Đau Lưng Mỏi Gối: Nguyên Nhân, Cảnh Báo Bệnh Và Cách Điều Trị

Đau lưng mỏi gối là tình trạng thường gặp ở người già và đang có xu hướng trẻ hóa. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng đau lưng mỏi gối lại gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây đau lưng mỏi gối do đâu? Cách điều trị nào tối ưu nhất? Cùng xem chi tiết ở bài viết bên dưới.

Triệu chứng đau lưng mỏi gối là dấu hiệu của bệnh gì?

Theo khảo sát, có tới gần 90% trường hợp bị đau lưng mỏi gối là do bệnh lý xương khớp, còn lại là do các bệnh lý liên quan đến thận, suy nhược cơ thể. 

Các bệnh về xương khớp

Các bệnh lý về xương khớp, thoái hóa là nguyên nhân hàng đầu gây ra triệu chứng đau lưng mỏi gối. Các bệnh lý thường gặp đó là: 

Thoái hóa cột sống, khớp gối

Thoái hóa cột sống là nguyên nhân hàng đầu gây đau lưng hiện nay. Tùy vào mức độ thoái hóa, tổn thương tại cột sống mà các cơn đau có thể biểu hiện âm ỉ hoặc dữ dội. 

Thoái hóa khớp gối là tình trạng lớp sụn bọc hai đầu xương của khớp gối bị mòn dần, lượng dịch khớp giảm, lâu ngày dẫn đến lệch trục, biến dạng khớp gối gây đau mỏi khớp gối, đặc biệt là khi vận động.

Đau lưng mỏi gối là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc đồng thời các bệnh lý thoái hóa cột sống và thoái hóa khớp gối. 

Dau-lung-moi-goi-la-dau-hieu-canh-bao-cua-benh-gi.jpg

Đau lưng mỏi gối là dấu hiệu cảnh báo thoái hóa cột sống và thoái hóa khớp gối

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Đây chính là một trong số nguyên nhân gây đau lưng mỏi gối. Bởi khi đĩa đệm giữa 2 đốt sống thắt lưng bị tổn thương hoặc lão hóa, nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, khiến dây thần kinh bị chèn ép, dẫn đến các cơn đau buốt từ vùng lưng chạy dọc xuống mông, đùi, gối, và ngón chân. Nếu không chữa trị dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm còn dẫn đến teo cơ, hạn chế khả năng vận động, rối loạn cơ tròn,...  ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Đau dây thần kinh tọa

Đau lưng mỏi gối có thể là biểu hiện của đau thần kinh tọa. Khi các rễ dây thần kinh tọa bị tổn thương sẽ gây đau buốt từ vùng ngang cột sống thắt lưng, chạy dọc xuống mông, mặt sau của đùi, lan xuống đầu gối và các đầu ngón chân. Tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh mà cơn đau có thể đột ngột xuất hiện hoặc đau âm ỉ kéo dài trong nhiều ngày. Cơn đau sẽ trở nên tồi tệ hơn mỗi khi người bệnh cúi lưng, ho, hắt hơi hoặc ngồi.

Hẹp ống sống

Hẹp ống sống cũng là nguyên nhân gây đau lưng mỏi gối phổ biến nhưng được ít người biết đến. Tình trạng hẹp ống sống xảy ra ở vùng thắt lưng chèn ép vào chùm dây thần kinh ở phần cuối của tủy sống. Chùm dây thần kinh này chi phối vận động, cảm giác vùng chi dưới. Vì vậy khi các dây thần kinh này bị chèn ép sẽ gây đau lưng mỏi gối, tê bì tay chân. 

Hep-ong-song-that-lung-do-tinh-trang-thoai-hoa-cot-song-gay-ra.jpg

Hẹp ống sống thắt lưng làm tổn thương các dây thần kinh tọa gây ra tình trạng đau nhức cột sống lưng kèm mỏi gối 

Khối u cột sống

Mặc dù bệnh này khá hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Khi những khối u cột sống phát triển có thể chèn ép lên các rễ thần kinh gây đau lưng mỏi gối.

Chấn thương cột sống

Chấn thương cột sống lưng do va đập mạnh, té ngã,... dẫn đến cơn đau nhức lưng chạy dọc theo mông xuống gối và chân.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có thể gây ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận khớp trong cơ thể, bao gồm cả lưng và khớp gối. Ở người thường xuyên đi lại, vận động nhiều thì càng có nguy cơ cao bị đau lưng mỏi gối do viêm khớp dạng thấp.

Nhiễm khuẩn

Nếu tình trạng đau lưng xuất hiện đi kèm tê tay, mỏi gối thì rất có thể bạn đã gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn do Propionibacterium hoặc Coryne propinquum.

Khi lượng máu lưu thông đến các khớp xương bị giảm do một nguyên nhân nào đó, sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn này phát triển, gây ra sự biến đổi xương và tình trạng đau lưng mỏi gối.

Loãng xương

Ở những đối tượng có nguy cơ cao bị loãng xương như phụ nữ tiền mãn kinh, người cao tuổi hay chế độ dinh dưỡng thiếu hụt,... thường gặp phải tình trạng đau lưng mỏi gối, nhức xương khớp,...

Thận hư yếu

Khi chức năng thận bị suy giảm thường gây ra những cơn đau nhức ở mạn sườn, thắt lưng, mỏi gối. Kèm theo một số triệu chứng khác như: Mệt mỏi, tiểu nhiều vào ban đêm, phù, ngứa, thở nông,... 

Cơ thể bị suy nhược

Cũng giống như thận hư yếu, cơ thể suy nhược cũng là nguyên nhân dẫn đến đau nhức lưng mỏi gối. Bởi khi cơ thể mệt mỏi, thể trạng yếu khiến khí huyết khó lưu thông, gây ra triệu chứng gân cốt đau nhức và dễ bị tổn thương.

Suy-nhuo-co-the-nguyen-nhan-dan-den-xuong-bi-thieu-hut-dinh-duong.jpg

Cơ thể suy nhược là nguyên nhân gây đau lưng mỏi gối mà ít người chú ý

Các yếu tố làm tăng nguy cơ đau lưng mỏi gối

Bệnh đau lưng mỏi gối có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây ra, bao gồm:

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vitamin và khoáng chất: Khiến xương khớp, cột sống ngày càng suy yếu, không còn cứng chắc, dễ tổn thương, thoái hóa gây đau lưng, mỏi gối.
  • Thời tiết lạnh: Trái gió trở trời khiến cơ thể bị nhiễm lạnh cũng khiến cho triệu chứng đau lưng, mỏi gối xuất hiện thường xuyên.
  • Lao động quá sức: Làm việc quá sức, mang vác nặng cũng khiến khớp gối và cột sống chịu nhiều áp lực, lâu ngày sẽ gây đau lưng, mỏi gối.
  • Duy trì một tư thế quá lâu: Người thường xuyên ngồi nhiều, ít tập luyện thể thao dễ bị đau lưng, mỏi gối. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt sai tư thế thường xuyên cũng ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp gây đau lưng mỏi gối. 
  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể quá mức khiến cột sống và khớp gối chịu áp lực lớn hơn so với người có cân nặng ở mức bình thường. Nguy cơ dây thần kinh bị chèn ép và đau lưng, mỏi gối cũng cao hơn.
  • Phụ nữ sau sinh: Thống kê cho thấy, rất nhiều bà mẹ gặp phải tình trạng đau lưng trong tháng đầu sau sinh, có thể đi kèm với tình trạng mỏi gối. 

Cách chẩn đoán chính xác đau lưng mỏi gối

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra đau lưng mỏi gối, người bệnh cần được thăm khám trực tiếp và làm các xét nghiệm cận lâm sàng.

Thông thường khi khám sàng lọc, bác sĩ sẽ kiểm tra sức mạnh của cơ bắp và phản xạ của các dây thần kinh bằng cách yêu cầu người bệnh đi kiễng chân hoặc gót chân, đứng lên, ngồi xuống hoặc ngồi xổm liên tục. Nếu người bệnh thực hiện khó khăn thì có thể kết luận nguyên nhân gây đau lưng mỏi gối do bệnh xương khớp. Ngoài ra, để chắc chắn hơn, người bệnh có thể được chỉ định làm thêm một số phương pháp thăm dò cận lâm sàng như: Chụp X-quang cột sống lưng, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

Ngoài ra, nếu nghi ngờ nguyên nhân gây đau lưng mỏi gối không phải do xương khớp, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng thận,...

