Đau lưng sau khi sinh có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Căng thẳng, thay đổi hormon, tăng cân, loãng xương, viêm nhiễm,.... Việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh giúp cho mẹ biết cách phòng tránh cũng như khắc phục tình trạng này kịp thời. Đọc ngay bài viết dưới đây để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích về tình trạng này.
Nguyên nhân dẫn đến đau đốt sống lưng cuối sau sinh
Nghiên cứu cho thấy, có hơn 50% số phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng đau đốt sống lưng cuối. Tình trạng này xuất hiện sau thời kỳ sinh nở và có thể kéo dài 1-3 năm sau đó. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh?
Căng thẳng
Thông thường, các cảm giác như lo lắng, hồi hộp, căng thẳng có thể dẫn tới hiện tượng căng cơ, đau nhức, đặc biệt là vùng cơ lưng. Nhìn chung, các cơn đau do căng thẳng gây ra thường không đau dữ dội mà có tính chất dai dẳng, giãn cơ vùng lưng tăng dần theo thời gian.
Căng thẳng làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau cột sống sau sinh
Thay đổi tư thế
Việc tăng cân và dồn trọng tâm dần dần về phía bụng trước, nơi tập trung sự phát triển của thai nhi có thể khiến cơ thể dần điều chỉnh cách di chuyển và tư thế cho phù hợp. Việc này lặp lại trong thời gian dài có thể gây đau cột sống lưng sau sinh.
Thay đổi hormone
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ tồn tại một loại hormon là relaxin. Hormon này có vai trò trong việc nới lỏng, thư giãn các dây chằng và các khớp vùng xương chậu, giúp cho quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hormon này không mất đi ngay sau khi sinh mà còn tồn tại ở mức cao 3-4 tháng sau đó. Vì vậy, nhiều bà mẹ gặp phải hiện tượng đau lưng sau khi sinh do các dây chằng còn lỏng lẻo, mất ổn định cấu trúc cột sống, tăng nguy cơ viêm khớp, viêm dây chằng.
Tăng cân
Trong thời kỳ mang thai, cân nặng của người mẹ thường tăng lên đáng kể. Điều này làm cho cột sống của phụ nữ mang thai phải chịu một áp lực lớn khi vừa phải nâng đỡ trọng lượng cơ thể, vừa phải hỗ trợ trọng lượng em bé khi mang thai. Nguyên nhân gây đau đốt sống lưng cuối chủ yếu do hai yếu tố chính: Sự giãn các cơ thành bụng và sự chèn ép các mạch máu, dây thần kinh.
Loãng xương
Phụ nữ mang thai cần nhu cầu canxi lớn hơn bình thường, nếu không được cung cấp đầy đủ canxi có thể dẫn tới tình trạng loãng xương vi thể (là hiện tượng mất canxi trong các bè xương, khó phát hiện qua việc chụp X-quang thông thường). Hiện tượng này gây xẹp các đốt sống, gây đau ở phụ nữ có thai và cho con bú. Khi tuổi tác càng cao, quá trình thoái hóa đĩa đệm, cột sống càng diễn ra nhanh nên việc mang thai làm tăng nguy cơ bị đau đốt sống lưng cuối sau sinh ở những phụ nữ lớn tuổi và có nguy cơ loãng xương cao.
Loãng xương làm xẹp đốt sống, đẩy nhanh thoái hóa đĩa đệm
Bị viêm
Nhìn chung viêm là một phản ứng bảo vệ của cơ thể. Khi chịu tác động của các yếu tố bất lợi, cơ thể sẽ kích thích các phản ứng miễn dịch bằng việc giãn mạch, tăng lưu lượng máu, tăng sự hoạt động của các chất trung gian hóa học, các tế bào miễn dịch gây sưng, nóng, đỏ, đau. Đôi khi các phản ứng viêm quá mức có thể khiến người bệnh đau nhiều hơn, đặc biệt ở những tháng cuối thai kỳ và sau khi sinh.
Các biểu hiện đau lưng sau khi sinh thường khá đa dạng, có thể xuất hiện ở các khớp quanh vùng cột sống thắt lưng như khớp cùng chậu, khớp mặt bên,...
Cho con bú không đúng cách
Đôi khi, những thói quen nhỏ như tư thế cho con bú cũng là nguyên nhân đau cột sống sau sinh ở nhiều bà mẹ. Việc quá tập trung cho con bú nên thường xuyên ngồi gập người khiến cổ và cơ bắp bị căng mỏi, gây đau lưng. Tốt nhất, các mẹ nên ngồi thẳng người để làm giảm áp lực với cột sống, giảm tình trạng đau mỏi lưng.
Ngồi gập người nhiều khi cho con bú dễ làm phụ nữ bị đau đốt sống lưng cuối sau sinh
Giãn dây chằng
Sau khi sinh, các dây chằng vùng chậu có xu hướng lỏng lẻo, khiến cấu trúc cột sống trở nên kém ổn định, gây đau khi vận động, cúi người hay mang vác đồ. Các thay đổi này thường không biết mất nhanh chóng mà còn tiếp tục cho đến khi dây chằng trở nên dẻo dai hơn, cơ bắp hồi phục được sức mạnh.
