Thoái Hoá Cột Sống Có Nguy Hiểm Không? Những Biến Chứng Khôn Lường

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không là băn khoăn của rất nhiều độc giả hiện nay. Thực tế, bệnh thoái hóa cột sống không trực tiếp gây nguy hiểm cho tính mạng, nhưng lại có thể bại liệt vĩnh viễn nếu không được điều trị sớm, đúng cách. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu một số biến chứng nguy hiểm do thoái hoá cột sống gây ra để có cách phòng ngừa và điều trị đúng đắn nhé! 

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không - Biến chứng như thế nào? 

Biến chứng của thoái hoá cột sống cổ xảy ra khi chồi xương và các khối dịch keo thoát vị ngày càng phát triển làm chèn ép nghiêm trọng lên tủy sống cổ. Tuỳ thuộc vào sự phát triển của khối đĩa đệm và mỏm gai cột sống mà sẽ gây ra các biến chứng khác nhau. Cụ thể:

Hội chứng cổ - tủy sống: Người bệnh thường gặp phải biến chứng này khi các khối lồi đĩa đệm và các chồi xương gai phát triển theo hướng ra hai bên hoặc ở sau – bên. Ở một số trường hợp hiếm gặp, gai xương có thể sẽ phát triển ở vùng trung tâm cột sống hoặc ở cạnh – trung tâm cột sống tạo áp lực chèn ép lên tuỷ. Khi gặp biến chứng này người bệnh có thể bị rối loạn cảm giác, thậm chí liệt nửa người hoặc cả hai chân.

Hội chứng cổ - nội tạng (tim): Hội chứng này xảy ra khi cấu trúc cột sống bị sai lệch làm chèn ép lên dây thần kinh chi phối hoạt động của tim, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như đau tim đột ngột, rối loạn nhịp tim hoặc có cảm giác đau lan ra khắp vùng ngực.

Gây thiếu máu lên não: Bệnh thoái hoá đốt sống cổ có thể làm chèn ép lên rễ thần kinh, mạch máu khiến quá trình vận chuyển máu lên não bị tắc nghẽn gây thiếu máu não. Nếu não không nhận đủ oxy và dinh dưỡng sẽ làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Lâu ngày dẫn đến rối loạn tiền đình với biểu hiện mất thăng bằng, đau đầu, suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém, ngất xỉu, đột quỵ não…

Suy giảm thị lực: Một số trường hợp, người bị thoái hóa cột sống cổ sẽ xuất hiện các triệu chứng như sợ ánh sáng, mắt sưng đau, chảy nước mắt, tầm nhìn bị thu nhỏ, nặng hơn có thể bị mù.

Đau ngực: Khi các gai xương, khối thoát vị đĩa đệm chèn ép lên các rễ dây thần kinh của cột sống cổ số 6 – 7 gây ra triệu chứng đau vùng ngực hoặc đau dai dẳng ở một bên cơ ngực.

Thoái hoá cột sống cổ có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như gây thiếu máu lên não, hội chứng cổ - tủy sống, hội chứng cổ - nội tạng

Thoái hoá cột sống cổ có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như gây thiếu máu lên não, hội chứng cổ - tủy sống, hội chứng cổ - nội tạng

Biến chứng của bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng

Khi mắc bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng người bệnh có thể gặp một số biến chứng sau đây:

  • Cột sống bị biến dạng: Thoái hoá cột sống có nguy hiểm không? lâu ngày sẽ dẫn đến thoát vị đĩa đệm, xuất hiện gai xương hoặc xẹp lún đốt sống làm ảnh hưởng đến cấu trúc bình thường của cột sống. Ngoài ra, một số trường hợp để giảm đau đớn, người bệnh phải nghiêng về một phía hoặc cúi cong người, lâu ngày cũng làm cột sống bị cong vẹo, biến dạng. Biến chứng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng lớn đến công việc và hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

  • Chèn ép lên các dây thần kinh: Bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng sẽ chèn ép hoặc làm tổn thương các rễ thần kinh vùng mông và tứ chi… Nếu tình trạng bệnh kéo dài lâu ngày có thể gây đau nhức dữ dội, co cơ, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động chi dưới, teo chân hoặc bại liệt.

  • Cột sống và đĩa đệm bị tổn thương: Thoái hóa cột sống lâu ngày sẽ khiến cho các bộ phận của cột sống, suy yếu, dễ bị tổn thương. Thường gặp là sụn khớp bị bào mòn, đĩa đệm bị nứt, vỡ, xương đốt sống gãy, xẹp. 

  • Chùm dây thần kinh đuôi ngựa bị chèn ép: Tủy sống kết thúc ở phần trên của cột sống thắt lưng. Chùm đuôi ngựa là tập hợp các dây thần kinh ở phần cuối của tủy sống. Rễ thần kinh thuộc chùm đuôi ngựa chi phối vận động, cảm giác cho đôi chân và bàng quang. Khi các dây thần kinh này bị tổn thương sẽ gây rối loạn cảm giác, phản xạ vùng chân kém đi và mất kiểm soát tiểu tiện. 

Thoái hoá cột sống gây biến chứng mất kiểm soát tiểu tiện, teo cơ chân 

Thoái hoá cột sống gây biến chứng mất kiểm soát tiểu tiện, teo cơ chân 

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không -  Dấu hiệu nhận biết 

Thoái hoá cột sống có nguy hiểm không bạn có thể được nhận biết qua một số dấu hiệu cơ bản sau:

  • Triệu chứng thoái hoá cột sống cổ:

  • Có hiện tượng đau nhức, cứng cơ lưng, vai gáy và cổ vào mỗi buổi sáng, gặp khó khăn khi vận động cổ.

  • Cơn đau thường xuất hiện đột ngột ở mức độ nặng, kéo dài trong vài giờ hoặc có thể vài ngày, có khả năng lan xuống một bên vai hoặc cánh tay.

  • Có hiện tượng yếu, tê liệt bả vai, cánh tay hoặc ngón tay. Nếu nghiêm trọng có thể sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh tủy sống hoặc cột sống.

  • Triệu chứng thoái hoá cột sống thắt lưng:

  • Đau âm ỉ ở vùng thắt lưng, thường kéo dài trong nhiều tuần.

  • Cơn đau càng tăng lên khi người bệnh vận động, khuân vác, xoay người…

  • Hiện tượng đau nhức lan dần xuống chân, nếu trở nên nghiêm trọng có thể gây mất thăng bằng khi di chuyển hoặc tê liệt.

  • Người bệnh khó kiểm soát được ruột và bàng quang, kèm theo triệu chứng đau thắt cơ bắp.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng toàn thân khác kèm theo như thường xuyên nấc, ngáp, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, sốt, khó thở, co thắt dạ dày.

Các phương pháp chữa thoái hoá cột sống mà không cần dùng thuốc

Theo ý kiến từ các chuyên gia xương khớp, dùng thuốc giảm đau hay phẫu thuật đều không điều trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hoá cột sống, phương pháp dùng thuốc giảm đau chỉ mang tính chất tạm thời, khi không dùng thuốc cơn đau sẽ quay trở lại. Trên cơ sở đó, khi gặp các triệu chứng đau bất thường ở cột sống, người bệnh nên đến các cơ sở y tế hoặc các đơn vị chuyên khoa xương khớp uy tín để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời nhất.

Thay vì sử dụng thuốc giảm đau chứa nhiều rủi ro và tác dụng phụ, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp tác động khác để chữa thoái hoá cột sống hiệu quả hơn như: Châm cứu, vật lý trị liệu, massage, điều trị bằng siêu âm, kích thích điện, nắn chỉnh cột sống…

Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo thêm các phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hoá cột sống lưng bằng các sản phẩm từ dược liệu thiên nhiên, nổi bật nhất là sản phẩm có chiết xuất từ dầu vẹm xanh, có tác dụng ngăn tình trạng thoái hoá cột sống, cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức và giúp khôi phục khả năng vận động hiệu quả, nghiên cứu này đã được đăng tải trên diễn đàn khoa học nổi tiếng là Pubmed vào năm 2012.

Chế phẩm dầu vẹm xanh kết hợp với nhũ hương và thiên niên kiện.webp

Chế phẩm từ dầu vẹm xanh kết hợp cùng với thiên niên kiện, nhũ hương, glycine… giúp ngăn ngừa các biến chứng do thoái hoá cột sống gây ra

Sản phẩm có chiết xuất từ dầu vẹm xanh có hoạt tính sinh học cao, chứa nhiều omega 3, omega 6, canxi, các vitamin, axit béo không no, glucosamine, chondroitin, magie, glycine… kết hợp cùng với dược liệu như thiên niên kiện, nhũ hương giúp làm chậm quá trình thoái hoá cột sống, giảm đau hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, giảm thiểu khả năng tái phát bệnh và hoàn toàn không gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng.

Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn, thay đổi tư thế đi, đứng, ngồi… để cải thiện và ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh thoái hoá cột sống lưng.

Lời khuyên dành cho người bị thoái hoá cột sống

Thoái hoá cột sống có nguy hiểm không , mỗi người nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần để kiểm tra và phát hiện sớm các biểu hiện bất thường, để quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn. Khi phát hiện triệu chứng bệnh, cần chú ý một số vấn đề sau để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm kịp thời:

  • Kiểm soát cân nặng thường xuyên, duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý.

  • Tuân thủ và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị thoái hoá cột sống.

  • Thực hiện các bài tập yoga tốt cho cột sống, luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng tối thiểu 3 lần/ tuần.

  • Thiết kế chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và vitamin D, hạn chế các thực phẩm xấu như dầu, mỡ, đồ ăn nhanh…

  • Hạn chế tối đa các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê…

  • Luôn chăm sóc sức khỏe xương khớp và tạo thói quen chườm nóng tại các vùng cơ mỗi khi hoạt động mạnh, quá sức.

  • Giảm thiểu các công việc quá sức, nặng nhọc như khuân vác, kéo đẩy vật nặng…

Bài viết trên đã giải đáp cơ bản đầy đủ cho câu hỏi: “Đau cột sống lưng có nguy hiểm không?”, đồng thời đã nêu ra một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi mắc bệnh thoái hoá cột sống. Bênh thoái hoá cột sống có nguy hiểm không và thoái hoá cột sống lưng nếu không được phát hiện sớm và có phương pháp chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Vì vậy, người bệnh cần thăm khám thường xuyên để phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời khi bệnh mới khởi phát, tránh để lâu ngày có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hãy liên hệ với chúng tôi qua phần phản hồi dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết trong thời gian sớm nhất!

Nguồn tham khảo:

  • https://utswmed.org/medblog/5-signs-your-back-pain-might-be-emergency/

  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/back-pain/symptoms-causes/syc-20369906

  • https://www.spine-health.com/blog/my-lower-back-pain-serious