Đứng lâu bị đau lưng tuy không trực tiếp đe dọa đến tính mạng người mắc những có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng có thể gây teo cơ, tàn phế nếu không được điều trị đúng cách. Cùng tìm hiểu căn nguyên tự nhiên bị đau lưng ở nhiều người khi đứng lâu và cách cải thiện nhanh chóng, an toàn.
Đứng lâu bị đau lưng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm
Đứng lâu bị đau lưng - Coi chừng 5 bệnh lý nguy hiểm này!
Theo thống kê, 95% các trường hợp đứng lâu bị đau lưng có liên quan đến các bệnh lý cột sống. Tự nhiên bị đau lưng khi đứng lâu là dấu hiệu cảnh báo cột sống của bạn suy yếu, đã hoặc có nguy cơ cao bị tổn thương và có thể dẫn đến teo cơ, cong vẹo cột sống, liệt vận động nếu không xác định được chính xác căn nguyên và biện pháp xử trí sớm, đúng cách.
Lý giải cho hiện tượng nhiều người đứng lâu bị đau thắt lưng là do ở tư thế đứng, toàn bộ trọng lượng của phần trên của cơ thể sẽ dồn lên đốt sống, đĩa đệm của vùng thắt lưng. Hơn nữa, tư thế đứng lâu còn khiến cho các bộ phận của cột sống không hấp thụ được các chất dinh dưỡng, suy yếu, dễ tổn thương và gây đau. Dưới đây là 5 bệnh lý nguy hiểm gây ra hiện tượng đứng lâu bị đau lưng phổ biến hiện nay đó là:
Thoái hóa cột sống
Đứng lâu bị đau lưng trên hoặc dưới là dấu hiệu cảnh báo cột sống đang bị thoái hóa, suy yếu. Cột sống không còn cứng chắc, đĩa đệm đàn hồi kém, xơ cứng khiến mọi cử động không được trơn tru, dễ gây đau mỏi lưng. Thoái hóa cột sống thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên, 40-50 tuổi và ngày càng có xu hướng trẻ hóa, khi mà đối tượng sau 30 tuổi cũng có nhiều người mắc bệnh.
Thoát vị đĩa đệm
Thường xảy ra ở vị trí thắt lưng đặc biệt là đĩa đệm nối giữa đốt sống L5 và S1, chiếm gần 60% các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Sau đó là vị trí từ L3 đến L5 chiếm khoảng 20%, còn lại là L1-L3. Khi đứng quá lâu, đĩa đệm bị đè ép với lực lớn. Sau thời gian dài, bao xơ đĩa đệm có thể bị nứt, rách, khối nhân nhầy thoát vị ra ngoài, gây chèn ép các rễ thần kinh gây đau cột sống lưng. Mức độ đau nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ rễ thần kinh bị chèn ép nhiều hay ít. Trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ dây thần kinh tọa sẽ gây ra hiện tượng bị đau lưng dưới gần mông lan xuống đùi, cẳng chân, bàn ngón chân, kèm tê buốt, châm chích, cảm giác nóng rát vùng đùi.
Hẹp ống sống
Khi khoảng không gian trong ống sống bị thu hẹp vì một lý do nào đó ví dụ như thoát vị đĩa đệm hoặc gai cột sống sẽ chèn ép lên chùm dây thần kinh đuôi ngựa vùng thắt lưng sẽ gây ra hiện tượng đứng lâu bị đau lưng, tê mỏi. Tùy thuộc vào mức độ hẹp ống sống, chèn ép lên các rễ thần kinh mà tình trạng đau ở mỗi người là khác nhau. Trường hợp nặng, người bệnh không thể đứng nổi 5 phút hay chỉ đi được 3-4 bước thì không đi được nữa kèm theo cảm giác tê, yếu chi, bỏng rát một vùng da.
Căng cơ cạnh cột sống
Quanh cột sống có hệ thống gân cơ, dây chằng bao phủ dày đặc, khi đứng quá lâu sẽ khiến chúng bị co cứng và gây đau mỏi. Việc cột sống thắt lưng phải chịu tải trọng lớn để duy trì dáng đứng thẳng trong thời gian dài sẽ khiến nhóm cơ này bị căng quá mức khiến nhiều người bị đau lưng dưới gần mông. Khi thăm khám, sẽ sờ thấy các khối cơ này căng cứng, ấn vào các khối cơ sẽ thấy cơn đau tăng lên.
