Thoát Vị Đĩa Đệm Đốt Sống Cổ: Dấu Hiệu, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm vùng cổ như: Đau cứng vùng cổ, đau vai gáy, tê bì cẳng tay,... Gây rất nhiều phiền phức trong sinh hoạt hằng ngày. Vậy làm sao để phát hiện được thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nhằm sớm chữa khỏi bệnh? Nếu chưa tìm được câu trả lời, hãy ghi nhớ ngay các dấu hiệu dưới đây!

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là bệnh lý về cột sống xảy ra phổ biến ở người già, trung niên, người làm việc nặng nhọc, người ăn uống thiếu chất,... Cột sống của cơ thể được cấu tạo bởi các đốt sống chia thành các vùng: Cổ, ngực và thắt lưng kéo dài đến xương cùng cụt. Giữa các khoang đốt sống có chứa các đĩa đệm bao gồm: Vòng sợi (còn gọi là bao xơ) ở ngoài và nhân nhầy ở trong, làm nhiệm vụ chịu tải trọng từ các đốt sống, đồng thời giúp đốt sống không ma sát vào nhau khi vận động. Thoát vị đĩa đệm cổ là tình trạng vòng sợi bị rách, làm thoát nhân nhầy ra ngoài gây chèn ép vào tủy sống, gây các cơn đau vùng vai gáy vô cùng khó chịu.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây đau nhức do nhân nhầy chèn ép dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây đau nhức do nhân nhầy chèn ép dây thần kinh

Các nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ là gì? Nhìn chung, do cột sống vùng cổ là nơi chịu tải trọng trực tiếp từ vùng đầu, đồng thời thực hiện nhiều chức năng vận động. Do đó, đây là vùng đĩa đệm chịu nhiều áp lực nhất, dễ bị thoái hóa nhất. Trong 7 đốt sống cổ thì các đốt sống cổ C5, C6, C7 là nơi đĩa đệm dễ bị tổn thương và dễ hình thành bệnh thoát vị đĩa đệm cổ.

Cần phát hiện sớm các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ để chữa bệnh kịp thời

Cần phát hiện sớm các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ để chữa bệnh kịp thời

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm vùng cổ gồm: Đau cổ, đau và nhức mỏi vùng gáy, đau nhức và bị tê ngón tay cái,... Cùng tìm hiểu các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nhằm phát hiện sớm bệnh và có cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hiệu quả.

Các dấu hiệu khi bị thoát vị đĩa đệm cổ

Những triệu chứng thoát vị đĩa đệm vùng cổ gây ra nhiều khó khăn trong vận động cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Do vậy, để phát hiện và chữa bệnh kịp thời, cần chú ý các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm gồm cả dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ lâm sàng, cận lâm sàng và dấu hiệu theo từng cấp độ.

Dấu hiệu lâm sàng

  • Đau nhức diện rộng: Cơn đau xuất hiện tại nơi đĩa đệm bị tổn thương, gây ra các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ như: Đau vùng cổ có đĩa đệm bị thoát vị, đau cứng cổ, đau vai gáy lan xuống cẳng tay. Ngoài ra, còn gây đau đầu, cơn đau lan xuống vùng chẩm, hố mắt,... Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ này có thể nặng hơn vào ban đêm. Mức độ đau phụ thuộc nhiều vào tình trạng chèn ép dây thần kinh của đĩa đệm bị tổn thương, có người chỉ hơi đau, trong khi đó nhiều người đau đến “chết đi sống lại”.
  • Tê ngứa ở tay và chân: Do phần đĩa đệm bị thoát vị chèn ép vào rễ dây thần kinh đi ra từ tủy sống làm tê bì tay chân, người bệnh có cảm giác châm chích như kiến bò. Triệu chứng tê bì vì bị thoát vị đĩa đệm cổ thường hay xuất hiện nhất ở ngón trỏ và ngón giữa, nhưng đôi khi tình trạng này xuất hiện ở tất cả các ngón tay. Triệu chứng tê bì thường xuất hiện khi người bệnh cầm nắm đồ đạc, lái xe hoặc xuất hiện trong giấc ngủ khiến người bệnh phải tỉnh giấc, vẩy tay cho hết tê rồi mới ngủ tiếp được. 
  • Hạn chế vận động: Cổ là nơi thực hiện nhiều động tác, nên khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cổ, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các động tác: Xoay, gập cổ, nghiêng đầu, cúi đầu,... Vì đau nhức, tê tay chân, người bệnh cũng giảm khả năng mang vác hay đi bộ, giảm khả năng vận động trong sinh hoạt thường ngày.
  • Yếu cơ: Việc các khối đĩa đệm bị thoát vị, chèn ép vào dây thần kinh tủy sống, làm ngăn cách đường dẫn truyền thần kinh vận động. Điều này diễn ra lâu ngày khiến các bắp cơ giảm đi độ co giãn. Người bệnh cầm nắm, đi đứng không vững. Nếu không được điều trị triệu chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ này sớm, người bệnh có thể bị liệt.
  • Các dấu hiệu khác: Đĩa đệm chèn ép mạch máu lên não khiến thiếu máu cục bộ, gây nên các cơn chóng mặt, hoa mắt, giảm tập trung, trí nhớ kém,... Ngoài ra, các biến chứng của thoát vị đĩa đệm còn gây ra tình trạng: Bí tiểu, táo bón, mất phản xạ, giảm cảm giác vùng sinh dục,...

Triệu chứng đau đầu, chóng mặt là các thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Triệu chứng đau đầu, chóng mặt là các thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Dấu hiệu cận lâm sàng

Chụp MRI hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ là kĩ thuật chẩn đoán chính xác nhất bệnh thoát vị đĩa đệm. Kết quả chụp MRI cho thấy các triệu chứng sau:

  • Đĩa đệm cổ nằm không đúng vị trí, lồi ra trước hoặc ra sau thân đốt sống.
  • Đĩa đệm chèn ép vào ống sống gây hẹp ống sống, chèn ép vào rễ các dây thần kinh.
  • Cột sống mất đường cong sinh lý: Vẹo, nghiêng cột sống, chiều cao các thân đốt sống giảm.

Dấu hiệu theo từng cấp độ

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ còn nặng dần theo từng cấp độ:

  • Cấp độ 1: Lúc đầu, người bệnh có cảm giác đau cứng vùng cổ nhưng không thường xuyên. Đau tăng lên khi xoay, gập cổ và khi làm việc nặng. Vì cảm giác đau không xảy ra liên tục nên khiến người bệnh nhầm lẫn với đau cổ thông thường.
  • Cấp độ 2: Cơn đau cứng vùng cổ lan dần xuống vùng vai gáy, xảy ra liên tục, nhất là khi thay đổi thời tiết, đau tăng khi thay đổi tư thế, ho, hắt hơi,.. gây khó khăn trong vận động và sinh hoạt thường ngày.
  • Cấp độ 3: Đau cứng cổ và đau vai gáy xảy ra liên tục, dữ dội, đau khiến người bệnh không thể vận động. Bắt đầu xuất hiện các cảm giác tê bì tay chân, chóng mặt, hoa mắt,... Nặng hơn có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm.

Các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ diễn biến rất nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời

Các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ diễn biến rất nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời

Các biến chứng nguy hiểm có thể đối mặt

Nếu không phát hiện sớm các thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ khiến việc chữa bệnh gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, các triệu chứng thoát vị đĩa đệm vùng cổ sẽ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm như:

  • Liệt tay chân: Đĩa đệm bị thoái hóa chèn ép vào ống sống và các dây thần kinh tủy sống, làm ngăn cản dẫn truyền thần kinh vận động khiến người bệnh không còn khả năng vận động, tàn phế suốt đời.
  • Mất cảm giác: Việc đĩa đệm chèn ép vào ống sống cũng khiến bản thân người bệnh gặp các tình trạng rối loạn về cảm giác, phản xạ như: Bí đại tiểu tiện, mất cảm giác vùng sinh dục,...
  • Đau thần kinh tọa: Người bệnh xuất hiện các cơn đau dọc theo vùng mông đến đùi, lan đến vùng cẳng chân, gây tê và khó chịu các ngón chân.
  • Thiếu máu lên não: Ngoài chèn ép vào rễ thần kinh, các đĩa đệm bị thoái hóa còn chèn ép vào mạch máu gây thiếu máu nuôi dưỡng não bộ, làm người bệnh hay chóng mặt, mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ,...
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Biểu hiện rõ nhất là người bệnh cảm thấy hoa mắt, giảm thăng bằng, đau bụng, đau ngực, nuốt khó,...

Tàn phế là biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Tàn phế là biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Việc phát hiện sớm và chính xác dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ giúp hỗ trợ tốt trong việc điều trị, ngoài ra còn ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Dưới đây là các cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mà bạn cần nên biết:

Dùng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Dùng thuốc là cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nội khoa. Các loại thuốc thường được dùng là thuốc giảm đau, chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ, các corticoid hay các thuốc giảm đau opioid,... Các thuốc này có tác dụng giảm triệu chứng đau nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, không nên lạm dụng các thuốc này quá mức do chúng gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như: Loét dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa, hại cho gan, thận,...

Dùng thuốc để chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Dùng thuốc để chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Phẫu thuật điều trị chuyên sâu cho thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Khi tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ trở nên nghiêm trọng, bắt đầu xuất hiện các biến chứng chèn ép tủy sống, chèn ép rễ dây thần kinh,...người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật can thiệp để chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cũng như đề phòng bệnh tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, khi việc điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả, người bệnh cũng có thể được tiến hành điều trị phẫu thuật. Việc phẫu thuật giúp cải thiện các tổn thương dây thần kinh và tủy sống, ngăn ngừa đau lan tỏa và làm chậm các biến chứng có thể xảy ra.

Thay đổi thói quen thường ngày

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là bệnh lý xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, các thói quen xấu thường ngày vô tình ảnh hưởng tiêu cực đến đĩa đệm của cột sống, do vậy cần thay đổi các thói quen như:

  • Lao động hợp lý: Không mang vác nặng, không ngồi quá lâu một chỗ, không thực hiện các bài thể thao quá sức.
  • Tư thế đúng: Thay đổi tư thế ngủ, ngồi thẳng lưng, đứng thẳng, không gù vẹo lưng.
  • Ăn uống điều độ: Không tiêu thụ quá nhiều chất béo, đường, thức ăn nhanh,... Lâu dần sẽ khiến các đĩa đệm bị lão hóa và xơ cứng.

Không mang vác nặng nhằm phòng tránh bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Không mang vác nặng nhằm phòng tránh bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm vùng cổ, giảm áp lực lên cột sống cũng như tăng cường khả năng hoạt động của đĩa đệm. Việc thực hiện các bài tập trị liệu cần thực hiện thường xuyên dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia, người bệnh tuyệt đối không tự ý thực hiện các bài tập nhằm tránh làm tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.

Các liệu pháp điều trị thay thế

Ngoài các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cổ trên, còn có các cách chữa trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thay thế như:

  • Châm cứu: Áp dụng châm cứu trong y học cổ truyền giúp giảm tình trạng đau vai gáy, đau cứng cổ,... Cần thực hiện liệu pháp này tại cơ sở uy tín để việc điều trị được tốt nhất.
  • Massage: Là phương pháp giúp cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm vùng cổ bằng cách xoa bóp, giúp làm giảm các cơn đau và vùng cột sống cổ được thư giãn.
  • Liệu pháp nhiệt nóng và nhiệt lạnh: Dùng đá lạnh chườm tại vị trí đau giúp làm giảm viêm, sưng tại các khớp. Ngoài ra, dùng nhiệt nóng áp vào vị trí đau có thể giúp lưu thông khí huyết, cải thiện các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm.

Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên - Xu hướng mới trong cải thiện thoát vị đĩa đệm cổ

Chữa bệnh bằng thuốc tây y về lâu dài có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Do đó, người bệnh có thể tham khảo các sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ an toàn từ các thành phần nhiên nhiên như: Vẹm xanh, cao thiên niên kiện, nhũ hương,... Đây đều là các thành phần rất tốt trong chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Trong đó, dầu vẹm xanh được chiết xuất từ con sò vẹm xanh, được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng giảm đau, chống viêm, chống oxy hóa cho các bệnh lý cột sống tốt. Từ đó, giảm nhanh các triệu chứng đau do thoái hóa đốt sống cổ đau vai gáy, cứng cổ,... Ngoài ra, dầu vẹm xanh cũng cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cột sống, đĩa đệm, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống.

Vẹm xanh có chứa nhiều Omega-3 giúp chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hiệu quả

Vẹm xanh có chứa nhiều Omega-3 giúp chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hiệu quả

Trên đây là thông tin cần biết về các thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cũng như cách nhận biết và phương pháp chữa phù hợp. Hy vọng bài viết sẽ giúp độc giả hiểu hơn về bệnh cũng như cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Bên cạnh các biện pháp điều trị tây y, người bệnh có thể tham khảo thêm các sản phẩm từ thiên nhiên như: Dầu vẹm xanh, cao thiên niên kiện,... để cải thiện tốt tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ và tăng cường sức khỏe cột sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh thoát vị đĩa đệm cổ, hãy để lại tin nhắn hoặc bình luận để được chuyên gia tư vấn hỗ trợ.

>> Xem thêm : Các bài viết tại Cốt Thoái Vương để biết thêm thông tin!

Nguồn tham khảo:

https://www.spine-health.com/conditions/herniated-disc/cervical-herniated-disc-symptoms-and-treatment-options

https://www.emoryhealthcare.org/orthopedics/cervical-herniated-disc.html

https://www.medicinenet.com/herniated_disc/article.htm

Tài liệu về thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: