Sáng ngủ dậy bị đau lưng dưới là triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vậy đau lưng khi ngủ dậy là biểu hiện của bệnh gì? Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới để được giải đáp nhé.
Tổng quan về tình trạng sáng ngủ dậy bị đau lưng dưới
Sáng ngủ dậy bị đau lưng dưới thường là do các vấn đề bất thường tại cột sống. Nguyên nhân là cột sống lưng giữ nguyên một tư thế nhiều giờ khiến lưu lượng máu giảm, co thắt cơ bắp. Tình trạng ngày sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn nằm sai tư thế.
Nếu bạn cảm thấy tình trạng sáng ngủ dậy bị đau lưng dưới dần cải thiện sau khi vận động tập một vài động tác đơn giản thì đừng quá lo lắng. Nhưng nếu cơn đau tái phát thường xuyên và ngày càng dữ dội thì cần đến cơ sở y tế để thăm khám, phát hiện và có hướng điều trị kịp thời. Theo khảo sát, có gần 90% trường hợp từng gặp phải tình trạng đau lưng dưới. Và khoảng ⅓ các trường hợp tiến triển thành đau lưng mạn tính do không được điều trị đúng cách, kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến đau lưng sau khi ngủ dậy
Nguyên nhân khiến sáng ngủ dậy bị đau lưng dưới có thể do sai tư thế, đệm quá mềm hoặc cứng, bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,... Cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây:
Ngủ không đúng tư thế
Các cơn đau cột sống khi ngủ dậy có thể xuất phát từ việc ngủ không đúng tư thế. Điều này khiến cột sống chịu nhiều áp lực, các bó cơ, dây chằng bị vặn xoắn gây đau nhức.
Cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn khi người bệnh ngủ ở tư thế nằm sấp, bởi cổ của bạn buộc phải lệch sang một bên để hít thở dẫn đến gia tăng áp lực lên các đốt sống cổ. Vì thế, hãy cân nhắc thay đổi tư thế ngủ để có giấc ngủ ngon, đảm bảo cột sống của bạn luôn khỏe mạnh.
Ngủ sai tư thế là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng bị đau cột sống khi ngủ dậy
Do nệm ngủ
Nệm ngủ cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống lưng khi ngủ dậy. Nếu nệm ngủ quá cứng, một số vị trí trên cột sống như cổ, thắt lưng không được nâng đỡ, khiến chúng luôn phải chịu áp lực trong thời gian dàu, tăng nguy cơ bị đau nhức và khiến cơn đau trở nặng hơn . Đệm quá mềm, lưng sẽ bị lún xuống khiến các cơ và khớp xương phải thực hiện nhiệm vụ nâng đỡ trong suốt thời gian ngủ, gây căng thẳng, về lâu dài có thể gây cong vẹo cột sống.
Thoái hoá cột sống thắt lưng
Khoảng 90% các trường hợp sáng ngủ dậy bị đau lưng dưới có liên quan đến bệnh thoái hóa cột sống. Đặc biệt là những người trên 30 tuổi. Hiện tượng đau cứng lưng vào buổi sáng dù âm ỉ hay dữ dội đều là dấu hiệu cảnh báo vấn đề bất thường tại cột sống thắt lưng. Bất cứ ai gặp phải hiện tượng này cũng cần chú ý, thăm khám sớm để có biện pháp kiểm soát bệnh kịp thời.
Bị đau cột sống âm ỉ khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sáng ngủ dậy bị đau lưng dưới. Thoái hóa cột sống lâu ngày không được chữa trị tích cực, hiệu quả hoặc chấn thương do tai nạn, lao động chính là căn nguyên chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
Tình trạng đĩa đệm thoát vị xảy ra khiến nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài, chèn ép lên các rễ dây thần kinh và gây đau lưng dưới. Cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng vào buổi sáng và về lâu dài có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau cơ xơ hoá
Đau cơ xơ hóa là tình trạng gây đau xương và co thắt cơ lan rộng khắp cơ thể. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng dưới khi ngủ dậy. Khi bị đau cơ xơ hóa, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ, suy giảm trí nhớ,... Đau cơ xơ hóa thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn.
Liên quan đến thai kỳ
Từ tuần thứ 8 của thai kỳ, các cơn đau lưng thường xuất hiện ở một số bà bầu. Do sức nặng của thai nhi tạo áp lực lên phần thắt lưng, dẫn đến căng cơ và gây ra cơn đau cột sống lưng khi ngủ dậy.
Hiện tượng sáng ngủ dậy bị đau lưng dưới sẽ xuất hiện thường xuyên hơn từ tháng thứ 5 đến khi sinh do thai nhi ngày càng phát triển lớn hơn. Đau lưng khi ngủ dậy do thai kỳ thường sẽ tự khỏi sau khi sinh.
Đau thần kinh tọa
Hiện tượng đau lưng sau khi ngủ dậy cũng có thể gặp ở người bị đau thần kinh tọa. Đặc điểm của cơn đau là âm ỉ, ê ẩm vùng lưng dưới, mông và hông. Sau đó thi thoảng sẽ có cơn đau nhói chạy dọc xuống chân. Cơn đau có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên gây hạn chế khả năng vận động và sinh hoạt của người mắc.
Hẹp ống sống
Sáng ngủ dậy bị đau lưng dưới cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh hẹp ống ống. Hẹp ống sống là hiện tượng khoảng không gian trong ống sống phần thắt lưng bị thu hẹp. Nguyên nhân có thể do đĩa đệm bị rách nhân nhầy tràn vào bên trong ống sống. Hoặc cũng có thể do các mỏm xương mọc chồi ra chèn vào tủy sống hoặc bó dây thần kinh chùm đuôi ngựa gây đau lưng dưới.
Hẹp ống sống là nguyên nhân phổ biến gây đau lưng dưới sau khi ngủ dậy
Vẹo cột sống
Đi, đứng, nằm, ngồi,… sai cách lâu ngày khiến các cấu trúc cột sống bị thay đổi gây đau lưng sau khi ngủ dậy, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất là hai bả vai có độ cao thấp không bằng nhau và người có xu hướng nghiêng về trước.
Một số nguyên nhân khác
Một số thói quen sinh hoạt không đúng khoa học như mang vác vật nặng quá sức, ngồi nhiều, lười vận động,... cũng là nguyên nhân gây đau cột sống lưng khi ngủ dậy thường gặp.
Các phương pháp giúp giảm đau lưng sau khi ngủ dậy hiệu quả
Sáng ngủ dậy bị đau lưng dưới là tình trạng khá phổ biến và sẽ thuyên giảm nhanh chóng nếu bạn áp dụng sớm các biện pháp điều trị như thay đổi tư thế ngủ, luyện tập thể dục thể thao đúng cách,...
Cụ thể:
Thay đổi tư thế ngủ và lựa chọn giường đệm phù hợp
Tư thế ngủ đúng sẽ giúp cột sống giảm áp lực và căng thẳng, cải thiện tình trạng sáng ngủ dậy bị đau cột sống lưng dưới hiệu quả. Điều này không chỉ giúp cột sống luôn khỏe mạnh mà còn giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ. Để hạn chế đau cột sống lưng khi ngủ dậy, nên nằm nghiêng hoặc ngửa khi ngủ, hạn chế tư thế nằm sấp. Nếu nằm sấp là tư thế ngủ bạn cảm thấy thoải mái nhất thì không cần thay đổi nhưng phải kết hợp đặt một chiếc gối dưới bụng và xương chậu, giúp giảm bớt áp lực ở lưng và nâng đỡ cột sống.
Tư thế nằm ngủ nghiêng, ngửa đúng cách để giảm đau lưng sau khi ngủ dậy
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục chính là giải pháp hiệu quả không chỉ giúp cải thiện cơn đau cột sống lưng khi ngủ dậy mà còn giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Một trong những bài tập thể dục tốt nhất mà người bệnh nên thực hiện chính là đi bộ. Việc đi bộ thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe cột sống, ngủ ngon hơn và ngăn ngừa tình trạng đau cột sống lưng khi ngủ dậy.
Nên thường xuyên thay đổi tư thế
Nếu tính chất công việc buộc phải ngồi thường xuyên, bạn hãy nhớ đứng lên và nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút làm việc. Việc này sẽ giúp cải thiện và phòng ngừa tình trạng đau cột sống lưng khi ngủ dậy, tăng khả năng linh hoạt và giảm bớt áp lực lên các khớp cơ.
Tạo thói quen kéo giãn cơ vào buổi sáng
Một trong những cách đẩy lùi cơn đau cột sống lưng khi ngủ dậy chính là tạo thói quen kéo giãn cơ ngay trước khi ra khỏi giường. Các bước thực hiện như sau:
- Nằm ngửa, vươn tay hết cỡ và duỗi thẳng chân.
- Sau đó, gập chân, đưa đầu gối về phía ngực và vòng tay ôm lấy chân.
- Lăn nhẹ cột sống lên, xuống khoảng 5-10 lần.
- Duỗi chân, giữ thẳng lưng và để yên trong vài giây.
- Ngồi dậy, đặt chân xuống đất rộng bằng vai và duỗi thẳng tay qua đầu.
- Kéo căng toàn bộ cơ thể ở cả hai bên.
Rời khỏi giường chậm lại
Không nên rời khỏi giường ngay sau khi ngủ dậy, thay vào đó hãy đợi 1-2 phút để cơ thể thích nghi. Điều này sẽ giúp hạn chế các cơn đau cột sống lưng khi ngủ dậy. Bạn nên nằm nghiêng, dùng lực ở tay để nâng cơ thể ngồi dậy. Sau đó, đặt chân xuống đất, rộng bằng vai và dùng sức mạnh ở chân để ngồi dậy. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng nên áp dụng biện pháp này để hạn chế cơn đau vùng thắt lưng.
Ngồi thư giãn 1-2 phút trước khi rời giường sẽ giúp bạn tránh được cơn đau nhức vùng lưng dưới
Tập luyện giúp giảm đau cột sống lưng khi ngủ dậy
Đây cũng là giải pháp hiệu quả giúp kiểm soát tốt các cơn đau cột sống lưng khi ngủ dậy được rất nhiều chuyên gia khuyến khích thực hiện. Một số động tác tập luyện giúp giảm đau lưng hiệu quả:
Plank
Tư thế tác động toàn bộ cơ thể, tăng cường sức mạnh cơ bắp, giảm căng thẳng và đau cột sống lưng khi ngủ dậy. Cách thực hiện:
- Nằm sấp, chống hai tay lên mặt đất sao cho khuỷu tay và vai tạo thành đường thẳng vuông góc với mặt sàn.
- Đầu cúi xuống, giữ cổ thẳng hàng với phần còn lại của cột sống và siết chặt bụng.
- Giữ tư thế trong vòng 30 giây hoặc lâu hơn.
Tư thế rắn hổ mang
Động tác yoga này có tác dụng giúp giảm giảm căng thẳng, cải thiện hiệu quả cơn đau cột sống khi ngủ dậy và tăng cường lưu thông máu. Từ đó, giúp bảo vệ cột sống luôn chắc khỏe. Cách thực hiện:
- Nằm sấp trên thảm, duỗi thẳng hai chân sao cho mũi bàn chân chạm sàn.
- Chống hai tay lên thảm, đặt song song ngay dưới ngực.
- Dùng lực ấn phần đùi và hông sát bề mặt sàn.
- Sử dụng lực từ bàn tay để nâng phần thân trên sao cho cơ thể được kéo căng hoàn toàn.
- Giữ hông thật chặt, vai kéo ngược về sau.
- Giữ nguyên tư thế trong 15-30 giây.
Người bị đau cột sống lưng khi ngủ dậy nên thực hiện tư thế rắn hổ mang thường xuyên
Tư thế uốn cong đầu gối
Các cơn đau cột sống lưng khi ngủ dậy sẽ giảm bớt khi thực hiện động tác này, cách tập như sau:
- Đứng thẳng, hai chân song song, rộng bằng vai.
- Ngồi xổm như đang ngồi trên ghế, giữ đầu gối một góc 90 độ.
- Trở lại động tác ban đầu, thực hiện 10 lần tư thế này.
- Lưu ý: Hít vào khi đứng dậy và thở ra khi uốn cong.
Thăm khám định kỳ
Nếu cơn đau cột sống lưng khi ngủ dậy trở nên nghiêm trọng và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khác, hãy tới gặp bác sĩ để thăm khám sớm để được tư vấn phương pháp điều trị. Thông thường, các bác sĩ có thể sẽ đề nghị một số loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid, giãn cơ, các loại kem hoặc gel bôi để làm dịu cơn đau.
Dùng dầu vẹm xanh
Với sự phát triển của y học hiện đại, đã có rất nhiều loại thuốc tân dược được ra đời nhằm giúp kiểm soát hiệu quả các cơn đau nhức do bệnh lý cột sống gây ra. Tuy nhiên, do đặc điểm của các bệnh lý cột sống là mạn tính, các cơn đau lưng tái phát thường xuyên, việc sử dụng các loại thuốc giảm đau kéo dài dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Bởi vậy, hiện nay nhiều người bệnh bắt đầu có xu hướng lựa chọn các chế phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên được bào chế với công nghệ hiện đại, dạng viên nén dễ bảo quản, tiện dùng.
Nổi bật trong số đó là sản phẩm chứa dầu vẹm xanh đã và đang nhận được sự tin tưởng của đông đảo người dùng trong gần 15 năm qua. Dầu vẹm xanh - dịch chiết từ con sò vẹm xanh sống ở biển có nhiều ưu điểm như:
- Chứa thành phần dinh dưỡng omega 3, glycosaminoglycans, canxi, vitamin D,... bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cột sống chắc khỏe. Đồng thời giúp làm chậm quá trình thoái hóa cột sống.
- Có chất giảm đau, kháng viêm thực vật giúp cải thiện và phòng ngừa đau lưng tái phát hiệu quả.
- Cải thiện, ngăn ngừa và phòng chống các biến chứng nguy hiểm.
- Tăng cường lưu thông máu, phục hồi chức năng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Với những công dụng trên, dầu vẹm xanh đã trở thành một trong những dược liệu quý được rất nhiều các chuyên gia bác sĩ trong và ngoài nước khuyên sử dụng. Sản phẩm có chứa dầu vẹm xanh đã được chứng minh hiệu quả giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các loại bệnh xương khớp, cột sống và đau thần kinh tọa tại viện Hàn Lâm khoa học và công nghệ Việt Nam vào năm 2007 với chủ đề “giải pháp mới điều trị thoái hóa cột sống”.
Giải pháp hiệu quả và an toàn để giảm bớt cơn đau vùng lưng dưới chính là sử dụng dầu vẹm xanh
Trên đây là nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng sáng ngủ dậy bị đau lưng dưới. Hy vọng đã giúp độc giả có thêm những thông tin hữu ích để kiểm soát tốt triệu chứng đau lưng và ngăn chặn tái phát hiệu quả. Nếu bạn còn có bất cứ băn khoăn nào liên quan đến tình trạng đau lưng, hãy để lại thông tin ở mục bình luận, đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm sẽ liên hệ giải đáp chi tiết sớm nhất.
>> Xem thêm : Các bài viết tại Cốt Thoái Vương để biết thêm thông tin!
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/lower-back-pain-in-the-morning#treatment
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324961#treatment
https://www.sleepfoundation.org/physical-health/waking-up-with-lower-back-pain