7 cách giảm đau lưng khi mang bầu hiệu quả

Đau lưng khi mang bầu là tình trạng xảy ra phổ biến ở phụ nữ khi mang thai. Vùng đau chủ yếu là vùng thắt lưng và khớp xương chậu. Mặc dù đây là hiện tượng bình thường nhưng nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh hoạt, cuộc sống và tâm lý của các mẹ bầu. Vậy làm thế nào để giúp các bà bầu bị đau lưng dưới giảm bớt được các cơn đau khó chịu và dai dẳng?

Nguyên nhân đau lưng khi mang bầu

Thông thường, có rất nhiều nguyên nhân gây nên cơn đau thắt lưng ở mang thai. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến:

Thay đổi hormone

Để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một loại hoocmon gọi là relaxin. Đây là loại hoocmon có chức năng nới lỏng các dây chằng ở khớp xương chậu, giúp các khớp xương trở nên linh hoạt và rộng mở đến mức tối đa. Từ đó, em bé dễ dàng chui lọt ra bên ngoài khi mẹ lâm bồn. Tuy nhiên, việc khung chậu giãn nở sẽ làm giảm sự liên kết của các khớp xương và dẫn đến tình trạng đau lưng khi mang bầu.

Tư thế thay đổi

Song song với sự phát triển của thai nhi, tử cung cũng sẽ trở nên lớn dần, tạo áp lực và gây cong cột sống lưng về phía trước. Điều này dẫn đến thay đổi trọng tâm của cơ thể. Để giữ được thăng bằng trong quá trình di chuyển, mẹ bầu thường có xu hướng ngả về phía sau khiến cơ lưng hoạt động nặng hơn, dẫn đến bị căng cơ và gây đau nhức.

Bởi vì phần trọng lực tập trung ở phía trước bụng, nhiều mẹ bầu thường có thói quen chống tay vào lưng khi đứng lên, ngồi xuống hoặc di chuyển càng khiến phần lưng bị tổn thương nặng. Tình trạng đau lưng dưới khi mang thai sẽ càng trở nặng hơn khi mang thai ở các tháng cuối của thai kỳ.

bà bầu bị đau lưng dưới

Tư thế ngả người ra phía sau là nguyên nhân gây gia tăng áp lực lên cột sống và gây đau

Tăng cân

Đau lưng khi mang bầu sẽ khiến cơ thể của người mẹ sẽ có sự thay đổi rõ rệt khi mang thai, đặc biệt là cân nặng. Việc tăng cân càng làm tăng áp lực, gánh nặng cơ thể lên cột sống lưng. Đồng thời, trọng lượng của em bé và tử cung phát triển càng gây thêm áp lực lên các mạch máu, dây thần kinh ở xương chậu. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bầu đau lưng.

Bà bầu bị căng thẳng

Căng thẳng và stress trong quá trình mang thai cũng khiến tình trạng đau lưng thêm nghiêm trọng, kéo dài. Bởi khi căng thẳng, các cơ sẽ không có thời gian để thư giãn, phục hồi, gây căng cơ và gia tăng cơn đau.

bà bầu bị đau lưng dưới

Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau lưng khi mang bầu

Các cơ vùng bụng bị yếu đi

Các cơ vùng bụng có nhiệm vụ hỗ trợ cột sống, chịu sức ép từ cơ thể và đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của vùng lưng. Tuy nhiên, khi mang thai, các vùng cơ ở vùng lưng bụng trở nên yếu đi do sự căng cơ quá mức của khung xương chậu. Điều này khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép và gây đau đớn, nhất là khi các mẹ bầu vận động tập thể dục hoặc di chuyển.

Bị động thai

Các biểu hiện thường kèm theo khi mang thai là ra máu âm đạo nâu hoặc đỏ tươi, tiết dịch âm đạo,... Vậy nên nếu mẹ bầu có những biểu hiện này kèm theo đau bụng, đau mỏi thắt lưng thì hãy đi đến các cơ sở y tế để bác sĩ khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

Vị trí của thai nhi

Các cơn đau lưng khi mang bầu, đau bụng dưới khi mang thai không chỉ do ảnh hưởng từ cân nặng mà còn do vị trí của thai nhi. Nếu như vị trí của em bé ngược với lưng của mẹ thì sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng, khiến cơn đau trở nên nặng hơn.

Các cơn đau kéo dài và nghiêm trọng cũng có thể do vị trí thai nhi ngược lại với phần lưng của mẹ

Các cơn đau kéo dài và nghiêm trọng cũng có thể do vị trí thai nhi ngược lại với phần lưng của mẹ

7 cách tốt nhất bảo vệ lưng dành cho bà bầu

Để giúp giảm được tình trạng đau cột sống khi mang thai, các mẹ bầu cần chú ý đến dáng đi, tư thế nằm hoặc kết hợp thêm các bài tập thể dục,... Dưới đây là 7 cách giúp bảo vệ lưng dành cho bà bầu bị đau thắt lưng dưới tốt nhất.

Dáng đi

Cải thiện tư thế khi đi lại chính là phương pháp hiệu quả giúp giảm thiểu các cơn đau cột sống lưng ở bà bầu. Các chị em hãy tập tư thế đứng thẳng, căng cơ hông, cơ bụng để giảm áp lực lên cột sống lưng. Tuy nhiên, thai phụ không nên tập tư thế này quá lâu. Ngoài ra, thai phụ cũng cần ngồi đúng. Khi ngồi, ghế nên có đệm lót lưng phía sau giúp đảm bảo lưng luôn được thẳng.

Nên cải thiện tư thế đứng để giảm các cơn đau lưng khi mang bầu

Nên cải thiện tư thế đứng để giảm các cơn đau lưng khi mang bầu

Luyện tập thể dục đều đặn

Luyện tập thể dục đều đặn sẽ giúp tăng khả năng co giãn, sức chịu ở cơ bắp xương chậu, cơ bắp lưng. Đồng thời, quá trình cung cấp máu ở lưng và các bộ phận khác sẽ được thúc đẩy tốt, giúp giảm đau lưng khi mang bầu hiệu quả. Các bài tập thể dục mà người mang thai nên tập luyện thường xuyên:

Bài tập 1:

  • Mẹ bầu đứng ở tư thế thẳng đứng, chân mở rộng ngang vai và cong nhẹ đầu gối.
  • Hai tay chống lên hông và hít thở sâu.
  • Lặp lại động tác 4 lần.

Mẹ bầu nên tập bài tập này thường xuyên để mang đến hiệu quả

Mẹ bầu nên tập bài tập này thường xuyên để mang đến hiệu quả

Bài tập 2:

  • Mẹ bầu giữ ở tư thế đứng và bước 1 chân lên phía trước, tay chống lên đầu gối
  • Sau đó, mẹ bầu hít thở sâu, khụy nhẹ đầu gối và đổi chân.
  • Lặp lại động tác mỗi chân khoảng 4 lần.

Bài tập giúp kéo căng cơ gấp hông cho bà bầu đau thắt lưng dưới

Bài tập giúp kéo căng cơ gấp hông cho bà bầu đau thắt lưng dưới

Bài tập 3:

  • Mẹ bầu nằm xuống và nghiêng sang một bên, đồng thời đưa một tay đỡ đầu và tay còn lại chống xuống sàn.
  • Hít sâu, đưa chân trên
  • Thở ra, đưa chân về vị trí ban đầu.
  • Lặp lại động tác từ 4 - 6 lần mỗi bên.

bà bầu bị đau lưng dưới

Bài tập này giúp bà bầu săn chắc cơ đùi và tăng cường khả năng chịu đựng của các khối cơ

Bài tập 4:

  • Mẹ bầu ngồi tư thế thẳng lưng, khoanh hai chân sao cho 2 lòng bàn chân chạm vào nhau.
  • Sau đó, mẹ bầu đặt hai bàn tay lên đầu gối, nâng từ từ 2 đầu gối lên và đặt nhẹ nhàng xuống sàn.
  • Giữ nguyên tư thế trong vòng 30 giây và lặp lại động tác 4 lần.

Bài tập giúp bà bầu giảm đau lưng hiệu quả 

Bài tập giúp bà bầu giảm đau lưng hiệu quả 

Tránh cầm, nâng vật nặng

Trong thời kỳ mang thai, thai phụ nên tránh cầm hoặc mang vác các vật nặng. Nếu có cầm hoặc mang các vật dụng, người mang thai nên đưa sát về phía cơ thể, trùng đầu gối và hơi cuối lưng.

Bà bầu không nên cầm hoặc khiêng vật nặng sẽ dễ khiến căng cơ lưng, gây đau nghiêm trọng

Bà bầu không nên cầm hoặc khiêng vật nặng sẽ dễ khiến căng cơ lưng, gây đau nghiêm trọng

Tư thế nằm đúng

Khi nằm, thai phụ nên nằm giường bằng và chắc, không nên nằm đệm quá mềm. Bởi vì nệm mềm sẽ làm cong xương cột sống, khiến triệu chứng đau lưng khi mang bầu càng nặng hơn. Đồng thời, bạn nên nằm nghiêng sang trái sẽ giúp lưu thông máu - oxy và dưỡng chất tới thai nhi. Thai nhi sẽ được hấp thụ một cách hiệu quả nhất và giảm được áp lực lên cột sống.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt gối ở giữa hai đầu gối hoặc kê một chiếc gối dưới bụng. Với cách này, sẽ giảm được áp lực tử cung đè lên xương sống và tránh gây bầu đau lưng khi ngủ dậy.

Bà bầu nên nằm nghiêng sang trái hoặc kê gối để giảm áp lực dẫn đến gây đau vùng thắt lưng

Bà bầu nên nằm nghiêng sang trái hoặc kê gối để giảm áp lực dẫn đến gây đau vùng thắt lưng

Chườm nước nóng

Nếu các cơn đau cột sống khi mang thai trở nên dữ dội, mẹ bầu có thể sử dụng các túi nước nóng lên vùng lưng đau để giảm bớt triệu chứng. Tuy nhiên, đối với các trường hợp nghiêm trọng, thai phụ nên đến bệnh viện để kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân gây đau.

Một trong những cách giúp bà bầu bị đau lưng 3 tháng đầu chính là sử dụng túi nóng lạnh chườm ngay vùng bị đau

Một trong những cách giúp bà bầu bị đau lưng 3 tháng đầu chính là sử dụng túi nóng lạnh chườm ngay vùng bị đau

Không mang giày cao

Giày cao gót sẽ gây ảnh hưởng đến tư thế đứng của mẹ bầu. Bởi toàn bộ trọng lực sẽ dồn xuống các ngón chân, gây tác động xấu đến các dây thần kinh bên hông dẫn đến các cơn đau lưng khi mang bầu ngày càng tăng. Vì thế, không mang giày cao gót chính là sự lựa chọn tốt nhất trong thời điểm mang thai. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn giày đế bằng hoặc thấp, có độ mềm và rộng thích hợp.

Các mẹ bầu tuyệt đối không nên mang giày cao gót khi có thai để tránh gia tăng tình trạng cơn đau

Các mẹ bầu tuyệt đối không nên mang giày cao gót khi có thai để tránh gia tăng tình trạng cơn đau

Massage lưng thường xuyên

Việc massage lưng thường xuyên sẽ giúp kích thích sự lưu thông máu, giúp các cơ được thoải mái và các cơn đau cột sống lưng khi mang bầu sẽ dần biến mất. Bạn nên massage trước khi ngủ để giúp sâu giấc và ngủ ngon hơn.

Các cơn đau lưng sẽ giảm dần nếu mẹ bầu thường xuyên massage vùng lưng dưới

Các cơn đau lưng sẽ giảm dần nếu mẹ bầu thường xuyên massage vùng lưng dưới

Khi nào mẹ bầu nên khám bác sĩ?

Nếu như chứng đau đốt sống lưng khi mang thai ngày càng nặng và nghiên trọng, mẹ bầu nên tìm gặp bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và đưa ra một số lời khuyên về các phương pháp điều trị. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng cần lưu ý các dấu hiệu dưới đây:

  • Những triệu chứng như máu âm đạo, đau tức bụng dưới kèm đau lưng cũng có thể là dấu hiệu dọa sảy thai, đặc biệt là trong thời gian bà bầu bị đau lưng 3 tháng đầu.
  • Mẹ bầu có cảm giác đau buốt hoặc nóng rát khi đi tiểu có thể là nguyên nhân do sỏi hoặc viêm đường tiết niệu.
  • Các mẹ bầu thường xuất hiện cơn đau lưng dữ dội, âm ỉ và kéo dài không dứt hoặc cơn đau lan rộng khắp vùng mông, đùi và cẳng chân.
Trong thời gian 3 tháng đầu, mẹ bầu thường sẽ xuất hiện cảm giác đau lưng kéo dài. Thời điểm 3 tháng đầu của thai kỳ là thời gian nhạy cảm nhất trong quá trình mang thai. Vì thế, mẹ bầu cần chú ý đến sức khỏe để tránh các trường xấu có thể xảy ra.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị đau lưng dưới kéo dài thì có khả năng bị thoái hóa cột sống. Mẹ bầu có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chứa dầu vẹm xanh và các thảo dược như thiên niên kiện, nhũ hương,.. Trong đó, dầu vẹm xanh được đánh giá là một trong những thành phần thiên nhiên có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau nhờ chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, thành phần omega 3 trong dầu vẹm xanh còn giúp tăng cường khả năng phục hồi, độ chắc khỏe cho xương khớp, chữa lành và phục hồi nhanh các tổn thương từ xương khớp.

Trên đây là 7 cách giúp bà bầu bị đau lưng dưới khỏe hơn. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ bầu sẽ có được phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, bạn cũng nên gặp bác sĩ để tư vấn đối với các cơn đau nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu như bạn còn thắc mắc hoặc vấn đề cần giải đáp, bạn có thể bình luận ngay bên dưới để được các dược sĩ giải đáp thắc mắc và tư vấn trực tiếp.

Xem thêm : Các bài viết của Cốt Thoái Vương để biết thêm!

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/low-belly-pain-when-pregnant

https://www.parents.com/pregnancy/my-body/aches-pains/pregnancy-abdominal-pain

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/abdominal-cramps.aspx