MRI-phuong-phap-chan-doan-hinh-anh-hien-dai.jpg

Chụp MRI giúp xác định chính xác nguyên nhân gây đau lưng mỏi gối

Tổng hợp các bài thuốc nam giảm đau lưng mỏi gối hiệu quả từ các thầy thuốc y học cổ truyền

Trước khi sử dụng thuốc nam để điều trị bệnh đau lưng mỏi gối, người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh thông qua các biểu hiện lâm sàng. Bởi mỗi nguyên nhân sẽ có những bài thuốc điều trị khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc đặc trị bệnh đau lưng mỏi gối đơn giản, dễ thực hiện người bệnh có thể tham khảo:

Giảm đau lưng mỏi gối do cơ thể suy nhược

Để làm giảm triệu chứng đau nhức lưng mỏi gối do suy nhược cơ thể gây ra, bạn có thể áp dụng ngay bài thuốc sau:

  • Chuẩn bị: A giao 120g, đẳng sâm 180g, hoàng kỳ 180g, táo nhân 120g, hà thủ ô 120g, sa nhân 30g, dâm dương hoắc 120g, kỷ tử 120g và đan sâm 120g.
  • Thực hiện: Để riêng quy giao, đem sao vàng tất cả các vị thuốc còn lại, sau đó tán thành bột, trộn chung với quy giao và mật ong. Viên tròn thành các viên nhỏ bảo quản trong lọ kín. Dùng 10g/lần và 2 lần/ngày.

Dau-lung-moi-goi-d0-suy-nhuoc-co-the-su-dung-bai-thuoc-nam-nao.jpg

Bài thuốc nam có công dụng điều hòa khí huyết giúp cải thiện tình trạng đau lưng mỏi gối

Giảm đau lưng mỏi gối do thận hư

Với trường hợp đau cột sống lưng mỏi gối do thận hư, để cải thiện người bệnh có thể áp dụng bài thuốc sau:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: Sa uyển tử 10g, đỗ trọng 20g, sơn dược 10g, tang ký sinh 15g, sơn dược 10g, nhục thung dung 10g, ngũ vị 5g, ngưu tất 10g và thỏ ty tử 10g.
  • Thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc trên đi sắc nước uống, 1 thang/ngày 

Bai thuốc 2:

  • Chuẩn bị: Xuyên tục đoạn 12g, kỷ tử 12g, đan sâm 15g, nữ trinh tử 15g, hoàng bá 12g, hoàng tinh 14g, đương quy 10g, cát căn 15g, hà thủ ô 10g, tang ký sinh 30g.
  • Thực hiện: Rửa sạch tất cả các vị thuốc trên và mang đi sắc thành thuốc uống. Mỗi ngày uống 1 thang.

Bai-thuoc-nam-chua-dau-lung-moi-goi-do-than-hu-yeu.jpg

Để áp dụng bài thuốc phù hợp, cần xác định được nguyên nhân gây đau lưng mỏi gối

Giảm đau lưng mỏi gối do bệnh xương khớp

Để giảm đau lưng mỏi gối do các bệnh lý liên quan đến xương khớp, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc sau:

  • Chuẩn bị: Đương quy 30g, thương truật 12g, can địa hoàng (sinh địa khô) 30g, can khương 10g, xuyên khung 12g, phục linh 20g, sinh khương 20g, bạch chỉ 12g, bạch thược 12g, bán hạ 12g, ma hoàng 16g, hậu phác 12g, và nhục quế 10g.
  • Thực hiện: Cho các vị thuốc trên vào ấm sắc thuốc, dùng uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang. Uống liên tục cho đến khi hết đau nhức.

Lưu ý các bài thuốc đặc trị đau lưng mỏi gối trên chỉ có tác dụng đối với trường hợp nhẹ. Và hiệu quả thường chậm nên người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc nếu xảy ra phản ứng bất thường hoặc bệnh có tiến triển nặng hơn thì hãy liên hệ ngay bác sĩ để được tư vấn tốt nhất. 

