Phồng đĩa đệm có chữa khỏi được không? Có phải là bệnh nặng không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Và để giúp bạn hiểu rõ và có những kiến thức đầy đủ, ngắn gọn nhất về căn bệnh này, cotthoaivuong.co sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho bạn trong bài viết dưới đây! Hãy cùng tìm hiểu!
Phồng đĩa đệm là gì? Có phải là bệnh nặng không?
Đĩa đệm là một trong những bộ phận quan trọng của cột sống, được cấu tạo bởi những vòng sợi chắc chắn xếp theo hình tròn và có chứa nhân nhầy ở bên trong, nằm ở giữa khoang của các đốt sống. Đĩa đệm có chức năng nâng đỡ cột sống, giúp cơ thể thực hiện các động tác linh hoạt và giảm xóc, bảo vệ cột sống. Phồng hay còn gọi là lồi, phình đĩa đệm là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm, xảy ra khi đĩa đệm lệch ra ngoài nhưng nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ. Phồng đĩa đệm thường xuất hiện ở cột sống thắt lưng hoặc cột sống cổ. Triệu chứng phồng đĩa đệm thường không nghiêm trọng như thoát vị đĩa đệm. Bệnh cũng gây ra các cơn đau tùy thuộc vào vùng có đĩa đệm bị phồng. Cơn đau thường xuất hiện khi ngồi, uốn người về phía trước, ho, hắt hơi, nâng vật nặng. Cũng có một số trường hợp, lồi đĩa đệm cột sống thắt lưng chèn ép lên rễ thần kinh gây ra các cơn đau lan xuống tay, chân, gây tê bì, giảm hoặc mất cảm giác.
>>> XEM THÊM: Thoát vị đĩa đệm cổ - Tiết lộ 3 bài thuốc dân gian cực hiệu quả ai cũng cần biết
Phồng đĩa đệm có chữa khỏi được không?
Trước khi trả lời câu hỏi: Phồng đĩa đệm có chữa khỏi được không chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh là gì, từ đó mới có lời giải đáp chính xác nhất! Theo các chuyên gia, phồng đĩa đệm xảy ra do:
- Yếu tố tuổi tác: Tuổi cao khiến cột sống và đĩa đệm dần bị thoái hóa, trở nên suy yếu, mất nước, giảm tính đàn hồi và lệch khỏi vị trí ban đầu.
- Người thường xuyên mang vác vật nặng, lao động sai tư thế, ngồi hoặc đứng lâu khiến cột sống và đĩa đệm chịu nhiều áp lực, dần dần gây phồng đĩa đệm.
- Chấn thương cột sống: Việc tác động một lực mạnh, đột ngột vào cột sống sẽ làm cho đĩa đệm bị chệch ra ngoài.
Vậy bị phồng đĩa đệm có chữa khỏi được không? Giới chuyên gia cho biết, đa phần các trường hợp bị phồng đĩa đệm hoàn toàn có khả năng chữa khỏi nếu người bệnh phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách. Bởi lúc này, đĩa đệm chưa bị rách, nhân nhầy vẫn ở bên trong, chỉ cần vận động đúng cách, can thiệp bằng vật lý trị liệu, kết hợp bổ sung dinh dưỡng cho đĩa đệm khỏe mạnh thì các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện, thậm chí không tái phát nữa.
Vậy thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không? Trả lời cho thắc mắc này, các chuyên gia cho rằng, thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm đã bị rách, tổn thương nên việc làm lành tổn thương là rất khó khăn, gần như không thể xảy ra. Chúng ta chỉ có thể ngăn chặn không cho tình trạng nứt rách tại đĩa đệm trầm trọng hơn mà thôi.
>>> XEM THÊM: Phồng đĩa đệm là gì và những điều cần biết
Điều trị phồng đĩa đệm như thế nào?
Nguyên tắc chung trong điều trị phồng đĩa đệm nói chung là cần đạt được cả 2 mục tiêu ngắn và dài hạn. Trước mắt cần chống viêm, giảm đau cải thiện khả năng vận động và lâu dài là phải ngăn ngừa bệnh tái phát, tránh chuyển sang giai đoạn thoát vị. Hiện nay, các phương pháp điều trị phồng đĩa đệm thường được áp dụng là:
- Dùng thuốc tây y: Các thuốc thường được sử dụng là giảm đau, chống viêm, giãn cơ, an thần, vitamin nhóm B. Các thuốc này sẽ giúp người bệnh khắc phục được các cơn đau nhưng lại chỉ có tác dụng tạm thời, hết thuốc cơn đau sẽ lại tái phát vì không tác động vào nguyên nhân "gốc rễ" của bệnh.
- Bài thuốc đông y: Theo y học cổ truyền, phồng đĩa đệm xảy ra là do tạng can, thận suy yếu, khí huyết trong cơ thể bị ứ trệ khiến cho máu không được lưu thông tốt, các chất độc, chất thải không được đào thải ra bên ngoài mà tích tụ dần trong cơ thể gây ra hiện tượng đau nhức, tê mỏi. Để khắc phục tình trạng này, các lương y thường phối hợp nhiều dược liệu quý để giúp nâng cao hiệu quả giảm đau, đồng thời, tăng cường sức khỏe can, thận, lưu thông khí huyết, từ đó cải thiện tình trạng bệnh do các nguyên nhân này. Tuy nhiên, cách thực hiện các bài thuốc này thường phức tạp, không phải ai cũng có thời gian để thực hiện.
- Bài thuốc nam chữa phồng đĩa đệm: Thường dùng là bài thuốc từ cây lá lốt, thiên niên kiện, ngải cứu,... giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả.
- Vật lý trị liệu: Đây là phương pháp được khá nhiều người áp dụng bởi bên cạnh tác dụng giảm đau, nó còn giúp kéo giãn cột sống, mâm đốt sống và dịch chuyển đĩa đệm bị phồng dần dần trở về trạng thái như ban đầu. Người bệnh nên kiên trì áp dụng các bài tập chữa phồng đĩa đệm hàng ngày để thấy rõ hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này tác dụng chậm, đòi hỏi phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới có hiệu quả. Mà cũng chỉ có tác dụng giảm đau với các trường hợp đau nhẹ và vừa chứ không khắc phục được nguyên nhân gây bệnh. Bởi vậy cần phối hợp với các biện pháp khác.
- Mổ phồng đĩa đệm: Thường hiếm khi sử dụng, chỉ đến khi phồng đĩa đệm tiến triển thành thoát vị hoặc chèn ép nhiều lên rễ thần kinh có nguy cơ tàn phế mới cân nhắc sử dụng.
Như vậy, các cách điều trị phồng đĩa đệm tuy nhiều, nhưng chưa có phương pháp nào thực sự hiệu quả, giải quyết được tất cả mục tiêu ngắn và dài hạn. Chính vì vậy, người bị phồng đĩa đệm cần tìm kiếm một phương pháp toàn diện vừa giúp cải thiện các triệu chứng lại vừa ngăn chặn bệnh tiến triển thành thoát vị đĩa đệm.
>>> XEM THÊM: Đau lưng về đêm là biểu hiện của bệnh gì?
Bị phồng đĩa đệm có nên đi bộ không?
Người bị phồng đĩa đệm nên đi bộ bởi đây là môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với mọi đối tượng. Đi bộ chỉ tác động một lực vừa phải lên cột sống, giúp các đốt sống giãn ra, tăng cường tuần hoàn máu, đĩa đệm, đốt sống và sụn khớp hấp thu tối đa dưỡng chất để tái tạo nhanh hơn, ức chế quá trình thoái hóa. Hơn nữa, việc đi bộ còn giúp kiểm soát cân nặng, giảm áp lực lên cột sống. Nếu bạn đang thừa cân thì đây cũng chính là giải pháp tuyệt vời giúp giảm cân, góp phần ngăn chặn phồng đĩa đệm tiến triển thành thoát vị đĩa đệm. Như vậy, xin nhấn mạnh một lần nữa là người bị phồng đĩa đệm nên đi bộ hàng ngày, vừa để nâng cao sức khỏe lại làm giảm triệu chứng bệnh hiệu quả, an toàn. Đây cũng là cách điều trị lồi đĩa đệm L4 L5 được nhiều người áp dụng.
Phồng đĩa đệm không phải là triệu chứng của thoái hóa của đĩa đệm (nhân nhầy mất tính đàn hồi và mất nước) nên việc sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ chỉ giúp giải quyết được phần “ngọn” mà không tác động được vào nguyên nhân. Vì thế, bệnh thường tái phát và dễ chuyển biến xấu. Hiện nay, để cải thiện và ngăn chặn phồng đĩa đệm tiến triển sang thoát vị đĩa đệm, các chuyên gia khuyên bạn nên phối hợp song song cả vật lý trị liệu và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên chứa các thảo dược quý, vitamin và khoáng chất giúp cải thiện các triệu chứng, tăng cường sức khỏe cho đĩa đệm.