Hình ảnh X quang thoái hóa cột sống theo từng vị trí và Chẩn đoán

Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán thoái hóa cột sống hiệu quả, có độ chính xác cao. Căn cứ vào dấu hiệu thoái hóa cột sống trên X-quang, bác sĩ có thể đánh giá mức độ tổn thương, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cho từng trường hợp. Cùng tìm hiểu về các cách chụp X-quang nhận biết thoái hóa cột sống qua bài viết sau đây!

Các cách chụp X-quang chẩn đoán thoái hoá cột sống

Chụp X-quang là phương pháp được áp dụng phổ biến để chẩn đoán chính xác các bệnh lý bên trong cơ thể. Đặc biệt là các vấn đề về xương khớp, trong đó có thoái hóa cột sống. Dưới đây là các cách chụp X-quang chẩn đoán dấu hiệu thoái hóa cột sống hiện nay.

- Chụp đốt sống cổ C1, C2: Người bệnh nằm ngửa, há miệng. Lúc này, tia X sẽ chiếu từ trước ra sau, xuyên qua miệng để thu hình ảnh về mỏm nha và khớp đội trục. Từ đó phát hiện các dấu hiệu của thoái hóa cột sống cổ chính xác.

- Chụp chếch 3/4 cột sống cổ: Ở cách chụp này, cột sống cổ người bệnh được đặt thẳng, sau đó tia X sẽ được chiếu chếch một góc 45 độ để phát hiện dấu hiệu của thoái hóa cột sống. Và tình trạng chèn ép rễ thần kinh hoặc động mạch sống nền của cột sống cổ.

- Chụp ống tủy cản quang: Chất cản quang sẽ được tiêm vào ống tủy hoặc bao rễ thần kinh để phát hiện tình trạng hẹp tắc của ống tủy, u tủy, thoát vị đĩa đệm.

- Chụp cắt lớp vi tính: Phương pháp chụp này giúp chỉ ra các dấu hiệu thoái hóa cột sống lưng thông qua cơ chế tạo ra ảnh cấu trúc xương của cột sống. Thường được dùng để chẩn đoán u hoặc lao cột sống.

- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này cho hình ảnh rõ nét nhất về đĩa đệm, tủy, ống tủy, ống sống, hệ thống rễ thần kinh. Chụp MRI thường được sử dụng để chẩn đoán u tủy hoặc thoát vị đĩa đệm.

Chup-X-quang-co-the-phat-hien-dau-hieu-thoai-hoa-cot-song-mot-cach-chinh-xac.jpg

Chụp X-quang có thể phát hiện dấu hiệu thoái hóa cột sống một cách chính xác

Hình ảnh thực tế chụp X-quang cột sống ở từng vị trí

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp khá phổ biến, gây đau nhức, tê bì, làm giảm vận động, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Thông thường, cổ và thắt lưng là 2 vị trí dễ bị thoái hóa nhất. Chụp X-quang 2 vị trí này có thể phát hiện các dấu hiệu của thoái hóa cột sống chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Dưới đây là hình ảnh X-quang thoái hóa cột sống thắt lưngthoái hóa cột sống vùng cổ

Ảnh X-quang ở cột sống cổ

Đốt sống cổ có 7 đốt, đặc điểm như sau:

- Bề ngang đốt sống rộng, thân đốt nhỏ.

- Cuống sống dính vào mặt bên của thân đốt.

- Mỏm ngang có lỗ chứa động mạch sống xuyên qua. Đỉnh mỏm gai tách làm đôi (ngoại trừ đốt sống cổ số 7).

- Đốt sống cổ số 1 không có thân đốt sống.

- Đốt sống cổ số 2 thân nhỏ, phía trước thân nhô lên mỏm nha khoảng 1.5cm.

- Bên cạnh hệ thống các khớp liên mấu sống, cột sống cổ còn có khớp mấu bán nguyệt.