Bai-thuoc-nam-chua-dau-lung-moi-goi-do-nguyen-nhan-xương-khop.jpg

Có thể điều trị đau lưng mỏi gối do các bệnh lý xương khớp bằng các bài thuốc nam

Dùng chế phẩm từ sò vẹm xanh giúp cải thiện cơn đau hiệu quả

Các bài thuốc nam chữa đau lưng mỏi gối kể trên có tác dụng giảm đau khá tốt. Tuy nhiên, cách thực hiện phức tạp, không tiện dùng nên hiện nay nhiều người lựa chọn sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm vừa bổ sung chất dinh dưỡng cho cột sống, xương khớp chắc khỏe vừa giúp giảm đau, kháng viêm để ngăn ngừa đau lưng mỏi gối tái phát hiệu quả. Trong đó nổi bật là dầu vẹm xanh, một loại dầu được chiết xuất từ con sò vẹm xanh sống ở biển.

Một số ưu điểm phải kể đến khi sử dụng các chế phẩm của dầu vẹm xanh so với các phương pháp điều trị khác như:

  • Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cột sống như: Omega 3, omega 6, canxi, vitamin, khoáng chất,... giúp sụn khớp, cột sống chắc khỏe. 
  • Chứa chất giảm đau, kháng viêm tự nhiên nên an toàn và có tác dụng lâu dài.
  • Đã có nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh hiệu quả ức chế quá trình tiến triển bệnh xương khớp, giảm tình trạng thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa.

Dầu vẹm xanh đem lại những tác động đa chiều, đi sâu vào giải quyết nguyên nhân gây bệnh và giảm nhanh cảm giác đau nhức lưng mỏi gối của người bệnh. Đây là biện pháp điều trị bảo tồn không xâm lấn nên tương đối an toàn cho người sử dụng.

Đặc biệt khi kết hợp dầu vẹm xanh với nhiều thảo dược quý như thiên niên kiện, nhũ hương, vitamin và khoáng chất cần thiết sẽ giúp nâng cao sức khỏe cột sống, xương khớp. Đồng thời tăng hiệu quả giảm đau, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống, khớp gối.

Dau-vem-xanh-duoc-lieu-danh-cho-xuong-khop.jpg

Dầu vẹm xanh - Giải pháp từ thiên nhiên giúp cải thiện đau lưng mỏi gối hiệu quả

Cách phòng ngừa bệnh đau lưng mỏi gối cần lưu ý

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” do đó, việc phòng ngừa đau lưng mỏi gối là biện pháp cần thiết để tránh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. Một số biện pháp phòng ngừa bạn nên áp dụng để có một cột sống dẻo dai, xương khớp khỏe mạnh như: 

  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.
  • Duy trì các tư thế đúng khi làm việc. Nếu tính chất công việc phải ngồi nhiều, tốt nhất nên thả lỏng cơ thể đứng lên ngồi xuống hoặc đi lại nhằm giảm bớt áp lực lên đĩa đệm cột sống và cải thiện tình trạng đau cột sống lưng mỏi gối.
  • Không mang vác nặng, vận động quá sức.
  • Không nên đi giày cao gót thường xuyên. Nên lựa chọn giày bệt, giày thể thao.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để kéo giãn cột sống, xương khớp dẻo dai và cải thiện tình trạng đau lưng mỏi gối.
  • Ăn uống khoa học, đủ chất, bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, khoáng chất,...
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm dấu hiệu bất thường và can thiệp sớm nếu cần.

Tap-the-duc-giup-luu-thong-mau-va-thu-gian-xuong-khop.jpg

Vận động thường xuyên giúp xương khớp dẻo dai, tăng cường sức khỏe và làm chậm quá trình thoái hóa

Đau lưng mỏi gối có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý cột sống, xương khớp nghiêm trọng. Do đó, việc chủ động tìm hiểu về tình trạng này giúp cho người bệnh lựa chọn được phương pháp điều trị hợp lý, hiệu quả, tránh được nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Nếu bạn còn câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận phía dưới để được các chuyên gia giải đáp thêm.

Nguồn tham khảo:

https://www.buoyhealth.com/learn/pain-back-knee

https://www.verywellhealth.com/the-link-between-knee-pain-and-your-back-2696421

https://backpainproduct.com/symptoms-of-back-pain-and-fatigue/