Triệu chứng đau lưng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm ở đốt sống lưng, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của người mắc. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh đau lưng này và các cách điều trị phù hợp.
Các vị trí hay bị đau lưng
Các cơn đau mỏi lưng xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau tùy thuộc vào nơi cột sống bị tổn thương, suy yếu. Vậy nên, để có phương pháp trị liệu phù hợp bạn cần xác định đúng các vị trí đau.
Đau lưng trên
Triệu chứng đau lưng mỏi lưng trên là gì? Cơn đau lưng trên thường bắt đầu từ vùng xương cột sống cổ đến cuối khung sườn, thường gặp nhất là khu vực đốt sống T1 – T12. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng trên là do hoạt động sai tư thế, bê vác nặng quá sức. Mặt khác đau lưng trên có thể là đôi khi liên quan đến bệnh lý tiềm ẩn như:
- Thoát vị đĩa đệm.
- Dây thần kinh bị chèn ép.
- Viêm xương khớp.
- Nhiễm trùng cột sống.
- Ung thư phổi.
Khi các bệnh lý này chèn ép hoặc làm tổn thương rễ dây thần kinh, thi thoảng người bệnh có thể gặp triệu chứng đau mỏi lưng trên, các cơn đau có thể khởi phát đột ngột rồi biến mất hoặc cũng có thể kéo dài và đi kèm cảm giác bỏng rát sau lưng, tê, ngứa,...
Đau lưng trên là dấu hiệu cảnh báo bệnh thoát vị đĩa đệm
Đau lưng giữa
Đau lưng giữa cũng là một trong những triệu chứng đau nhức lưng phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Nguyên nhân của bệnh này chủ yếu là do thói quen sinh hoạt sai tư thế, bị chấn thương giãn dây chằng, căng cơ. Tuy nhiên, đôi khi đau lưng giữa cũng liên quan đến một số bệnh lý như:
- Thoát vị đĩa đệm.
- Thoái hóa cột sống.
- Gãy xương kín.
- Vẹo cột sống bẩm sinh.
Dấu hiệu đau lưng giữa sống lưng có thể âm ỉ hoặc dữ dội kèm theo tức ngực, tê ngứa ở ngực hoặc tứ chi… gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày.
Đau lưng dưới
Đau lưng dưới hay còn gọi là đau thắt lưng cột sống. Thông thường bệnh này xảy ra do tiến trình lão hóa tự nhiên của xương khớp theo tuổi tác hay những người thường xuyên làm công việc mang vác nặng, dân văn phòng ngồi nhiều ít vận động.
Nguyên nhân của bệnh này là do chấn thương dẫn đến đau thắt lưng và đôi khi là liên quan đến một số bệnh lý như:
- Thoái hóa cột sống thắt lưng.
- Thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
- Cong vẹo cột sống bất thường.
- Hẹp ống sống.
- Đau thần kinh tọa.
- Đau cơ xơ hóa.
Triệu chứng đau lưng dưới có thể do chấn thương cơ hoặc dây chằng
Đau lưng trái hoặc phải
Triệu chứng đau ngang lưng chỉ một bên trái hoặc phải là dấu hiệu nhận biết rễ thần kinh phía bên nào bị tổn thương. Ngoài nguyên nhân do tuổi tác, nghề nghiệp, đau lưng trái hoặc phải còn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác. Một vài nguyên nhân gây đau lưng bên trái hoặc phải đó là:
- Phình lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm.
- Thoái hóa cột sống, gai cột sống.
- Viêm đường ruột.
- Suy thận, thận hư.
- U xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau lưng bên phải hoặc trái mà lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Tình trạng đau lưng trái, phải có thể thuyên giảm nếu tuân thủ chế độ nghỉ ngơi hợp lý, chườm đá lạnh và sử dụng thuốc chống viêm steroid đúng liều. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng đau lưng kéo dài thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế đủ điều kiện để thăm khám và điều trị sớm.
Triệu chứng đau lưng cảnh báo những bệnh gì?
Triệu chứng đau lưng là bệnh gì? Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng nhức lưng mệt mỏi, đã kéo dài nhiều ngày thì có thể cho thấy bạn đang mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như: Thoát vị đĩa đệm lưng, thoái hóa cột sống lưng, gai cột sống,... Dưới đây là chi tiết các nguyên nhân gây đau lưng điển hình
Thoát vị đĩa đệm lưng
Nếu bạn đang thắc mắc: “Triệu chứng đau lưng là bệnh gì?” thì chắc chắn không thể bỏ qua nguyên nhân thoát vị đĩa đệm. Triệu chứng hay bị đau lưng kéo dài là dấu hiệu cảnh báo của bệnh thoát vị đĩa đệm lưng mà có thể bạn không để ý và dễ bị nhầm lẫn với đau lưng do căng cơ thông thường. Bởi bệnh thoát vị đĩa đệm lưng xảy ra khi thay đổi tư thế đột ngột, mang vác quá sức hoặc sai tư thế khi chơi thể thao làm cho đĩa đệm bị rách. Từ vết rách đó, nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép rễ thần kinh, tạo ra cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội liên tục ở vùng thắt lưng (lưng dưới). Bệnh này gây ra những cơn đau đớn dữ dội, khó khăn khi vận động và có thể dẫn đến bại liệt suốt đời.
