vị trí xương bị tổn thương

Các biện pháp điều trị đau lưng đốt sống cuối

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà người bệnh có thể lựa chọn cách điều trị tại nhà hoặc điều trị y tế theo chỉ định của bác sĩ.

Một số cách điều trị giảm bị đau lưng đốt sống cuối tại nhà hiệu quả đó là: 

Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi tưởng chừng như thói quen nhưng trên thực tế, nó trở thành liệu pháp chữa trị tình trạng đau lưng đốt sống cuối vô cùng hiệu quả và cần thiết. Do đó, ngay khi bị đau lưng đốt sống cuối, bạn không nên làm việc quá lâu ở một tư thế hay lao động nặng. Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách duỗi thẳng chân tay để phần xương sống không còn phải chịu áp lực của cơ thể dồn lên nữa. Những người bị đau đốt sống lưng trên cũng nên áp dụng biện pháp này để cải thiện tình trạng đau nhức.

Hơn nữa, dành thời gian nghỉ ngơi không chỉ giúp tinh thần thoải mái, giảm thiểu các cơn đau, ngăn chặn tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng mà hiệu quả công việc cũng tăng lên.

Tập thể dục mỗi ngày

Thể dục thể thao luôn là một trong những yếu tố được xếp vào hàng quan trọng để phòng tránh và chữa trị bệnh xương khớp, đau đốt sống lưng giữa. Đối với tình trạng đau lưng đốt sống cuối cũng vậy, việc tập luyện các động tác nhẹ nhàng, không quá sức trong giai đoạn này là rất quan trọng. Bạn nên đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp,… 30 phút/ngày sẽ giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật nói chung.

Chế độ ăn uống khoa học

Trong các giải pháp chữa đau lưng đốt sống cuối, bạn tuyệt đối không được bỏ qua chế độ dinh dưỡng mỗi ngày. Hãy xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, giàu dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, làm giảm tình trạng đau lưng đốt sống cuối. Đồng thời giảm các cơn đau – nhức – mỏi xương cũng như phòng tránh vấn đề về xương khớp nói chung.

Trong thực đơn hàng ngày, bạn cần chú ý bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, ăn thêm cá, tôm, cà rốt, súp lơ,… Đây là những món ăn bổ dưỡng, giàu canxi, rất tốt cho hệ xương khớp. Một chế độ ăn lành mạnh không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ mà còn giúp giảm các cơn đau lưng hiệu quả. Do đó, những người bị đau cột sống lưng nên chú ý về chế độ ăn uống ngay từ hôm nay nhé!

nguoi-benh-dau-lung-dot-song-cuoi-nen-an-nhieu-thuc-pham-tuoi-nhu-ca-beo-rau-xanh-qua-mong-cac-loai-hat

Người bệnh đau lưng đốt sống cuối nên ăn nhiều thực phẩm tươi như cá béo, rau xanh, quả mọng, các loại hạt...

Chườm lạnh

Nếu người bệnh bị đau đốt sống cuối do chấn thương, hãy sử dụng phương pháp chườm lạnh ngay vị trí đau khoảng 20 phút. Mục đích là làm tê liệt dây thần kinh đau, từ đó giảm sưng đau và hạn chế vết bầm tụ máu lan rộng. Chườm lạnh thích hợp sử dụng trong trường hợp bị giãn dây chằng, căng cơ lưng dẫn đến đau đốt cuối cột sống. Nên chườm 2 - 3 lần mỗi ngày.

Chườm nóng

Ngược lại với chườm lạnh, chườm nóng thích hợp cho người bị đau đốt sống cuối lưng do bệnh lý xương khớp. Chườm nóng giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, thư giãn cơ lưng, giảm đau cứng khớp,... Người bệnh có thể sử dụng túi chườm ấm chuyên dụng hoặc chai nước ấm, áp lên vị trí vị đau từ 15-20 phút, mỗi ngày 4-6 lần. 

Chuom-nong-lanh-giup-giam-dau-dot-song-lung-cuoi-hieu-qua
Chườm nóng/lạnh giúp giảm đau đốt sống lưng cuối hiệu quả

Tắm nước ấm

Cũng giống như chườm nóng, tắm nước ấm cũng mang lại hiệu quả giảm đau đốt xương sống cuối rất tốt. Phương pháp này giúp lưu thông mạch máu, thư giãn gân cơ, cải thiện tâm trạng. Ngoài ra, tắm nước ấm còn giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ và vận động linh hoạt hơn.

Xoa bóp

Xoa bóp nhẹ nhàng mỗi ngày cũng là cách cải thiện tình trạng đau lưng ở đốt sống cuối hữu hiệu. Xoa bóp không chỉ giúp cơ thể thư giãn, lưu thông tuần hoàn máu, giảm đau lưng, hạn chế co cứng khớp mà còn giúp cải thiện giấc ngủ và tinh thần tốt hơn.

Dùng chế phẩm từ sò vẹm xanh

Mặc dù các biện pháp không xâm lấn ở trên có tác dụng giảm đau rất tốt, tuy nhiên những cách này chỉ có thể giải quyết triệu chứng tạm thời của bệnh, mà chưa giải quyết căn nguyên sâu xa gây bệnh là sự thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho cột sống. Vì thế, xu hướng hiện nay được nhiều người sử dụng nhất là kết hợp các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như dầu vẹm xanh để bổ sung dưỡng chất cho cột sống. Từ đó tăng hiệu quả điều trị tình trạng bị đau ở đốt sống cuối nhanh hơn.