Viêm đốt sống đĩa đệm
Là tình trạng đốt sống, đĩa đệm bị viêm, nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập. Người bệnh có biểu hiện sốt, đau lưng dưới xảy ra nhiều vào ban đêm, khi đứng, mệt mỏi nhiều. Thường xuất hiện ở những người đã từng can thiệp thủ thuật ở cột sống, tiêm hoặc uống corticoid nhiều ngày, đái tháo đường, HIV,...
Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý nguy hiểm cũng gây ra hiện tượng đứng lâu bị đau lưng dưới gần mông ở nam và nữ giới. Đặc điểm của cơn đau do viêm cột sống dính khớp là đau, cứng cột sống lưng vào buổi sáng, mức độ đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện các động tác xoay, cúi, nghiêng người.
Ung thư cột sống
Thường xảy ra do các tế bào ung thư di căn từ cơ quan khác đến cột sống, gây đau lưng nhiều, đặc biệt là khi đứng. Cơn đau ngày càng dữ dội khi chèn ép lên rễ thần kinh và tủy sống, có thể lan xuống mông, chân, đi lại khó khăn.
Bệnh lý tại thận, niệu quản
Người mắc các bệnh lý như sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm cầu thận cấp,... cũng có thể gây ra tình trạng đau lưng khi đứng lâu. Kèm theo là các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt,...
Bệnh phụ khoa
Viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, rối loạn kinh nguyệt,... cũng có thể gây ra hiện tượng đứng lâu bị đau lưng dưới ở nữ. Đây là nguyên nhân đau thắt lưng ở phụ nữ dễ bị bỏ qua. Ngoài hiện tượng đau lưng, người bệnh còn gặp phải triệu chứng bất thường như chảy máu âm đạo khi chưa đến ngày “đèn đỏ”, đau tức bụng dưới, khí hư nhiều, mùi hôi,...
Cách xử lý khi đứng lâu thấy đau lưng
Để cải thiện tình trạng đứng lâu bị đau lưng, người bệnh cần thực hiện sớm các biện pháp như điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý, xoa bóp, dùng thuốc tây kết hợp sản phẩm chứa dầu vẹm xanh giúp tăng cường sức khỏe cột sống.
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt điều độ, hợp lý đóng vai trò rất quan trọng giúp người bị đau lưng khi đứng lâu cải thiện tình trạng này nhanh chóng. Sau đây là một số biện pháp có thể giúp giảm nhanh cơn đau lưng do đứng nhiều:
- Đứng đúng cách: Với những người có đặc thù công việc phải đứng lâu, nếu không thể thay đổi công việc thì nên đứng đúng tư thế, thay đổi tư thế đứng thường xuyên. Ngoài ra thi thoảng hãy đưa một chân lên trước hoặc đặt một chân lên ghế thấp, hay dựa vào các bục, cầu thang hoặc tường để giảm sức nặng cho lưng.
- Chế độ ăn uống: Thiếu chất dinh dưỡng cung cấp cho hệ xương khớp nói chung và cột sống nói riêng cũng là tác nhân làm tăng nguy cơ bị đau lưng. Cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể từ rau xanh, trái cây, hạn chế các loại thực phẩm gây hại cho xương khớp như nội tạng động vật, đồ ăn chế biến sẵn nhiều muối, thịt đỏ…
- Duy trì cân nặng: Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên cột sống cũng khiến cho cơn đau lưng xuất hiện nhanh hơn khi phải đứng lâu. Do đó, chúng ta cần giữ cho cân nặng hợp lý so với chiều cao, giảm áp lực cho cột sống.
- Tập thể dục: Những hoạt động thể dục như bơi lội, đạp xe, yoga, đi bộ,… rất tốt cho cơ thể. Chỉ cần dành ra 30 phút mỗi ngày để đi bộ hay bơi lội có thể giúp cho các khớp xương linh hoạt hơn, giảm tình trạng cứng khớp, khô khớp.
