Đau sau lưng vùng phổi là tình trạng khá phổ biến và khiến nhiều người lo lắng. Vậy nguyên nhân của bệnh này là gì? Liệu đau cột sống sau phổi có phải triệu chứng của bệnh ung thư phổi không? Cách điều trị tình trạng này như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất? Nếu bạn đang đi tìm lời giải đáp cho các thắc mắc trên thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Nguyên nhân bị đau sau lưng vùng phổi
Đau sau lưng vùng phổi do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do chấn thương hoặc các bệnh lý về phổi, tim mạch, cột sống,... Dưới đây là các nguyên nhân có thể gây đau cột sống vùng phổi:
Nguyên nhân không phải do bệnh lý
Hầu hết các trường hợp đau cột sống vùng phổi có thể do chấn thương, căng cơ hoặc kích ứng như:
-Sai tư thế: Ngồi gù lưng, vẹo cột sống trong thời gian dài hay khuân vác đồ không đúng kỹ thuật sẽ gây tổn thương đĩa đệm, dây chằng dẫn đến đau cột sống sau phổi.
- Vác nặng, sử dụng phần lưng trên quá sức có thể gây căng cơ, bong gân, tổn thương dây chằng, gây viêm và đau sau lưng vùng phổi.
- Chấn thương: Các chấn thương do tai nạn giao thông, ngã, chơi thể thao có thể làm tổn thương đĩa đệm, rễ dây thần kinh, dây chằng vùng cột sống cổ, lưng trên gây đau cột sống sau phổi.
Mang vật nặng quá sức có thể dẫn đến đau lưng vùng phổi
Các nguyên nhân bệnh lý
Đau cột sống vùng phổi còn có thể xuất phát từ các bệnh lý dưới đây:
- Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực: Khi bao xơ đĩa đệm cột sống vùng ngực bị rách, nứt khiến nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép lên các dây thần kinh và mô mềm xung quanh. Điều này có thể dẫn đến đau sau lưng vùng phổi.
- Viêm khớp: Một số tình trạng như thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp có thể gây đau cột sống vùng phổi.
- Gãy xẹp đốt sống: Bệnh này thường gặp ở người lớn tuổi. Nguyên nhân là do tình trạng loãng xương khiến cấu trúc đốt sống suy yếu, không còn cứng chắc, dễ bị gãy, xẹp lún, mất chiều cao, biến dạng cột sống. Từ đó gây đau lưng và ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh.
- Gù vẹo cột sống có thể gây co thắt cơ, tạo áp lực lớn lên đĩa đệm và các khớp, dẫn đến đau lưng vùng phổi.
- Đau cơ xơ hóa: Tình trạng này khá hiếm khi xảy ra nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây đau cột sống sau phổi và mệt mỏi toàn cơ thể.
Thoát vị đĩa đệm cũng là một trong các nguyên nhân gây đau cột sống vùng phổi thường gặp
Đôi khi, đau cột sống vùng phổi còn có thể đến từ các nguyên nhân nghiêm trọng như:
+ Bệnh tim mạch: Trong một số trường hợp, đau cột sống sau phổi có thể là dấu hiệu của các cơn đau tim. Điều này là do lượng máu đến tim bị suy giảm do mạch máu tắc nghẽn. Ngoài đau lưng, người bệnh còn có thể bị đau tim, khó thở, đột quỵ, tức ngực, chóng mặt, buồn nôn, đau hoặc yếu 2 cánh tay.
+ Phổi bị tắc nghẽn: Đây là tình trạng cục máu đông phát triển ở các động mạch cung cấp máu cho phổi. Điều này khiến phổi không tiếp nhận đủ lượng máu cần thiết, gây đau cột sống sau phổi, tức ngực, ho ra máu, chóng mặt,... thậm chí gây tử vong.
+ Viêm phổi: Bệnh khiến người mắc khó thở, đau nhói phía sau phổi, ho, sốt. Người bệnh cần được điều trị sớm viêm phổi để tránh các biến chứng nghiêm trọng.
+ Ung thư phổi: Đây là bệnh lý nghiêm trọng, có thể gây các cơn đau cột sống vùng phổi kèm theo các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau ngực, khàn tiếng, ho dai dẳng, ăn mất ngon, giảm cân. Theo thống kê, khoảng 25% người bệnh ung thư phổi bị đau lưng phía sau.
25% người mắc ung thư phổi bị đau lưng sau phổi
Đau sau lưng vùng phổi có phải là dấu hiệu của bệnh ung thư?
Đau sau lưng vùng phổi do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phổi. Thực tế cho thấy rằng, 25% người bệnh sẽ có triệu chứng đau lưng vùng phổi khi khối u ung thư phát triển tại phổi.
Phổi của chúng ta là cơ quan là cơ quan vô cùng quan trọng, được bảo vệ bởi khung sườn. Ở nhiều trường hợp, ung thư phổi có thể gây viêm màng phổi hoặc khối u phát triển lớn chèn ép lên cột sống, từ đó gây đau lưng. Do đó, khi bị đau sau lưng vùng phổi, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có biện pháp điều trị sớm và đúng cách.
Bị đau sau lưng vùng phổi phải làm sao?