Triệu chứng đau nhức lưng cảnh báo bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống
Thoái hóa cột sống lưng
Khi xuất hiện triệu chứng đau lưng kéo dài rất có thể bạn đang mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng. Đây là bệnh lý xương khớp mạn tính, xảy ra khi đĩa đệm bị giảm tính đàn hồi, xơ cứng và cấu trúc xương đốt sống xốp, sụn khớp không còn cứng chắc. Bệnh thoái hóa cột sống lưng thường tiến triển âm thầm, rất khó phát hiện sớm. Hầu hết các trường hợp phát hiện khi đã có tổn thương thực thể tại các bộ phận của cột sống, ví dụ như đĩa đệm bị nứt rách, xuất hiện các mỏm xương ở rìa đốt sống.
Gai cột sống làm đau lưng
Gai cột sống là tình trạng ở rìa các đốt sống mọc ra những phần xương chìa ra như gai, cọ sát với các đốt xương khác hoặc phần mềm xung quanh sẽ gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu. Thông thường, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói vùng cột sống khi đứng lên, cúi lưng, di chuyển. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị sớm, sẽ lan khiến các cơn đau chạy xuống hai bên đùi, chân và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Đau dây thần kinh tọa
Khi được hỏi “triệu chứng đau lưng là bệnh gì?”, câu trả lời chắc chắn không thể thiếu căn bệnh đau dây thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa được đặc trưng bởi cơn đau từ thắt lưng chạy xuống hông, sau đó là ra phía sau của chân. Đi kèm với đó là cảm giác tê nóng, cảm giác rát ở khu vực bị đau, nhất là vùng thắt lưng.
Hẹp ống sống lưng
Đau lưng là biểu hiện của bệnh gì? Khi bị triệu chứng đau lưng kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của bệnh hẹp ống sống lưng. Bệnh hẹp ống sống lưng chủ yếu do gai xương phát triển hoặc thoát vị đĩa đệm khiến nhân nhầy thoát ra ngoài tràn vào ống sống gây hiện tượng hẹp ống sống. Hẹp ống sống thắt lưng gây đau ở vùng thắt lưng và sau đó là đau lan xuống đùi, chân. Nếu không điều trị đúng cách kịp thời, có thể khiến người bệnh phải chịu đau đớn và nghiêm trọng hơn là có thể bị liệt.
Vẹo cột sống
Vẹo cột sống gây ra triệu chứng đau ngang lưng và thường khởi phát ở người trưởng thành. Hai biểu hiện phổ biến của vẹo cột sống là đau thắt lưng và cứng khớp. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thoái hóa đĩa đệm, sụp lún các đốt sống. Do vậy, đi kèm với các cơn đau lưng là tê buốt chân, vận động khó khăn. Để điều trị bệnh lý này, bạn cần hình thành thói quen ngồi thẳng lưng và áp dụng một số bài tập trị liệu.
Xẹp đốt sống là nguyên nhân hàng đầu gây cong vẹo cột sống
Cột sống có khối u
Thêm một lý do làm bạn gặp phải triệu chứng đau lưng nữa đó chính là cột sống có khối u. Đây là trường hợp khá hiếm gặp, nhưng không phải không thể xảy ra. Khi vùng cột sống lưng xuất hiện khối u sẽ tạo ra áp lực lên cột sống và làm tổn thương tủy sống gây đau từ âm ỉ đến dữ dội. Do đó, người bệnh cần phát hiện phát hiện và điều trị sớm để tránh trường hợp khối u di căn.
Bị loãng xương ở tuổi già
Loãng xương ở tuổi già là một bệnh lý phổ biến và là quy luật lão hóa tự nhiên của tuổi tác mà không thể thay đổi. Loãng xương làm cho xương trở nên yếu, giòn, dễ gãy hơn và dễ dẫn đến các cơn đau lưng dữ dội hơn.
Bạn không nên chủ quan khi có dấu hiệu đau lưng, hãy chủ động đi khám ngay nếu xuất hiện một số dấu hiệu như: Đau lưng kèm sốt, giảm khả năng vận động, sụt cân không rõ nguyên nhân, thường xuyên đau mỏi khi ngủ dậy,... Vì rất có thể bạn đang mắc một số bệnh lý khác như: Viêm cột sống dính khớp, viêm thân sống đĩa đệm, lao cột sống, ung thư di căn cột sống, viêm tủy hay chèn ép tủy cấp.