Dầu vẹm xanh được chiết xuất từ con sò vẹm xanh sống ở biển, có tác dụng tốt trong việc cải thiện các bệnh lý về cột sống. Nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho thấy dầu vẹm xanh chứa những thành phần cực kỳ tốt cho hệ xương khớp như: Omega 3, kẽm, canxi, glucosamine, vitamin B12,.... Thành phần omega 3 trong dầu vẹm xanh có hoạt tính sinh học cao, có khả năng chống oxy hóa, phục hồi các tế bào bị tổn thương. 

Chính vì tác động vào nguyên nhân gốc rễ gây bệnh, xu hướng kết hợp dầu vẹm xanh với các biện pháp điều trị khác ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng phối hợp dầu vẹm xanh với các thuốc hay thực phẩm khác mà không lo bất kỳ tác dụng phụ hay tương tác thuốc nào xảy ra.

dau-vem-xanh-duoc-lieu-thien-nhien-bo-sung-duong-chat-cho-cot-song-khoa-manh

Dầu vẹm xanh “dược liệu thiên nhiên” bổ sung dưỡng chất cho cột sống khỏe mạnh

Điều trị y tế

Trong trường hợp người bệnh bị đau ở đốt sống lưng cuối sau đó lan xuống mông, đùi và kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác thì điều trị y tế là giải pháp hữu ích. Điều trị y tế gồm ba biện pháp chính là sử dụng thuốc, vật lý trị liệu và phẫu thuật. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh cũng như tiến triển của bệnh, bác sĩ điều trị sẽ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau.

Dùng thuốc

Thông thường người bị đau lưng đốt sống cuối sẽ được kê đơn thuốc giảm đau kháng viêm không steroid như ibuprofen, naproxen, acetaminophen,... Nhóm thuốc này chỉ có tác dụng trong trường hợp đau nhẹ.

Lưu ý, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng. Không tự ý tăng giảm liều và nếu có bất kỳ phản ứng bất thường nào thì cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị.

thuoc-giam-dau-giup-cai-thien-tinh-trang-dau-dot-song-lung-cuoi-hieu-qua
Thuốc giảm đau giúp cải thiện tình trạng đau đốt sống lưng cuối hiệu quả

Vật lý trị liệu

Một số bài tập vật lý trị liệu bổ trợ kéo giãn cột sống cũng mang lại hiệu quả giảm đau lưng đốt sống cùng tuyệt vời. Tùy vào tình trạng thực tế, chuyên gia sẽ hướng dẫn người bệnh các bài tập vật lý trị liệu thích hợp. Tập vật lý trị liệu giúp người bệnh tăng cường khối cơ, làm mềm khớp, cải thiện các cơn đau nhức hiệu quả.

Phẫu thuật

Phương pháp này mang lại hiệu quả cao nhưng kèm theo đó là nhiều rủi ro và biến chứng. Chỉ được tiến hành phẫu thuật cho các trường hợp sau đây:

  • Không đáp ứng điều trị với các biện pháp khác.

  • Có nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như: Teo cơ, liệt, mất kiểm soát đại tiểu tiện,... 

  • Chấn thương nghiêm trọng: Gãy xương, xẹp lún đốt sống chèn ép tủy sống,...

Lưu ý, sau phẫu thuật người bệnh cần được chăm sóc và tập vật lý trị liệu đúng cách để sức khỏe nhanh phục hồi.

Lưu ý phòng ngừa đau lưng đốt sống cuối

Để phòng ngừa triệu chứng đau lưng đốt sống cuối người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Tránh những chấn thương không mong muốn như té ngã, va chạm mạnh,...

  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc.

  • Kiểm soát cân nặng.

  • Thường xuyên massage cột sống và các cơ để thư giãn

  • Xây dựng thực đơn khoa học và lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và xương khớp.

  • Không sinh hoạt và làm việc trong một tư thế quá lâu hoặc đột ngột thay đổi tư thế.

  • Duy trì thói quen tập thể dục 30 phút nhẹ nhàng mỗi ngày.

  • Cải thiện tâm trạng và kiểm soát cảm xúc tránh căng thẳng, ức chế, mệt mỏi và lo âu.

duy-tri-thoi-quen-tap-the-duc-30-phut-nhe-nhang-moi-ngay-de-xuong-khop-deo-dai-va-cai-thien-cac-con-dau-dot-song-lung-hieu-qua-hon

Duy trì thói quen tập thể dục 30 phút nhẹ nhàng mỗi ngày để xương khớp dẻo dai và cải thiện các cơn đau đốt sống lưng hiệu quả hơn

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về triệu chứng đau lưng đốt sống cuối. Nhìn chung, điều quan trọng nhất trong điều trị bệnh là người bệnh cần duy trì một chế độ sinh hoạt đúng đắn và tuân thủ chế độ điều trị bác sĩ đã đề ra. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy để lại thông tin liên hệ bên dưới bình luận, đội ngũ chuyên gia giải đáp sớm nhất

Nguồn tham khảo: