11 Nguyên nhân gây cơn đau thắt lưng và bụng dưới ở phụ nữ

Có nhiều nguyên nhân gây nên triệu chứng đau lưng và bụng dưới. Ngoài nguyên nhân do sinh lý như chu kỳ kinh nguyệt ra, còn do nguyên nhân bệnh lý về cơ quan sinh sản và cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh về cột sống, sinh sản như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, u xơ tử cung,...

Những cơn đau bụng dưới âm ỉ kèm đau thắt lưng không chỉ gây khó chịu cho chị em phụ nữ mà còn gây ra tâm lý lo sợ, băn khoăn khi không biết mình đang bị bệnh gì. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các bệnh lý gây đau thắt lưng và bụng dưới sau đây nhé!

bi-dau-bung-duoi-va-dau-ung-la-trieu-chung-benh-ly-cua-nu-gioi.jpg

Đau bụng dưới và đau lưng là triệu chứng liên quan đến nhiều bệnh lý ở nữ giới

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là một trong những nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng và bụng dưới phổ biến. Đây là bệnh lý gây viêm nhiễm cấp tính cơ quan sinh dục nữ, thường xảy ra ở phụ nữ quan hệ tình dục bừa bãi, người có tiền sử bệnh viêm vùng chậu, bệnh lậu, đặt vòng tránh thai,...

Viêm vùng chậu gây ra các tình trạng đau bụng dưới kèm theo đau lưng, đau vùng chậu, quanh háng,... Ngoài ra, còn kèm theo các triệu chứng như: Sốt, âm đạo ra dịch đục, có khi chảy máu âm đạo bất thường, âm đạo có mùi hôi,... Nếu không phát hiện và chữa sớm bệnh viêm vùng chậu sẽ để lại nhiều biến chứng và có thể vô sinh.

Chuẩn bị hoặc đang đến kỳ kinh nguyệt 

Triệu chứng đau thắt lưng và bụng dưới là dấu hiệu cảnh báo sắp tới kỳ kinh nguyệt của các chị em. Nguyên nhân là do trong những ngày này, tử cung của chị em co bóp mạnh để đẩy hết máu kinh ra ngoài và gây ra cơn đau bụng dưới và đau thắt lưng. Các cơn đau mỏi thường xuất hiện ở lưng dưới, gần hông kèm đau tức vùng bụng dưới gây khó chịu. 

chu-ky-kinh-nguyet-cung-la-nguyen-nhan-gay-dau-bung-duoi.jpg

Chu kỳ kinh nguyệt cũng là một trong những nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng và bụng dưới ở phụ nữ 

U xơ tử cung 

Đau thắt lưng và đau bụng dưới do u xơ tử cung cũng là hiện tượng nhiều chị em gặp phải. Khi trong tử cung của chị em xuất hiện các khối u với kích thước to nhỏ khác nhau sẽ gây ra các cơn đau tức vùng bụng và lưng. Bởi vậy, ngay khi có biểu hiện đau lưng dưới và tức vùng bụng kèm rối loạn kinh nguyệt, các chị em hãy đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm. 

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là căn nguyên gây đau bụng dưới và đau thắt lưng ở nữ thường gặp. U nang buồng trứng có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Từ các cô gái chưa chồng đến phụ nữ mãn kinh. Bệnh diễn ra khá âm thầm, hầu như không có biểu hiện rõ ràng nào. Triệu chứng thường gặp là đau bụng dưới âm ỉ kèm đau lưng nên thường làm chị em chủ quan, trường hợp khối u to sẽ gây chèn ép các cơ quan lân cận gây táo bón, tiểu khó,... Tuy nhiên, u nang buồng trứng thường lành tính trong độ tuổi sinh sản và tỷ lệ ác tính tăng dần theo tuổi của người phụ nữ. Cần phát hiện và chữa sớm bệnh u nang buồng trứng nhằm phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Viêm cổ tử cung

Là tình trạng cổ tử cung bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus làm người bệnh xuất hiện các bất thường vùng sinh dục như: Ra khí hư âm đạo nhiều, chảy máu và đau sau khi khi quan hệ.

Ngoài ra, người bị viêm cổ tử cung có thể cảm thấy đau bụng dưới kèm theo đau lưng, tuy nhiên triệu chứng đau không rõ ràng. 

nhiem-vi-khuan-vi-rut-o-co-quan-sinh-duc.jpg

Nhiễm vi khuẩn, virus ở cơ quan sinh dục gây nên bệnh lý viêm cổ tử cung

Phụ nữ đang mang thai 

Đau bụng dưới và đau thắt lưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo chị em phụ nữ đang mang thai. Lúc này có thể thai đang làm tổ trong buồng tử cung nên các chị em có cảm giác đau lâm râm vùng bụng, tức lưng dưới. 

Mang thai ngoài dạ con hay còn gọi mang thai ngoài tử cung, là hiện tượng thai không làm tổ trong tử cung. Bệnh gây ra tình trạng đau bụng dưới đau lưng, ra máu âm đạo bất thường, chậm kinh,... Thai ngoài tử cung là bệnh lý rất nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị sớm không chỉ có triệu chứng đau lưng và bụng dưới mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người phụ nữ.

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo cũng là 1 trong các nguyên nhân gây đau lưng, đau bụng dưới ở phụ nữ. Người phụ nữ bị viêm âm đạo sẽ xuất hiện tình trạng ngứa, ra nhiều khí hư, có khi chảy máu âm đạo. Nguyên nhân do vệ sinh kém, nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm đường sinh dục. 

Nhiễm trùng đường tiết niệu 

Khi đường tiết niệu bị viêm, nhiễm trùng cũng sẽ gây đau bụng dưới và đau vùng thắt lưng. Nguyên nhân sâu xa được cho là do tình trạng viêm lan từ hậu môn lên âm đạo và đến hệ tiết niệu như bàng quang, niệu đạo… Người bệnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu ngoài biểu hiện đau lưng và vùng bụng dưới sẽ có thêm triệu chứng đi tiểu nóng rát, nước tiểu lẫn máu, đục, ớn lạnh…

Viêm vùng tiểu khung

Viêm vùng tiểu khung gây ra triệu chứng đau bụng dưới bên trái và đau lưng, đau và chảy máu sau khi quan hệ tình dục, tiểu buốt, mệt mỏi và có các dấu hiệu nhiễm trùng khác như: Ra mủ âm đạo, sốt,...

Viêm vùng tiểu khung là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở đường sinh dục trên của người phụ nữ: Cổ tử cung, tử cung, vòi trứng và buồng trứng. Nguyên nhân gây bệnh do quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến cơ quan sinh dục bị nhiễm vi khuẩn. 

bi-dau-bung-duoi-co-the-do-viem-tieu-khung.jpg

Đau bụng đau lưng là triệu chứng gì? Rất có thể là do viêm vùng tiểu khung 

Sỏi thận

Sỏi thận là bệnh lý đường tiết niệu thường gặp, hay gặp ở nam giới nhiều hơn phụ nữ. Khi bị sỏi thận, người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng dưới bên phải và đau lưng, khó khăn khi tiểu tiện, và tùy vào vị trí của sỏi mà gây nên các triệu chứng khác nhau. 

dau-bung-duoi-dau-lung-la-canh-bao-gi.jpg

Đau bụng đau lưng là triệu chứng cảnh báo bệnh gì? Đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo bạn bị sỏi thận

Thoái hóa đốt sống thắt lưng

Đau bụng đau lưng là triệu chứng gì? Đây là dấu hiệu thường gặp ở những người bị thoái hóa đốt sống thắt lưng kèm theo các vấn đề về tiêu hóa. Thoái hóa đốt sống là bệnh xương khớp thường xảy ra ở người lớn tuổi, do các đốt sống bị lão hóa lâu ngày gây nên tình trạng đau lưng. Tuy nhiên, do cơn đau nghiêm trọng, dữ dội nên nhiều người cảm thấy cả đau vùng bụng dưới. Đau lưng có thể đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau dai dẳng khiến người bệnh không thể vận động hàng ngày một cách bình thường. Tuy thoái hóa đốt sống thắt lưng không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không chữa sớm thì sẽ để lại nhiều biến chứng khó lường, thậm chí là tàn phế suốt đời.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng 

Khi có cơn đau bụng dưới và đau thắt lưng dữ dội đi kèm với nhau rất có thể bạn đang mắc phải căn bệnh thoát vị đĩa đệm và bệnh lý tiêu hóa ví dụ như rối loạn tiêu hóa,... Đĩa đệm là nằm giữa 2 đốt sống kề cận của cột sống. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các bao xơ bị rách làm nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài gây nên tình đau lưng. Nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra ở vùng thắt lưng, người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng thắt lưng. Một số trường hợp cũng có thể cảm thấy khó chịu vùng bụng dưới. Cơn đau thường khiến người bệnh không thể ngồi, đứng lâu, không thể vận động mạnh, hay chơi thể thao. Thoát vị đĩa đệm có thể phát triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm đến thần kinh và vận động của người bệnh như: Tê bì, teo cơ, liệt tay chân.

thoat-vi-dia-dem-lam-tinh-trang-dau-bung-duoi-tro-nen-nghiem-trong.jpg

Thoát vị đĩa đệm làm tình trạng đau lưng dưới và bụng dưới thêm nghiêm trọng

Biến chứng bệnh lý cột sống

Khi thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, xẹp đốt sống tiến triển nặng, không được điều trị sớm sẽ gây cong vẹo, biến dạng cột sống, chèn ép lên bàng quang, tử cung và các bộ phận xung quanh cũng gây hiện tượng đau lưng dưới, khó chịu vùng bụng.  

Lời khuyên của chuyên gia khi bị đau bụng dưới và đau lưng

Dù là bị đau bụng dưới bên phải kèm đau lưng hay đau lưng đau bụng dưới bên trái thì chị em cũng không nên chủ quan. Vì đó có thể là dấu hiệu báo trước của những bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia có thể giúp ích cho chị em phụ nữ khi bị đau bụng dưới và đau lưng:

- Khi phát hiện gặp tình trạng đau bụng dưới bên trái/bên phải và đau lưng, chị em phụ nữ nên lưu ý và đến gặp bác sĩ ngay để thăm khám, phát hiện bệnh và có phác đồ điều trị bệnh phù hợp.

- Trường hợp bị đau bụng dưới âm ỉ kèm đau lưng do đến kỳ đèn đỏ, các chị em không cần phải hoang mang, mà có thể tự xử trí bằng cách chườm nước nóng, uống nước trà ấm. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn để làm dịu những cơn đau bụng dưới và đau lưng như: Paracetamol, diclofenac,... tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc tây vì có nhiều tác dụng phụ.

- Điều trị sỏi thận sẽ tùy vào tình trạng bệnh mà có các phương pháp điều trị khác nhau như: Dùng thuốc, tán sỏi, mổ lấy sỏi,...

Đối với những trường hợp có triệu chứng đau lưng và bụng dưới kèm tê bì tay chân, cơn đau lan từ thắt lưng xuống hông, cẳng chân, bàn ngón chân thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cột sống. Để cải thiện và phòng ngừa đau lưng tái phát do nguyên nhân này, người bệnh cần có biện pháp tăng cường sức khỏe cột sống, kết hợp sử dụng sản phẩm có chứa chất giảm đau, kháng viêm thực vật. Từ đó làm chậm sự tiến triển của bệnh, cải thiện tình trạng đau lưng và ngăn chặn bệnh tiến triển hiệu quả. 

Hiện nay, nhiều người lựa chọn sử dụng sản phẩm có chứa dầu vẹm xanh - một dược liệu quý rất giàu omega-3, canxi, magie, chondroitin,... giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, cột sống, làm chậm quá trình thoái hóa. Dầu vẹm xanh đã được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành thử nghiệm lâm sàng và kết quả cho thấy: Dầu vẹm xanh (Perra Viridis) rất giàu dinh dưỡng cần thiết cho sự chắc khỏe của hệ xương khớp. Bên cạnh đó, khi dầu vẹm xanh được kết hợp với các dược liệu quý như thiên niên kiện, nhũ hương, vitamin B1, B2, K2,... còn giúp cải thiện những cơn đau hiệu quả, chống viêm, tăng cường lưu thông máu,... Đồng thời, phục hồi chức năng vận động, tăng cường đề kháng cho cơ thể,..

con-vem-xanh.jpg

Vẹm xanh giúp cải thiện đau vùng thắt lưng hiệu quả

Các lưu ý để phòng ngừa đau tức bụng dưới và đau lưng hiệu quả

Tình trạng đau bụng dưới bên phải/bên trái và đau lưng tuy là triệu chứng thường gặp, nhưng nếu không phát hiện sớm và chữa bệnh kịp thời, triệu chứng đau lưng và bụng dưới có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Những lời khuyên dưới đây có thể giúp chị em phòng tránh tình trạng đau vùng thắt lưng và bụng dưới như:

  • Có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, không thức khuya, dùng chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá.

  • Vận động hợp lý kết hợp với nghỉ ngơi, thư giãn nhằm tránh căng thẳng, giảm stress.

  • Chị em phụ nữ cần vệ sinh vùng kín đúng cách, không thụt rửa quá sâu, dùng chất tẩy rửa mạnh.

  • Không mặc đồ lót quá chật, nên lựa chọn chất liệu dễ thấm hút, khô thoáng và thay mới đồ lót 4 tháng một lần.

  • Những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su cho mỗi lần giao hợp.

  • Đối với dân văn phòng, khi làm việc không được ngồi quá lâu, cần ngồi đúng tư thế, thường xuyên vận động để phòng tránh các bệnh về cột sống.

  • Khi bị đau bụng dưới và đau lưng trong chu kỳ kinh nguyệt, các chị em có thể chườm nóng, uống trà ấm hay nghỉ ngơi để giảm đau.

  • Cuối cùng, cần khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện sớm bệnh và điều trị hiệu quả. 

che-do-sinh-hoat-lanh-manh-co-the-phong-tranh-dau-vung-that-lung-hieu-qua.jpg

Một chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp phòng tránh đau vùng thắt lưng và bụng dưới hiệu quả

Trên đây là 11 lý do chính của triệu chứng đau lưng và bụng dưới cần phải ghi nhớ. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào về tức bụng dưới và đau lưng, chị em không được phép chủ quan mà cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa bệnh. Đồng thời, các chị em phụ nữ cần có một chế độ sinh hoạt lành mạnh nhằm phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm, cũng như nâng cao sức khỏe của bản thân. 

>> Xem thêm : Các bài viết tại Cốt Thoái Vương để biết thêm thông tin!

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến đau vùng thắt lưng và bụng dưới, các bạn có thể để lại bình luận, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp những câu hỏi của bạn.

Nguồn: 

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4926733/
  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16355918/
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2721934/