Loãng xương làm cho xương trở nên yếu, giòn, dễ gãy hơn và gây đau lưng dữ dội
Đau lưng do chế độ sinh hoạt, tuổi tác
Một số nguyên nhân cũng làm tình trạng đau lưng trở nên trầm trọng và ngày càng phổ biến hơn như: Quá trình lão hóa tự nhiên do tuổi cao, lao động, sinh hoạt mang vác nặng, sai tư thế lâu ngày, béo phì, chấn thương cột sống,... Người bệnh cần phát hiện sớm và có hướng xử lý kịp thời.
- Thoái hóa tự nhiên: Tuổi già làm cho quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra nhanh hơn, chức năng cột sống suy giảm và cũng khiến cho các triệu chứng đau lưng xuất hiện nhiều hơn.
- Ngồi nhiều, ít vận động: Đây là nguyên nhân chính khiến các bộ phận của cột sống không lấy được chất dinh dưỡng, ngày càng suy yếu, do vậy càng dễ bị đau lưng và quá trình lão hoá diễn ra nhanh hơn.
- Thừa cân, béo phì: Tình trạng này gây tăng áp lực lên lưng, từ đó dẫn đến đau cơ lưng.
- Lưng bị chấn thương: Một số chấn thương lưng như bong gân, căng cơ có thể dẫn đến nhức lưng.
- Hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên: Đây cũng nguyên nhân làm tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng đau nhức lưng vì có thể làm giảm lưu lượng máu đến cột sống và làm tăng nguy cơ loãng xương do có thể bị ức chế hấp thụ canxi hoặc canxi bị ứ đọng trong máu.
Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá làm triệu chứng đau lưng trầm trọng hơn
Bị đau nhói ở lưng khi nào nên đi khám?
Để xác định rõ triệu chứng đau lưng là bệnh gì, tốt nhất người bệnh nên sắp xếp đi khám tại cơ sở có chuyên khoa cơ xương khớp. Đặc biệt, nếu người bệnh bị đau vùng thắt lưng dữ dội, lan xuống các bộ phận khác dẫn đến tê chân hoặc mất kiểm soát tiểu tiện thì cần đi khám ngay.
Ngoài việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm hoặc chẩn đoán chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh như:
- Chụp X-quang để phát hiện các dấu hiệu viêm khớp hoặc gãy xương.
- Chụp MRI hoặc CT giúp chẩn đoán các vấn đề ở đĩa đệm, đốt sống, mô, gân, dây thần kinh, dây chằng, mạch máu, cơ và xương và các khối u bất thường.
- Điện cơ hoặc EMG để phát hiện sự chèn ép dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống.
Lưu ý, việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiến triển nặng và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm như bại liệt, mất khả năng vận động, mất kiểm soát tiểu tiện. Đồng thời, phát hiện sớm cũng giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, rút ngắn thời gian điều trị và tiết kiệm chi phí tối ưu.
Chụp MRI, CT để phát hiện bệnh thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống
Các phương pháp làm giảm triệu chứng đau lưng
Đau lưng là bệnh lý nếu không được điều trị ngay có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh. Vậy làm sao để giảm triệu chứng đau lưng? Dưới đây là một số phương pháp làm giảm đau hiệu quả:
Dùng thuốc giảm đau
Khi xuất hiện triệu chứng đau lưng sau khi mang vác nặng, chơi thể thao hay do bệnh lý cột sống bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Thường dùng là thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, có tác dụng cắt cơn đau ngay tức thì. Tuy nhiên, vì hiệu quả giảm đau nhanh nên không ít người có thói quen lạm dụng thuốc, tự ý tăng liều lượng khi chưa được chỉ định từ bác sĩ. Mà thuốc chỉ có tác dụng xoa dịu cơn đau tạm thời, nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa, tổn thương gan, thận,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn trạng.
Dầu vẹm xanh - Giải pháp điều trị đau lưng hiệu quả
Dầu vẹm xanh từ lâu đã được biết đến là dược liệu thiên nhiên quý hiếm chứa nhiều thành phần bổ dưỡng như protein, khoáng chất, enzym, vitamin, omega 3,... Dầu vẹm xanh có hoạt tính sinh học cao, giúp chống viêm, chống oxy hóa và tăng cường độ chắc khỏe của xương khớp.
Theo kết quả kiểm nghiệm lâm sàng tại Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam cho thấy, chiết xuất dầu vẹm xanh có tác dụng:
- Giảm đau, giảm sưng khớp, cứng khớp.
- Phục hồi khả năng vận động khớp lên đến 70%.
