Đối với chị em phụ nữ triệu chứng đau lưng, đau bụng dưới rất thường gặp. Khi bị tình trạng này nhiều chị em thắc mắc rằng: Đau lưng, đau bụng dưới có thai không? Bởi đây có thể là dấu hiệu nhận biết mang thai nhưng cũng có thể là dấu hiệu nhận biết của bệnh lý khác. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, mời bạn đọc theo dõi ngay bài viết bên dưới
Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?
Đối với câu hỏi “đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không? Câu trả lời không chắc chắn. Bởi, phụ nữ trong thời kỳ mang thai cơ thể sẽ có những thay đổi nhất định và có thể phát sinh một số triệu chứng như đau bụng dưới kèm đau lưng. Chính vì thế, có không ít chị em khi gặp tình trạng này thì nghĩ rằng mình đã mang thai. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên môn đều nhận định, nếu chỉ dựa vào điều này để khẳng định mang thai là chưa đủ cơ sở. Bởi tình trạng này có thể do các vấn đề sức khỏe khác gây ra như bệnh cơ xương khớp, bệnh phụ khoa, bệnh đường tiết niệu,..
Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?
Dấu hiệu nhận biết đau bụng dưới khi mang thai
Vậy làm thế nào để nhận biết bản thân đã mang thai khi xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới? Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi bị đau vùng bụng dưới đi kèm những dấu hiệu sau thì có thể bạn đã mang thai:
- Ở giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm thấy tức vùng bụng dưới thể nên các cơn đau thường sẽ diễn ra ở mức độ âm ỉ nhẹ ở vùng bụng dưới.
- Mỗi khi bị ốm nghén, buồn nôn, nôn mửa sẽ kèm theo cảm giác đau bụng, khó chịu do các cơn co thắt dạ con gây ra.
- Thường tình trạng đau lưng khi mang thai xảy ra phổ biến nhất sau tam cá nguyệt thứ hai.
Thế nên, khi có triệu chứng đau bụng dưới kèm với những dấu hiệu trên, bạn có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn nghi ngờ kết quả từ que thử thì bạn cũng có thể làm thêm các xét nghiệm máu và siêu âm ổ bụng ở phòng khám hoặc bệnh viện để chẩn đoán chính xác hơn.
Phụ nữ mang thai thường xuyên gặp tình trạng căng tức bụng dưới
Nguyên nhân gây đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai. Dưới đây là một số nguyên nhân mà mẹ bầu cần lưu tâm:
- Bong nhau thai non.
- Mẹ bầu thường xuyên bị táo bón, chướng bụng, đầy hơi.
- Cơ thể tích tụ nhiều mỡ và tăng cân khó kiểm soát
- Cử động của thai nhi trong bụng như đạp, nhào lộn,...
- Giãn dây chằng do thai to.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
- Bị sỏi mật khi mang thai.
- Tiểu đường thai kỳ.
- Bị viêm ruột thừa.
- Mang thai ngoài tử cung hoặc thai lưu.
- Tiền sản giật.
Đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai là tình trạng thường gặp và có thể điều trị. Tuy nhiên, nếu tần suất cũng như mức độ đau dữ dội thì đây là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của mẹ và bé đang gặp nguy hiểm. Chính vì thế, mẹ không được chủ quan cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và thăm khám bác sĩ định kỳ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và thai nhi.
Tình trạng đau lưng khi mang thai xảy ra phổ biến nhất sau tam cá nguyệt thứ hai
Một số nguyên nhân khác dẫn đến đau bụng dưới và đau lưng ở nữ giới?
Ngoài nguyên nhân đau bụng dưới và đau lưng do mang thai thì còn có một số nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới và đau lưng ở phụ nữ, chẳng hạn như:
Viêm tụy
Trong khoang bụng, tuyến tụy là một cơ quan lớn, nằm ở phía sau dạ dày, vắt qua cột sống thắt lưng. Người thường xuyên sử dụng rượu bia, người bị sỏi mật, rối loạn chuyển hóa, chấn thương xương khớp thường dễ bị bệnh viêm tụy.
Khi tụy bị viêm sẽ gây ra những cơn đau dữ dội từ vùng bụng lan ra sau lưng. Đặc biệt triệu chứng đau bụng dưới và đau lưng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn dung nạp các thực phẩm giàu chất béo xấu, thực phẩm nhiều đường. Bệnh này thường đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, sốt nhẹ, rối loạn nhịp tim,…
Viêm tụy gây ra những cơn đau dữ dội từ vùng bụng lan ra sau lưng
Chu kỳ kinh nguyệt
Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi đến kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ co bóp mạnh để đẩy máu kinh ra bên ngoài. Chính sự co bóp này là nguyên nhân gây ra các cơn đau bụng dưới kèm đau lưng phát sinh. Đây là một trong những phản ứng sinh học bình thường ở phụ nữ. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà tình trạng và mức độ đau sẽ khác nhau. Những cơn đau nhức này thường sẽ xuất xuất hiện trong giai đoạn này tiền kinh nguyệt để giúp chị em nhận biết sắp tới ngày “rụng dâu”.
Mang thai ngoài tử cung
Thêm một nguyên nhân dẫn đến triệu chứng đau bụng dưới nữa đó là mang thai ngoài tử cung. Khi thai nhi không làm tổ ở trong tử cung mà là tổ ở bên ngoài thì gọi là mang thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung khiến vòi trứng bị căng giãn quá mức, từ đó dẫn đến các cơn đau bụng dưới âm ỉ. Mức độ của các cơn đau có thể tăng dần và lan sang cả vùng hông và phía sau thắt lưng. Tình trạng này, nếu không được sớm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng và nhất là khả năng sinh sản về sau.
Mang thai ngoài tử cung khiến vòi trứng bị căng giãn quá mức, từ đó dẫn đến các cơn đau bụng dưới âm ỉ
Các bệnh về thận
Các bệnh lý về thận như sỏi thận, suy thận, thận hư,...cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng dưới và đau lưng ở phụ nữ. Đối với các bệnh lý về thận, ngoài việc đau thắt lưng và bụng dưới, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như: tiểu buốt, khó đi tiểu, lượng nước tiểu ít, tiểu són, nước tiểu có màu vàng khè,...
Bệnh phụ khoa
Tình trạng đau bụng dưới và đau lưng ở phụ nữ có thể liên quan đến một số bệnh phụ khoa như:
- U xơ tử cung.
- U nang buồng trứng.
- Viêm vùng chậu.
- Viêm cổ tử cung.
- Ung thư buồng trứng.
- Viêm lộ tuyến.
- Viêm nhiễm nấm phụ khoa.
Những bệnh lý này vô cùng nguy hiểm và dễ dẫn đến nhiều biến chứng cũng như khả năng sản khoa của phụ nữ nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Có không ít trường hợp hiếm muộn, vô sinh vì bị mắc các bệnh lý trên do chủ quan.
Một số bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ
Đau do sa tạng
Đau do sa tạng thường xuất hiện ở phụ nữ tiền mãn kinh. Đây là dấu hiệu của quá trình lão hóa ở các cơ quan sinh sản gây ra tình trạng đau vùng bụng dưới, vùng chậu, cảm giác đầy ở bụng dưới, khó chịu ở háng, đau lưng tăng dần trong ngày, đặc biệt rất đau mỗi khi quan hệ tình dục. Đi kèm các cơn đau bụng dưới là các biểu hiện khác như sưng âm đạo, bên ngoài âm đạo có khối u lồi, đi tiểu mất kiểm soát, âm đạo chảy máu bất thường, tiết dịch âm đạo nhiều hơn và có mùi lạ.
Bàng quang và tử cung là 2 cơ quan dễ mắc sa tạng nhất. Tuy đây không phải là vấn đề nghiêm trọng và nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nó gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh.
Bên cạnh đó, đau bụng dưới bên phải ở phụ nữ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý vùng chậu và ổ bụng. Vì vùng này liên quan trực tiếp đến cơ quan sinh sản nên bạn cần chú ý hơn khi xuất hiện các cơn đau bất thường và đi kèm các biểu hiện đã nêu trên.
Ruột bị kích thích
Triệu chứng ruột kích thích là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (hay còn gọi là đại tràng). Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà triệu chứng đau sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các dấu hiệu chung thường gặp tình trạng này đó là đau co thắt vùng bụng, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. Một số trường hợp chỉ bị đau lưng và bụng dưới nên dễ bị nhầm lẫn là mang thai. Bệnh này có thể thuyên giảm nếu điều chỉnh chế độ ăn, thay đổi lối sống lành mạnh và kiểm soát căng thẳng.
Dấu hiệu thường gặp của bệnh ruột kích thích là đau thắt bụng dưới, chướng bụng, đầy hơi
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung cũng là một trong những nguyên khiến các triệu chứng đau bụng dưới và đau co thắt vùng lưng dưới xảy ra. Bởi, khi mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung khiến cho nhiều chị em luôn cảm thấy đau tức vùng bụng dưới, đau âm ỉ kéo dài và khó kiểm soát các cơn đau.
U xơ tử cung
Đau tức bụng dưới và đau lưng đi kèm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, ra máu nhiều bất thường là triệu chứng dễ gặp nhất của u xơ tử cung. Biểu hiện của bệnh này là do các khối u có kích thước khác nhau mọc đơn lẻ bên trong tử cung. Nguyên nhân của bệnh lý này chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên nguyên nhân chính là do quan hệ tình dục sớm và rối loạn nội tiết tố estrogen.
U xơ tử cung gây ra các cơn đau tức vùng bụng dưới kèm theo triệu chứng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Các bệnh xương khớp
Đau bụng dưới và đau lưng có thể do một số bệnh lý về xương khớp gây ra như:
Thoái hóa cột sống thắt lưng:
Bệnh thoái hóa cột sống là bệnh lý về xương khớp thường xuyên xảy ra đối với phụ nữ ngoài tuổi 35. Bệnh lý này không chỉ gây ra các cơn đau lưng mà còn khiến cho người bệnh bị đau tức vùng bụng dưới. Bởi, thoái hóa cột sống gây đau nhức, viêm khớp, mọc gai xung quanh các đốt sống, làm giảm khả năng vận động của người bệnh, nếu không được điều trị sớm có thể bị liệt.
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng:
Khi đĩa đệm bị phồng hoặc nứt rách làm cho nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị chảy ra ngoài, khiến cho tủy sống và dễ thần kinh bị chèn ép, gây đau ở vùng lưng, hông và bụng dưới. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm sẽ gây viêm cột sống, đau thần kinh tọa và giảm khả năng vận động.
Gai cột sống lưng:
Khi canxi bị lắng đọng tạo thành các mỏm xương bất thường mọc ra giống như gai quanh vùng cột sống lưng, khiến cho các cơn đau nhói lưng dữ dội và ảnh hưởng trên diện rộng.
Các bệnh về cột sống ngoài gây đau lưng thì có thể gây đau bụng dưới
Tổng kết
Đau bụng dưới và đau lưng là biểu hiện tưởng chừng rất bình thường nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm ở phụ nữ. Thế nên, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh lý này là việc vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị can thiệp y khoa hầu như vẫn còn một số hạn chế nhất định.
Đau bụng dưới và đau lưng là biểu hiện tưởng chừng rất bình thường nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm ở phụ nữ. Thế nên, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh lý này là việc vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị can thiệp y khoa hầu như vẫn còn một số hạn chế nhất định.
Vậy nên, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như dầu vẹm xanh để hỗ trợ điều trị và cải thiện các bệnh liên quan đến xương khớp đang được nhiều người tin tưởng và lựa chọn, bởi nó mang đến sự tiện lợi, an toàn và hiệu quả sau một thời gian ngắn sử dụng.
Dầu vẹm xanh chứa nhiều khoáng chất tự nhiên rất tốt cho người bệnh xương khớp
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong dầu vẹm xanh chứa nhiều vitamin, protein, khoáng chất, enzyme, đặc biệt là glycosaminoglycans (1 thành phần chính tạo ra collagen của sụn khớp), rất quan trọng trong việc hình thành, tái tạo và khôi phục sụn khớp bị tổn thương hay thoái hóa. Ngoài ra, dầu vẹm xanh có chứa acid béo omega-3, 6, 9 một trong những chất có hoạt tính sinh học cao, có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa tự nhiên, rất phù hợp với những người mắc các bệnh xương khớp mạn tính.
Không chỉ vậy dầu vẹm xanh còn cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết như chondroitin, glucosamine,..., để phục hồi các khớp xương, sụn khớp bị tổn thương. Từ đó giúp các cơ gân, dây chằng và các cơ bắp cũng được cải thiện, nhờ vậy mà làm giảm các cơn đau nhức, viêm xương khớp nhanh hơn.
>> Xem thêm : Các bài viết tại Cốt Thoái Vương để biết thêm thông tin!
Theo kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2007 cho thấy, dầu vẹm xanh giúp làm giảm cứng khớp, đau khớp và phục hồi khả năng vận động đạt “rất tốt” và “tốt” trên 70%, trong đó giảm sưng khớp là 93,7%.
Từ những điều trên có thể thấy rằng để nhận định chuẩn xác đau bụng dưới, đau lưng có thai không? bạn cần theo dõi các triệu chứng đi kèm khác và đến bác sĩ thăm khám để xác định rõ tình trạng. Nếu nguyên nhân đến từ các bệnh liên quan đến xương khớp vì bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn nên sử dụng thêm dầu vẹm xanh hàng ngày để tăng hiệu quả điều trị tốt nhất. Nếu bạn còn thắc mắc nào về sản phẩm hoặc sức khỏe cần giải đáp hãy để lại thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm nhất.