Dưới đây là hình ảnh phim X-quang thể hiện dấu hiệu của thoái hóa cột sống cổ:

Anh-X-quang-cot-song-co.jpg

Ảnh X-quang cột sống cổ

So-sanh-cot-song-co-binh-thuong-va-cot-song-co-da-bi-thoai-hoa

So sánh cột sống cổ bình thường và cột sống cổ đã bị thoái hóa

hinh-anh-chup-cot-song-co-chech-3-4.jpg

Hình ảnh chụp X-quang cột sống cổ chếch ¾

Hinh-anh-X-quang-chup-cot-song-co-thang-va-nghieng.jpg

Hình ảnh X-quang chụp cột sống cổ thẳng và nghiêng

Cot-song-co-bi-hep-dia-dem-va-dang-hinh-thanh-gai-xuong.jpg

Cột sống cổ bị hẹp đĩa đệm và đang hình thành gai xương

Ảnh X-quang ở cột sống thắt lưng

Cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống và có đặc điểm như sau:

- Thân đốt sống to, bề ngang rộng.

- Cuống đốt sống dày.

- Mỏm gai có hình chữ nhật.

- Mỏm ngang thắt lưng số 3 dài nhất.

Dưới đây là hình ảnh X-quang thể hiện dấu hiệu thoái hóa cột sống lưng:

Hinh-anh-cot-song-that-lung-khi-chup-thang-va-chup-nghieng.jpg

Hình ảnh cột sống thắt lưng khi chụp thẳng và chụp nghiêng

thoai-hoa-dot-song-l4-l5.jpg

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng L4 L5 chèn ép tủy sống

Hinh-anh-truot-ong-song-loi-dia-dem-chen-ep-than-kinh.jpg

Hình ảnh trượt ống sống, lồi đĩa đệm chèn ép thần kinh

Chụp X-quang cột sống giúp chẩn đoán các bệnh gì?

Chụp X-quang có thể phát hiện ra các dấu hiệu thoái hóa cột sống lưng hoặc nhiều bệnh lý khác, cụ thể:

Bệnh thoái hoá cột sống

Thoái hóa cột sống là bệnh lý khá phổ biến ở người trung niên. Nguyên nhân là do các bộ phận cấu thành cột sống bị suy yếu, sụn khớp mỏng dần, đĩa đệm xơ hóa, dễ tổn thương. Cấu trúc xương đốt sống lỏng lẻo, dễ bào mòn. Điều này khiến đĩa đệm phồng, lồi, dây chằng đốt sống bị kéo giãn và vôi hóa sát bờ đĩa đệm, hình thành các gai xương. Theo đó, khe đĩa đệm cũng dần bị hẹp lại do xương sụn bị thoái hóa.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ đĩa đệm bị rách khiến nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra chèn ép vào ống tủy và rễ thần kinh. Bệnh này thường gặp ở người phải ngồi trong thời gian dài như lái xe, nhân viên văn phòng, lễ tân,... Hoặc lao động nặng nhọc, quá sức. 

Dị dạng cột sống

Chụp X-quang cũng có thể phát hiện ra một số dị dạng cột sống như:

- Hở eo và gai cột sống: Tình trạng này xảy ra do tổn thương cột sống lưng trong quá trình lao động, dị tật bẩm sinh hay chế độ dinh dưỡng thiếu canxi.

- Dính 2 thân đốt: Là căn bệnh bẩm sinh, 2 thân đốt bị dính với nhau cả ở khe đĩa đệm và phần cung sau. Tuy nhiên, 2 thân đốt vẫn được bảo toàn nên không ảnh hưởng đến cấu trúc tổng thể của cột sống.

- Cong vẹo cột sống: Gai xương hình thành khiến trục cột sống bị lệch, một số đốt có thể xoay trục, biến dạng gây cong vẹo cột sống.

- Gù cột sống: Là hiện tượng phần cong về phía trước của lưng vượt quá mức quy định (cong hơn 45 độ).

