Đau lưng cơ năng là tình trạng khá phổ biến, ai cũng có thể gặp phải. Bệnh gây ra không ít phiền toái cho người mắc, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc cũng như đời sống sinh hoạt. Vậy đau lưng cơ năng là gì? Làm sao để nhận biết các dấu hiệu bệnh? Nguyên nhân và cách điều trị đau lưng cơ năng như thế nào?
Đau lưng cơ năng và dấu hiệu cơn đau
Đau lưng cơ năng thường xuất hiện do các nhóm cơ vùng lưng bị tổn thương trong quá trình làm việc, sinh hoạt hàng ngày. Khi cơ hoạt động quá mức bị tổn thương sẽ dẫn đến đau co thắt vùng lưng, đôi khi lan đến vùng cổ, vai gáy nếu tổn thương nặng.
Thống kê cho thấy, người gặp phải tình trạng đau lưng cơ năng thường là nhóm đối tượng phải vận động mạnh, người lao động nặng như thợ xây, phụ hồ,... hoặc ít vận động như nhân viên văn phòng, lễ tân,...
Đau lưng cơ năng là vấn đề khá phổ biến hiện nay
Khi bị đau lưng cơ năng, người bệnh sẽ nhận thấy các vấn đề sau:
- Đau dữ dội vùng thắt lưng đến vùng xương cùng - cụt: Các dây chằng, cơ, gân vùng lưng bị giãn quá mức, không còn khả năng đàn hồi, co giãn và nâng đỡ cơ thể. Khi đó, áp lực nâng đỡ cơ thể sẽ tập trung vào các đốt sống lưng, gây đau nhức nghiêm trọng.
- Mức độ cơn đau tăng lên khi di chuyển hoặc vẫn cố làm việc quá sức.
- Ảnh hưởng đến khả năng vận động, kể cả khi ngồi, nằm hay đứng.
- Cơn đau không thuyên giảm ngay khi người bệnh nằm nghỉ ngơi mà thường sẽ được cải thiện sau một thời gian hoặc khi áp dụng các biện pháp điều trị được bác sĩ chỉ định.
Nguyên nhân dẫn đến đau lưng cơ năng
Đau thắt lưng cơ năng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Xác định được chính xác tác nhân sẽ giúp người bệnh có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
Sinh hoạt, vận động sai tư thế
Đây là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến đau lưng cơ năng. Khi đứng quá lâu ở một tư thế có thể khiến trọng lượng cơ thể dồn vào phần thắt lưng khiến các cơ lưng bị co cứng, gây đau. Ngoài ra, ngồi, nằm quá lâu hoặc sai tư thế cũng là nguyên nhân gây đau lưng cơ năng.
Ngồi quá lâu có thể gây đau lưng cơ năng
Làm việc quá sức
Mang vác vật nặng quá sức chịu đựng của cơ thể hoặc trong thời gian dài sẽ khiến cấu trúc cơ, dây chằng phải làm việc hết công suất để tránh gây tổn thương cho cột sống. Lâu dần, người bệnh sẽ bị đau lưng cơ năng.
Chấn thương
Chấn thương vùng lưng hoặc cổ trong quá trình làm việc, chơi thể thao, do tai nạn giao thông,... khiến cơ, dây chằng bị giãn, bong gân hoặc tổn thương cột sống, từ đó dẫn đến các cơn đau thắt lưng cơ năng.
Stress hoặc trầm cảm
Stress, trầm cảm kéo dài sẽ ảnh hưởng đến nồng độ hormone, làm cho quá trình tiết hormone của cơ thể bị rối loạn, làm chậm phản ứng co duỗi cơ lưng, gây đau lưng.
Gặp lạnh đột ngột
Khi gặp lạnh đột ngột, các mạch máu và cơ co lại, làm giảm lưu lượng tuần hoàn, ảnh hưởng đến khả năng co giãn của cơ, dây chằng. Điều này có thể gây đau lưng cơ năng.
Cảm cúm
Khi bị cảm cúm, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, đau nhức nhiều vị trí trên cơ thể, hoặc có thể toàn thân, bao gồm các khớp, cơ ở lưng. Người bệnh gặp phải tình trạng này thường lười vận động, muốn nằm nhiều. Một số trường hợp gần như không ra khỏi giường khi đang bị cảm cúm càng khiến cho cơ ít được vận động, dẫn đến đau nhức vùng lưng hơn.
Các bệnh về "phụ nữ"
Trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường bị suy giảm nội tiết. Điều này làm giảm mật độ xương, ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu kém, gia tăng áp lực đến lưng. Hậu quả là xuất hiện các triệu chứng đau lưng cơ năng.
Ngoài ra, khi mang thai, lưng phải chịu áp lực lớn hơn bình thường cũng khiến tình trạng đau lưng xảy ra nhiều hơn.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị đau lưng cơ năng
Các phương pháp chẩn đoán đau thắt lưng cơ năng
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau thắt lưng cơ năng, bác sĩ có thể thăm khám lâm sàng và chỉ định người bệnh thực hiện các chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ MRI.
Thăm khám các triệu chứng lâm sàng
Đây là phương pháp giúp bác sĩ đưa ra những chẩn đoán đầu tiên. Người bệnh sẽ liệt kê các triệu chứng, tiền sử bệnh cho bác sĩ. Đồng thời, kiểm tra vị trí đau xem có các bất thường như sưng, nóng đỏ, đau nhức hay không. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện các bước chẩn đoán cận lâm sàng khác.
Chụp X-quang
Phương pháp xét nghiệm hình ảnh này giúp bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây đau lưng cơ năng do nứt gãy, thoái hóa cột sống hay thoát vị đĩa đệm? Từ đó, có phác đồ điều trị phù hợp.
Chụp cộng hưởng từ MRI
Phương pháp này giúp phát hiện các cơn đau lưng do khối u, ung thư xương hoặc bất thường ở cột sống. Ngoài ra, chụp MRI cũng giúp bác sĩ kết luận được chính xác về mức độ tổn thương của cơ, gân hoặc dây chằng.
Các phương pháp điều trị đau thắt lưng cơ năng
Có rất nhiều cách điều trị đau lưng cơ năng, tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất, người bệnh nên kết hợp đồng thời nhiều cách. Dưới đây là một số phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay.
Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi là cách điều trị đau lưng cơ năng đơn giản nhưng vô cùng cần thiết. Người bệnh nên lưu ý chọn loại đệm có độ cứng vừa phải và nằm nghiêng để có cảm giác thoải mái, giúp giảm đau tốt nhất.
Nghỉ ngơi giúp cải thiện cơn đau lưng cơ năng hiệu quả
Chườm nóng/lạnh
Người bệnh có thể áp dụng chườm nóng/lạnh hoặc xen kẽ cả 2 phương pháp này để mang lại hiệu quả giảm đau tốt nhất.
- Chườm nóng: Giúp cải thiện cơn đau do cơ, dây chằng vùng lưng bị kéo giãn quá mức. Khi chườm nóng, quá trình tuần hoàn máu được gia tăng, từ đó mang lại cảm giác thư giãn, giảm đau thắt lưng cơ năng hiệu quả. Bạn nên dùng khăn ấm/túi nước ấm chườm nhẹ nhàng lên lưng trong 20 phút và áp dụng ngay trong 48 giờ đầu tiên xuất hiện cơn đau để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Chườm lạnh: Phương pháp này giúp giảm đau, giảm sưng tấy, nóng đỏ tại vị trí lưng bị đau. Khi chườm lạnh, mạch co lại sẽ làm giảm sự thoát dịch qua thành mạch, từ đó giảm ứ đọng dịch, cải thiện tình trạng sưng tấy. Bạn có thể dùng túi/khăn bọc nước hoặc đá lạnh rồi chườm lên vị trí bị đau trong vòng 20 phút mỗi ngày.
Tập kéo giãn cột sống
Tập kéo giãn cột sống giúp giải phóng các dây thần kinh khỏi sự chèn ép, từ đó giảm đau hiệu quả. Dưới đây là một số bài tập kéo giãn cột sống mà bạn nên thử tại nhà.
- Đu xà: Phương pháp này khá dễ thực hiện. Bạn đứng 2 chân rộng bằng vai, tinh thần thư giãn. Sau đó, nắm chắc 2 tay vào xà và co chân khỏi sàn. Duy trì tư thế đu xà trong khoảng 30 giây rồi từ từ đưa cơ thể về trạng thái đứng. Thực hiện động tác khoảng 10 - 15 lần liên tục sẽ giúp cơn đau lưng cơ năng cải thiện đáng kể.
- Bơi: Khi bơi dưới nước, các cơ lưng sẽ thư giãn tốt hơn, đồng thời nới rộng khoảng cách giữa các đốt sống lưng, từ đó giảm đau hiệu quả. Khi bơi cần hít thở sâu, giúp tăng tuần hoàn đến các khớp, đĩa đệm tốt hơn. Ngoài ra bơi lội giúp tăng cường độ săn chắc của cơ bụng và cơ lưng, giúp ổn định cột sống và giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
- Kéo giãn cột sống bằng đai lưng: Đai lưng có tác dụng cố định cột sống, giúp giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm, cong vẹo cột sống. Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian điều trị bởi người bệnh có thể đeo đai trong khi làm việc, nấu nướng hoặc nghỉ ngơi. Tuy nhiên, cần lựa chọn loại đai lưng phù hợp, đã được Bộ Y tế công nhận để mang lại hiệu quả tốt và an toàn nhất.
Đu xà giúp giảm đau lưng cơ năng hiệu quả
Dùng thuốc tây
Trong trường hợp cơn đau lưng cơ năng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị tây y như: thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau. Các loại thuốc này mang đến hiệu quả rất nhanh chóng, tuy nhiên thường đi kèm tác dụng phụ nghiêm trọng cho người sử dụng. Do đó, người bệnh đau lưng cơ năng nên dùng thuốc theo đúng chỉ định, không tự ý đổi hoặc tăng/giảm liều khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Dùng thuốc nam
Các bài thuốc nam chữa đau lưng đã được ông cha ta áp dụng từ xưa và mang lại hiệu quả rất tốt bởi tính hiệu quả và an toàn. Trong số các bài thuốc đó, bài thuốc chữa đau lưng cơ năng từ muối và ngải cứu được nhiều người áp dụng. Bài thuốc này thực hiện khá đơn giản như sau:
- Chuẩn bị: 200g ngải cứu, 400g muối hạt.
- Cách thực hiện: Rửa sạch ngải cứu, thái nhỏ. Sau đó, cho muối vào chảo và đảo cho nóng. Tiếp theo, cho ngải cứu đã thái nhỏ vào đảo cùng với muối cho đến khi có mùi thơm. Kế tiếp, bạn bọc hỗn hợp muối + ngải cứu vào khăn vải sạch rồi chườm lên vùng lưng bị đau trong khoảng 20 phút. Bạn hãy lưu ý đến nhiệt độ túi chườm để tránh gây bỏng. Áp dụng bài thuốc trên liên tục trong 2 tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Dùng chế phẩm từ sò vẹm xanh
Bên cạnh việc áp dụng các cách điều trị đau lưng cơ năng trên, nhiều người hiện nay có xu hướng sử dụng kết hợp sản phẩm thiên nhiên có chứa thành phần chính dầu vẹm xanh để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Dầu vẹm xanh là nguồn dược liệu quý giá được chiết xuất từ loại sò vẹm xanh sống ở biển. Dầu vẹm xanh rất giàu omega 3, omega 6, glucosamine, chondroitin,... tác dụng giảm đau, kháng viêm khi bị đau thắt lưng cơ năng rất hiệu quả. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng trên còn giúp cột sống luôn chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa, nhờ đó ngăn ngừa các bệnh lý cột sống, hạn chế nguy cơ đau lưng cơ năng cho người bệnh.
Dầu vẹm xanh giúp cải thiện cơn đau, ngăn ngừa đau lưng cơ năng tái phát
Dầu vẹm xanh đã được nghiên cứu trong nhiều công trình tại các bệnh viện lớn cả trong và ngoài nước. Các nghiên cứu này cho thấy: Dầu vẹm xanh rất tốt cho xương khớp nói chung, cột sống nói riêng, an toàn không gây tác dụng phụ cho người dùng. Chính vì thế, người bị đau lưng cơ năng nên kiên trì sử dụng sản phẩm có chứa dầu vẹm xanh để giảm đau, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Luyện vật lý trị liệu
Luyện tập vật lý trị liệu cho đau lưng cơ năng cũng là một trong những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, được bác sĩ khuyến khích. Dưới đây là một số bài tập phổ biến:
- Bài tập khi nằm:
+ Bài 1: Kéo đầu gối sát ngực: Bạn nằm ngửa trên sàn, hóp bụng, co chân. Sau đó, luồn 2 tay ra phía sau đùi và kéo 2 chân sát ngực. Bạn hãy duy trì tư thế này khoảng 15 - 30 giây rồi trở về tư thế đầu tiên và lặp lại 10 - 15 lần liên tục.
+ Bài 2: Hóp bụng: Chuẩn bị tư thế con bò, hóp bụng tối đa sao cho rốn gần cột sống. Tuy nhiên, bạn hãy thực hiện động tác hóp bụng bằng hơi thở chứ không nên dùng cơ. Duy trì tư thế này khoảng 5 giây rồi thở ra nhẹ nhàng. Bạn hãy thực hiện liên tục động tác hóp bụng khoảng 20 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài tập hóp bụng giúp giảm đau lưng cơ năng
- Bài tập khi ngồi:
+ Bài 1: Vặn người khi ngồi: Bạn ngồi trên sàn và duỗi thẳng 2 chân. Tiếp theo, bạn gập đầu gối và di chuyển chân trái đặt sang phía ngoài của hông phải rồi dịch chuyển bàn chân phải sát phía mông. Sau đó, đặt khuỷu tay phải lên đầu gối chân trái và xoay người sang trái. Bạn hãy duy trì tư thế này khoảng 30 giây rồi thực hiện tương tự với bên còn lại.
+ Bài 2: Tư thế mặt bò: Ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng phía trước. Tiếp theo, đưa bàn chân phải đặt sang cạnh hông trái, đặt chân trái chồng lên trên chân phải, 2 bàn chân úp xuống. Sau đó, đưa 2 tay vòng qua vai và lưng, các ngón tay nắm lấy nhau. Duy trì tư thế này trong 30 giây rồi thực hiện tương tự với bên còn lại. Chú ý thở đều, đầu nhìn thằng, không bị cúi về phía trước hay nghiêng sang hai bên.
Cách thực hiện tư thế mặt bò
- Bài tập khi đứng: Bạn cúi người xuống, 2 tay buông xuôi, thả lỏng các khớp ngón và cánh tay, chân giữ chặt. Sau đó, ưỡn lưng ra phía sau, tay thả lỏng, chân đứng vững. Tiếp theo, 2 tay chống hông, từ từ xoay người theo chiều kim đồng hồ rồi ngược lại.
Lưu ý phòng tránh đau thắt lưng cơ năng
Để ngăn ngừa đau lưng cơ năng tái phát, người bệnh nên áp dụng một số cách phòng ngừa sau:
Vận động đúng tư thế
Không nên gập mạnh lưng xuống đột ngột, xoay lưng quá mạnh, ngồi gù lưng hoặc mang vác đồ vật nặng.
Tránh làm việc quá sức thời gian dài
Hạn chế mang vác đồ vật nặng trong thời gian dài để tránh làm tổn thương cơ lưng.
Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn
Không nên làm việc quá sức mà hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể tái tạo, phục hồi các tổn thương, phòng ngừa đau lưng cơ năng nói riêng và các bệnh lý khác nói chung một cách hiệu quả.
Tập luyện thể thao thường xuyên
Nên dành ra ít nhất 30 phút/ngày để đi bộ, đạp xe, bơi lội,... Các bài tập này giúp cơ thể dẻo dai, gia tăng sức mạnh và sự linh hoạt cho cột sống.
Tập luyện thể thao mang lại sự dẻo dai cho cột sống
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin, rau xanh, hoa quả tươi để tăng sức đề kháng của cơ thể, mang lại sự dẻo dai, khỏe mạnh cho cột sống.
Trên đây là một số thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị cũng như phòng ngừa đau lưng cơ năng hiệu quả. Nếu còn thắc mắc khác cần được tư vấn, bạn hãy để lại bình luận ở phía dưới để được hỗ trợ sớm nhất!