Đứng đúng tư thế để giảm đau lưng
Xoa bóp với dầu ô liu
Các nhà khoa học đã tìm ra oleocanthal trong dầu ô liu có tác dụng ngăn chặn cơ thể sản xuất ra các chất gây viêm tại cột sống và khớp. Chỉ cần dùng dầu ô liu ngâm muối xoa bóp vùng cột sống lưng bị đau, người bệnh sẽ cảm thấy được thư giãn và giảm cơn đau nhanh chóng.
Cách dùng dầu ô liu xoa bóp rất đơn giản, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện ở nhà để hỗ trợ làm giảm đau lưng khi đứng lâu. Cách sử dụng như sau:
- Trộn đều 30 thìa dầu ô liu với 15 thìa muối hạt, bảo quản trong hộp kín khoảng 3 ngày rồi đem ra sử dụng.
- Dùng một chút dầu ô liu ngâm muối xoa bóp vùng lưng bị đau mỗi khi thức dậy hoặc trước khi đi ngủ.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày cơn đau có thể cải thiện đáng kể.
Dùng thuốc tây
Khi cơn đau lưng dữ dội, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau, kháng viêm tây y. Một số thuốc thường được dùng trong điều trị cơn đau lưng khi đứng lâu như:
- Paracetamol hoặc các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen, naproxen.
- Thuốc giãn cơ: Để giảm sự khó chịu, đau nhức do co thắt cơ, có thể sử dụng các thuốc giãn cơ như tolperisone, decontractyl, myonal…
- Trường hợp cơn đau nặng, paracetamol hay các NSAIDs cũng không có hiệu quả giảm đau, bạn có thể được chỉ định corticosteroid đường uống hoặc đường tiêm.
Trường hợp đau lưng nặng do đứng lâu, người bệnh có thể được chỉ định tiêm corticosteroid
Dùng thuốc nam
Hiện nay, xu hướng lựa chọn các cây thuốc nam trong hỗ trợ điều trị đứng lâu bị đau lưng được rất nhiều người quan tâm. Các cây thuốc nam có nguồn gốc từ thiên nhiên, không có thành phần độc hại và tác dụng phụ. Ngoài ra, nhiều cây thuốc nam cũng đã được kiểm chứng, đánh giá qua thời gian nên được các chuyên gia khuyến khích sử dụng.
Một số cây thuốc nam được các chuyên gia khuyên dùng như thiên niên kiện, lá lốt, xương rồng, lá mướp… Theo các chuyên gia, tất cả các bộ phận của cây mướp đều mang lại tác dụng rất tốt cho cơ thể. Mướp giúp thanh nhiệt, giảm đau, tiêu viêm, giảm tê mỏi xương khớp rất tốt. Người bệnh có thể sử dụng bài thuốc từ rễ mướp, xơ mướp hoặc bổ sung món canh mướp vào thực đơn hàng tuần. Bài thuốc từ cây mướp cho bạn đọc tham khảo:
- Nguyên liệu: 40g rễ mướp, 40g xơ mướp, 9g mộc thông, 7g tỳ giải.
- Cách thực hiện: Đem tất cả sắc với 1 lít nước, chia thành 3 lần uống trong ngày.
Dùng chế phẩm từ sò vẹm xanh
Đứng nhiều bị đau lưng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nghiêm trọng của cột sống. Người bệnh cần có giải pháp khắc phục kịp thời để tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Chế phẩm từ dầu vẹm xanh chính là một sự lựa chọn vô cùng tuyệt vời cho người bệnh. Nghiên cứu tác dụng dầu vẹm xanh tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho thấy, khả năng giảm cứng khớp, sưng khớp, đau khớp và phục hồi khả năng vận động đạt hơn 70%.
Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy, chiết xuất vẹm xanh giúp giảm đáng kể cảm giác đau lưng, cải thiện chức năng vận động khớp. Điều này là do trong dầu vẹm xanh có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho cột sống như glucosamine, chondroitin, MSM, collagen…
Dầu vẹm xanh - Giải pháp cho người đứng lâu bị đau lưng
Đứng nhiều, đứng lâu bị đau lưng là một tình trạng sức khỏe cần được quan tâm. Bài viết trên đã giải đáp cho bạn đọc về những nguyên nhân dẫn đến đau lưng khi đứng lâu và cách khắc phục. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hay cần được tư vấn về sản phẩm có chứa chiết xuất dầu vẹm xanh, gọi ngay cho chúng tôi để biết thêm chi tiết!