Nguoi-bi-gu-do-mot-di-dang-cua-cot-song.jpg

Lưng có độ cong bất thường là biểu hiện của gù cột sống

Chấn thương cột sống

Một số tác nhân bên ngoài có thể gây tổn thương cột sống như: Tai nạn, lao động nặng, sai tư thế,... Một số tổn thương cột sống thường gặp bao gồm:

- Vỡ thân đốt sống.

- Xẹp thân đốt sống.

- Trượt đốt sống.

- Gãy mỏm ngang.

Bệnh viêm cột sống dính khớp 

Thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn là nữ giới. Bệnh có xu hướng dính khớp lan tỏa, vôi hóa các dây chằng và dính các khớp của cột sống với nhau.

Bệnh u tủy sống

Chụp X-quang có thể phát hiện các bệnh lý u tủy sống như: U trong tủy, u ngoài màng cứng, u trong màng cứng ngoài tủy.

Một số lưu ý cần biết trước khi chụp X-quang thoái hoá cột sống

Trước khi chụp X-quang phát hiện dấu hiệu thoái hóa cột sống lưng, người bệnh không cần đặc biệt chuẩn bị gì. Tuy nhiên, để quá trình chụp thuận lợi, bạn nên lưu ý một số điều sau:

- Cởi áo tại vị trí chụp X-quang để cho kết quả chính xác nhất.

- Tháo bỏ các vật dụng kim loại trên người như đồng hồ, điện thoại, móc chìa khóa,... trước khi chụp X-quang để tránh các vật dụng này cản trở tia X đi xuyên cơ thể.

- Nếu bác sĩ yêu cầu, người bệnh có thể được uống hoặc tiêm thuốc cản quang.

- Phụ nữ đang mang thai không nên chụp X-quang bởi có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, bạn nên thông báo cho bác sĩ biết trước nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.

Truoc-khi-chup-X-quang-ban-nen-thao-bo-cac-vat-dung-kim-loai.jpg

Trước khi chụp X-quang, bạn nên tháo bỏ các vật dụng kim loại

Sau khi có kết quả chụp X-quang, bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu thoái hóa cột sống thể hiện trên ảnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh có thể cần dùng thuốc, vật lý trị liệu hoặc một số biện pháp khác. 

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia khuyên người bị các bệnh về cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau lưng, đau dây thần kinh tọa,... nên sử dụng sản phẩm thảo dược có chứa dầu vẹm xanh kết hợp với các thành phần tốt cho xương khớp như thiên niên kiện, nhũ hương, magie, canxi,... giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, các thành phần này còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, thiết yếu cho cột sống, giúp cột sống luôn chắc khỏe, tăng cường khả năng vận động, làm chậm quá trình thoái hóa, ngăn ngừa cơn đau tái phát.

>> Xem thêm : Các bài viết tại Cốt Thoái Vương để biết thêm thông tin!

Dầu vẹm xanh được chiết xuất từ con vẹm xanh sống ở biển, đã được nghiên cứu rất nhiều ở trong và ngoài nước. Dầu vẹm xanh đã được Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu năm 2007 cho kết quả rất tốt, giúp giảm đau lưng hiệu quả mà không hề gây tác dụng phụ cho người sử dụng.

dau-vem-xanh-giup-cot-song-luon-chac-khoe

Dầu vẹm xanh giúp cột sống luôn chắc khỏe

Hy vọng với các thông tin về dấu hiệu thoái hóa cột sống trên X-quang trên đây đã giúp bạn giải đáp phần nào các thắc mắc liên quan đến bệnh lý vùng cột sống. Khi có dấu hiệu đau lưng, tê bì, khó vận động thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được phát hiện sớm các dấu hiệu thoái hóa cột sống và điều trị phù hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn, bạn hãy để lại bình luận phía dưới bài viết để được chúng tôi hỗ trợ sớm nhất nhé!