Nhiễm lạnh
Thể trạng của phụ nữ sau sinh thường yếu hơn bình thường, dễ bị nhiễm bệnh và cảm lạnh do tổn thương khí huyết. Việc không được giữ ấm khiến mẹ dễ bị nhiễm lạnh, gây đau vùng lưng nói riêng và toàn cơ thể nói chung.
Thiếu canxi
Canxi tham gia vào cấu tạo của toàn bộ hệ xương khớp trong cơ thể. Đặc biệt, nhu cầu canxi ở phụ nữ có thai cao hơn người bình thường do một phần được cung cấp cho thai nhi. Nhưng nếu chế độ ăn uống không cung cấp đủ canxi, cơ thể có thể lấy từ mẹ để bù đắp cho con, khiến mẹ bị loãng xương và dễ bị đau lưng.
Do gây tê tuỷ sống
Gây tê tủy sống là kỹ thuật giảm đau cho các trường hợp mổ đẻ. Vị trí gây tê tủy sống nằm trong vùng thắt lưng nên có một số ít trường hợp phụ nữ sau sinh sẽ cảm thấy đau lưng trong tuần đầu tiên sau sinh.
Gây tê tủy sống trong mổ đẻ gây đau đốt sống lưng cuối sau sinh
Chấm dứt đau đốt sống lưng sau sinh với 9 cách sau
Có rất nhiều biện pháp được áp dụng để cải thiện đau đốt sống lưng sau sinh. Điều quan trọng là phải xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó lựa chọn được phương pháp cải thiện hiệu quả. Dưới đây là 9 cách chấm dứt đau cột sống sau sinh được nhiều bà mẹ tin tưởng.
Cho con bú đúng cách
Như đã nói ở trên, việc cho trẻ bú sai cách có thể dẫn tới đau lưng sau khi sinh. Vì vậy, mẹ nên ngồi sao cho đúng, nên chọn một tư thế thật thoải mái và tránh gập người quá lâu. Một số tư thế mà mẹ có thể áp dụng như:
-
Dựa người vào gối, hơi ngả lưng về phía sau, để bé nằm lên bụng và tì vào ngực mẹ để ti.
-
Nằm nghiêng người, đặt bé nằm trong lòng và hướng dẫn bé quay mặt vào bầu vú.
Nằm cho con bú giúp giảm đau đốt sống lưng cuối sau sinh
Nghỉ ngơi đầy đủ
Một trong những biện pháp hiệu quả nhất mà mẹ bỉm có thể áp dụng là nghỉ ngơi đầy đủ. Việc không vận động mạnh, nằm nghỉ tại chỗ làm giảm ảnh hưởng tới vết mổ, phục hồi sức khỏe cho mẹ bầu sau sinh. Tuy nhiên các mẹ cũng cần chú ý nghỉ ngơi đúng cách, không nên ngồi sai tư thế trong thời gian dài để giảm tình trạng đau lưng.
Chăm tập thể dục, thể thao
Nhìn chung, các bài tập nhẹ nhàng có tác dụng khá tốt cho sức khỏe các mẹ. Mẹ bỉm có thể tranh thủ tập yoga từ 20-30 phút mỗi ngày, các bài tập này không những nâng cao sức khỏe, giảm đau lưng sau khi sinh mà còn giúp lấy lại vóc dáng cực kỳ hiệu quả.
Mẹ bỉm nên tập các bài tập đơn giản như nghiêng hông, tránh các bài tập kéo giãn cơ quá mức như duỗi chân, tránh tình trạng đau lưng trở nên nặng hơn.
Luôn giữ tâm lý thoải mái
Người xưa đã nói “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Việc giữ được một tâm lý thoải mái, yêu đời là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để nâng cao sức khỏe cũng như tinh thần cho cả mẹ và bé.
Cải thiện chế độ dinh dưỡng
Thời kỳ mang thai và cho con bú, mẹ nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé. Một số khoáng chất, vitamin mẹ nên bổ sung nhiều như: Canxi, kẽm, sắt, vitamin C,... có nhiều trong các loại nấm, thịt bò, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, rau xanh, hoa quả,... Mẹ cũng nên nhớ uống đủ 2-2.5 lít nước mỗi ngày, gồm nước trắng, sữa, nước trái cây,...
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp giảm đau cột sống lưng sau sinh hiệu quả
Massage, bấm huyệt
Massage, bấm huyệt là một trong những biện pháp đả thông kinh mạch, tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp thư giãn cơ, giảm stress và tinh thần thoải mái hơn.