Đặc biệt, chưa có người bệnh nào gặp phản ứng phụ với dầu vẹm xanh. Chính vì vậy, dầu vẹm xanh là giải pháp hỗ trợ điều trị đau lưng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Dầu vẹm xanh hỗ trợ điều trị đau lưng, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm hiệu quả, an toàn
Chế độ sinh hoạt, lao động
Để đạt được hiệu quả điều trị tốt ngoài việc áp dụng các phương pháp đã kể trên, bạn cũng nên thay đổi chế độ sinh hoạt và lao động như dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao,...
Có thời gian nghỉ ngơi
Nếu bạn thường xuyên xuất hiện các triệu chứng đau nhức lưng kéo dài và nghiêm trọng, thì tốt nhất bạn nên dành thời gian nằm nghỉ ngơi thư giãn nhiều hơn. Hạn chế làm các việc nặng hoặc tránh một số tư thế không tốt như cúi người thấp, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.
Nghỉ ngơi tại chỗ giúp giảm các cơn đau lưng hiệu quả
Chườm nóng/lạnh
Khi triệu chứng đau lưng mệt mỏi hoặc đau lưng kéo dài đi kèm sưng viêm thì sử dụng phương pháp chườm nóng hoặc lạnh là cách giảm đau lưng tại nhà đơn giản và đem lại hiệu quả tức thì. Nguyên tắc khi áp dụng phương pháp này đó là 1-2 ngày đầu chườm lạnh để làm tê vùng lưng bị đau, co mạch, giảm chảy máu. Từ ngày thứ 3 nên chườm nóng để cột sống được thư giãn. Lưu ý không thực hiện quá 20 phút đối với phương pháp này dù là chườm nóng hay chườm lạnh.
Hạn chế mang giày cao gót
Giày cao gót là món phụ kiện không thể thiếu của phụ nữ. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau lưng vì khi mang giày sẽ làm gia tăng áp lực lên cột sống thắt lưng. Do vậy, chị em hãy hạn chế mang giày cao, thay vào đó là những đôi có độ cao vừa phải.
Tập luyện thể dục, thể thao
Đôi khi triệu chứng đau lưng xuất hiện chỉ đơn giản là do bạn hoạt động quá sức hoặc sinh hoạt sai tư thế. Những lúc này bạn nên nghỉ ngơi thư giãn. Khi đã bớt đau, bạn nên áp dụng một số bài tập vận động tốt cho xương khớp nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi,... Bạn nên hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày với bài tập phù hợp để cột sống luôn khỏe mạnh.
Tập yoga giúp cột sống dẻo dai và tăng cường sức khỏe xương khớp
Chỉnh lại tư thế khi ngủ
Có không ít người gặp triệu chứng đau mỏi lưng hoặc đau mỏi lưng kéo dài khi ngủ dậy. Nguyên nhân là do ngủ sai tư thế. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể điều chỉnh lại tư thế ngủ bằng cách sử dụng gối kê ở các vị trí phù hợp sao cho các cơ lưng được thư giãn và cảm thấy thoải mái nhất.
Kiểm soát cân nặng
Thừa cân, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân khiến cột sống bị thoái hóa nhanh. Chính vì vậy, việc kiểm soát cân nặng là điều cần thiết. Để làm được điều này bạn cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, thực hiện các bài tập vận động phù hợp.
Kiểm soát cân nặng giúp giảm áp lực cho cột sống và phòng ngừa các cơn đau lưng tái phát
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng để bổ sung dưỡng chất giúp hệ thống xương khớp của bạn luôn chắc khỏe, giảm đau đớn. Đối với người bị đau lưng, thực đơn hàng ngày nên bổ sung nhiều loại thực phẩm có chứa canxi, photpho, vitamin D và omega-3,… Mặt khác, bạn cần hạn chế sử dụng thực phẩm cản trở hấp thụ canxi của xương như chất đạm, rượu bia, nước ngọt, đường bột, chất béo xấu,... để tránh làm bệnh diễn biến nặng hơn.
Tạm kết: Triệu chứng đau lưng có thể do nhiều nguyên nhân, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm, ảnh hưởng tới sinh hoạt, giảm sức lao động của bạn. Bởi vậy, để ngăn chặn và cải thiện đau lưng hiệu quả, hãy áp dụng ngay các biện pháp nêu trên từ hôm nay nhé. Và sử dụng sản phẩm chứa thành phần dầu vẹm xanh để ngăn ngừa các triệu chứng đau nhức do thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp cũng là giải pháp hiệu quả, an toàn được nhiều người áp dụng. Hãy để lại vấn đề mà bạn đang lo lắng dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn!
>> Xem thêm : Các bài viết tại Cốt Thoái Vương để biết thêm thông tin!
Nguồn tham khảo:
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/back-pain/symptoms-causes/syc-20369906
- https://www.niams.nih.gov/health-topics/back-pain
- https://www.healthline.com/health/back-pain