Khi bị đau sau lưng vùng phổi phải, người bệnh không nên chủ quan mà hãy áp dụng ngay các biện pháp điều trị dưới đây:
Tự chăm sóc tại nhà
Trong trường hợp đau cột sống sau phổi không nghiêm trọng, bạn có thể tự điều trị tại nhà theo các cách sau:
- Nghỉ ngơi tại nhà: Trong nhiều trường hợp, khi người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi, cơn đau sau lưng vùng phổi sẽ được cải thiện rõ rệt. Do đó, bạn nên tránh nâng vật nặng hoặc tập thể dục quá mức. Sau một vài ngày khi cơn đau đã giảm, có thể hoạt động nhẹ nhàng trở lại.
Nghỉ ngơi giúp giảm đau lưng khá hiệu quả
- Chườm nóng và chườm lạnh: Chườm là biện pháp đơn giản giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau hiệu quả. Thông thường, người bệnh được đề nghị chườm lạnh ngay khi phát hiện cơn đau, sau 3 ngày thì chuyển sang chườm nóng. Phương pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp cơn đau lưng sau phổi do giãn dây chằng, chấn thương khi lao động, chơi thể thao. Tuy nhiên, trong quá trình chườm nên chú ý đến nhiệt độ túi chườm để tránh làm tổn thương da.
- Xoa bóp, massage: Biện pháp này giúp làm giãn cơ, tăng cường lưu thông máu, từ đó giảm đau hiệu quả.
- Sử dụng thuốc không kê đơn: Nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường như aspirin, ibuprofen, naproxen và acetaminophen để cải thiện cơn đau sau lưng vùng phổi. Tuy nhiên, bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Thay đổi thói quen sinh hoạt có thể giúp cải thiện cơn đau sau lưng vùng phổi. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:
- Tập thể dục thường xuyên: Mỗi ngày, bạn nên dành ra ít nhất 30 phút để đi bộ, đạp xe, bơi lội,... giúp tăng cường sức khỏe nói chung và sự dẻo dai, linh hoạt cho cột sống nói riêng. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng đau cột sống sau phổi hiệu quả.
- Tư thế ngồi, đứng đúng: Bạn nên đứng/ngồi thẳng lưng, từ đó giúp giảm đau cột sống hiệu quả.
- Không hút thuốc: Trong khói thuốc có nhiều chất không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là nicotine sẽ khiến tình trạng đau lưng ngày càng trầm trọng cũng như tăng tốc độ thoái hóa đĩa đệm. Điều này là do nicotine làm giảm lưu lượng máu và các dưỡng chất cung cấp cho đĩa đệm, lâu dần khiến đĩa đệm thoái hóa, dẫn đến đau lưng.
Bỏ hút thuốc lá giúp cải thiện cơn đau lưng sau phổi hiệu quả
Điều trị y tế
Khi cơn đau sau lưng vùng phổi ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là khi khi đau cột sống sau phổi đi kèm một số dấu hiệu như khó thở, thở gấp, ho ra máu, chóng mặt, mệt mỏi, đau một hoặc cả 2 bên cánh tay, chân, tê yếu các chi,... bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm. Thông qua các biện pháp chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ xác định được chính xác nguyên nhân gây đau cột sống, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Dùng dầu vẹm xanh
Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân dẫn đến cơn đau cột sống sau phổi chủ yếu đến từ chấn thương và các bệnh lý về cột sống (thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,...). Do đó, để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng đau lưng hiệu quả, nhiều người bệnh hiện nay đã kết hợp các biện pháp trên và sử dụng sản phẩm thiên nhiên chứa dầu vẹm xanh.
Dầu vẹm xanh là dược chất quý giá được chiết xuất từ loại sò lưỡi xanh sống ở biển. Loại dầu này rất giàu các dưỡng chất quan trọng, thiết yếu cho cột sống như: Omega 3, omega 6, glucosamine, canxi,... giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả, từ đó cải thiện cơn đau cột sống sau phổi rất tích cực. Ngoài ra, các nghiên cứu trên thế giới cũng đã chứng minh hiệu quả của dầu vẹm xanh giúp làm chậm quá trình thoái hóa, ngăn ngừa các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, đau lưng,... tái phát. Nhờ đó, người bị đau cột sống vùng phổi sẽ không phải chịu nhiều cơn đau khó chịu.
Dầu vẹm xanh - Nguồn dược liệu quý dành cho cột sống
Phương pháp phòng tránh đau sau lưng vùng phổi hiệu quả
Các cơn đau lưng vùng phổi rất khó để phòng ngừa tuyệt đối. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giảm nguy cơ đau lưng với một số biện pháp sau:
- Khi ngồi khoảng 1 giờ trước màn hình máy tính hoặc làm việc văn phòng, bạn nên đứng dậy đi lại khoảng 2 - 3 phút để cột sống được kéo giãn.
- Nâng vật nặng đúng cách, không mang vác đồ quá nặng.
- Nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều omega-3, giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, cột sống như cá hồi, sò vẹm xanh, tôm, cua,...
>> Xem thêm : Các bài viết tại Cốt Thoái Vương để biết thêm thông tin!
Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về nguyên nhân cũng như cách điều trị, phòng ngừa tình trạng đau sau lưng vùng phổi một cách chi tiết. Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết, đội ngũ tư vấn viên sẽ liên hệ để giải đáp cho bạn chi tiết và sớm nhất.