Mẹ bỉm có thể nhờ người thân hoặc đến các địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín để được thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu này. Tuy nhiên, chúng nên được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm lâu năm bởi việc bấm sai huyệt đạo không những không giúp cải thiện đau nhức, thư giãn tinh thần mà còn có thể làm nặng hơn tình trạng đau lưng của mẹ bầu.
Chườm nóng
Chườm nóng là biện pháp sử dụng các vật như khăn ấm, túi chườm ấm đắp lên vùng bị đau. Phụ nữ sau sinh có thể đắp khăn ấm trong khoảng 30 phút để làm giãn cơ, giãn dây chằng, tăng cường lưu thông khí huyết, từ đó làm giảm đau đốt sống lưng dưới sau sinh. Tuy nhiên, biện pháp này thường chỉ phù hợp với các trường hợp đau nhẹ.
Nếu cảm thấy đau nhẹ, bạn có thể chườm nóng để giảm đau
Dùng thuốc nam chữa đau lưng sau sinh
Mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ bằng thuốc nam là biện pháp được nhiều người tin dùng, trong đó phổ biến là việc sử dụng một số loại thảo dược như ngải cứu, lá lốt, lá ớt cay và dầu vẹm xanh.
Lá ngải cứu
Nghiên cứu cho thấy, trong ngải cứu chứa nhiều chất kháng khuẩn và tinh dầu, có tác dụng giảm đau mạnh.
Cách tiến hành:
-
Lá ngải cứu rửa sạch, để ráo nước.
-
Thêm muối hột rồi bắc lên chảo, rang nóng.
-
Bọc hỗn hợp lá ngải cứu đã rang bằng khăn vải mỏng, chườm lên vùng bị đau đến khi nguội thì làm lại.
Lá lốt
Lá lốt có vị cay, tính ấm, mùi thơm. Lá lốt có tác dụng kiện gân cốt, chỉ thống, trừ phong nên được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị đau lưng.
Cách tiến hành:
-
Ngâm rễ lá lốt trong 1 lít rượu trắng trong khoảng 1 tháng.
-
Đem rượu đã ngâm xoa bóp vùng lưng bị đau.
-
Nên duy trì việc làm này hàng ngày để thu được hiệu quả tốt nhất.
Xoa bóp bằng lá lốt ngâm rượu trắng giúp giảm đau nhức vùng lưng
Lá ớt
Theo y học cổ truyền, lá ớt là mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ cực kỳ hiệu quả.
Cách tiến hành:
-
Lá ớt rửa sạch, đem giã nát và sao nóng.
-
Thêm rượu trắng vào chảo, đun đến khi thấy mùi rượu bốc lên.
-
Lấy hỗn hợp trên bọc vào túi vải, đem xoa bóp vùng lưng bị đau.
-
Nên thực hiện liên tục trong 2 tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.
Dầu vẹm xanh
Nhìn chung, dầu vẹm xanh có tác dụng tốt trong việc cải thiện triệu chứng đau đốt sống lưng cuối sau sinh nói riêng và đau cột sống nói chung nhờ tác dụng:
-
Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho đốt sống.
-
Là chất giảm đau từ tự nhiên, có tác dụng giảm đau mạnh và an toàn cho người sử dụng.
-
Làm chậm quá trình thoái hóa cột sống.
Lưu ý là mẹ bỉm cần tuân thủ việc sử dụng chế phẩm từ dầu vẹm xanh theo thời gian dưới đây để có thể đem lại hiệu quả điều trị rõ ràng.
- Sau 5-7 ngày sử dụng: Các triệu chứng đau cải thiện rõ rệt.
- Sau 10-20 ngày sử dụng: Dễ dàng đi lại, vận động, sinh hoạt. Có thể ngủ ngon, không còn tỉnh giấc giữa đêm do đau.
- Sau vài tháng sử dụng: Không còn đau, đốt sống được phục hồi, xương khớp chắc khỏe.
Mẹ bỉm có thể dùng thêm chế phẩm từ dầu vẹm xanh để cải thiện cơn đau
Dùng phương pháp Tây Y chữa đau đốt sống lưng sau sinh
Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngày càng nhiều các phương pháp điều trị bằng Tây y được ra đời như: Dùng thuốc, sử dụng sóng cao tần, laser hay phẫu thuật. Tuy nhiên, mẹ bỉm không nên lạm dụng các phương pháp này để giảm đau lưng sau khi sinh do mỗi biện pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Việc dùng thuốc có thể gây ảnh hưởng tới trẻ do thuốc có thể được bài tiết qua sữa. Phẫu thuật lại có thể gây nguy hiểm cho mẹ do đây là một can thiệp ngoại khoa.
Nhìn chung, có nhiều biện pháp có thể áp dụng để giảm đau lưng sau khi sinh. Tùy vào mức độ đau và tình trạng thể lực của bản thân, các mẹ có thể áp dụng các biện pháp khác nhau. Nếu cần được tư vấn thêm, hãy để lại bình luận cho chúng tôi, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất có thể.
Nguồn tham khảo:
-
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8042807/
-
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3306025/
-
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1531555/