Lồi đĩa đệm có chữa khỏi được không? TÌM HIỂU NGAY

Lồi đĩa đệm có chữa khỏi được không chắc chắn là quan tâm hàng đầu của bất cứ ai một khi đã mắc bệnh. Tâm lý lo lắng, hoang mang là trạng thái thường thấy của người bệnh khi được chẩn đoán bị lồi đĩa đệm. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn giải đáp băn khoăn về khả năng chữa trị và lành bệnh của chứng lồi đĩa đệm.

Lồi đĩa đệm là bệnh gì?  

Đĩa đệm là bộ phận vô cùng quan trọng của cột sống, được cấu tạo bởi những thớ sợi chắc chắn xếp theo hình vòng tâm và có chứa nhân nhầy ở bên trong. Đĩa đệm thường nằm ở giữa các đốt sống, có chức năng nâng đỡ, bảo vệ cột sống trước những rung xóc, giúp thực hiện các động tác linh hoạt, uyển chuyển hơn. Lồi đĩa đệm thuộc thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm, được mô tả là tình trạng đĩa đệm bị lệch ra bên ngoài nhưng nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, lồi đĩa đệm có thể dẫn đến thoát vị và gây ra các triệu chứng đau nhức, tê mỏi và teo cơ, thậm chí mất đi khả năng vận động, tê liệt, tàn phế,…

>>> XEM THÊM: Thoái hóa đốt sống lưng nên ăn gì để mau hồi phục?

Nguyên nhân gây lồi đĩa đệm là gì?

Lồi đĩa đệm là tình trạng khá phổ biến, nguyên nhân thường gặp là do:

- Tuổi: Tuổi càng cao, cột sống và đĩa đệm dần thoái hóa, trở nên suy yếu, giòn nên dễ bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Các dây chằng bao quanh cũng dần mất đi tính đàn hồi và dễ rách.

- Người thường xuyên mang vác vật nặng: Cột sống và đĩa đệm thường xuyên phải chịu nhiều áp lực. Lâu ngày, sẽ làm đĩa đệm bị suy yếu, xơ vữa, dẫn đến lồi đĩa đệm.

- Chấn thương cột sống: Khi có lực tác động mạnh vào cột sống sẽ làm đĩa đệm bị tổn thương, xô lệch ra bên ngoài.

- Chế độ ăn uống thiếu canxi, magiê, chondroitin sulfat,... sẽ làm cho đĩa đệm thiếu dinh dưỡng, mỏng đi, độ đàn hồi giảm và dễ bị lệch ra bên ngoài.

>>> XEM THÊM: Phình lồi đĩa đệm cột sống cổ phải làm sao?

Lồi đĩa đệm có chữa khỏi được không?

Rất nhiều người thắc mắc: “Lồi đĩa đệm có chữa khỏi được không?”. Giải đáp cho băn khoăn này, các chuyên gia cơ xương khớp cho biết: Các triệu chứng đau do lồi đĩa đệm thường nhẹ, chưa có biểu hiện hạn chế vận động. Phần nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ, chưa bị thoát hẳn ra ngoài nên chưa chèn ép lên dây thần kinh, do đó, tình trạng cũng chưa trầm trọng.

Tuy nhiên, nếu để kéo dài mà không có biện pháp xử trí, lồi đĩa đệm có thể tiến triển thành thoát vị đĩa đệm. Lúc này, phần nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài và chèn ép lên các rễ thần kinh, tủy sống, gây ra hàng loạt biểu hiện bất thường như: Đau lưng, tê mỏi, giảm khả năng vận động, teo cơ, bại liệt,… Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu phát hiện và có biện pháp điều trị đúng cách, lồi đĩa đệm có thể được chữa khỏi và ngăn chặn nguy cơ tiến triển thành thoát vị đĩa đệm. Bởi vậy, ngay khi có các biểu hiện bất thường, bạn cần lựa chọn hướng xử trí kịp thời.

>>> XEM THÊM: Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng L4 L5 như thế nào?

Điều trị lồi đĩa đệm như thế nào?

Để việc điều trị lồi đĩa đệm đạt hiệu quả cao, người bệnh cần thực hiện song song các bài tập thể dục để giúp đưa đĩa đệm dần trở về vị trí ban đầu. Đồng thời bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho đĩa đệm, cột sống chắc khỏe, đàn hồi tốt. Dưới đây là những phương pháp điều trị lồi đĩa đệm thường được áp dụng hiện nay:

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa là phương pháp dùng thuốc để tác động lên các tổn thương từ bên trong cơ thể. Có 2 kiểu điều trị nội khoa là đông y và tây y.

- Theo tây y: Các thuốc thường sử dụng là giảm đau, kháng viêm, an thần, giãn cơ và vitamin nhóm B liều cao. Mặc dù giúp cải thiện cơn đau nhanh chóng nhưng các thuốc này chỉ làm giảm triệu chứng chứ chưa tác động vào căn nguyên gây bệnh do thiếu dinh dưỡng, quá trình thoái hóa đĩa đệm nên bệnh vẫn có thể tái phát. Đến khi bệnh tiến triển thành thoát vị đĩa đệm với các triệu chứng nặng thì sẽ phải cân nhắc phẫu thuật, chi phí tốn kém và có nhiều rủi ro đi kèm.

- Theo đông y: Cơ chế của các bài thuốc đông y là bồi bổ lục phủ ngũ tạng bị suy yếu, giúp lưu thông khí huyết, cân bằng âm dương, bổ sung dưỡng chất và dược chất cho tạng can và thận. Điều này giúp cho các tạng bị tổn thương dần khỏe mạnh trở lại, hoạt động bình thường và giảm tình trạng đau nhức hiệu quả.

Vật lý trị liệu

Người bệnh lồi đĩa đệm nên phối hợp với các bài tập vật lý trị liệu hoặc tập thể dục phù hợp. Việc này sẽ giúp kéo giãn cột sống, dịch chuyển đĩa đệm trở lại vị trí ban đầu. Hoặc phối hợp với các liệu pháp nhiệt – chườm nóng, lạnh (túi chườm, muối rang, ngải cứu), massage, châm cứu, điện châm, laser,… để cải thiện cơn đau nhanh hơn.

Như vậy, để có thể cải thiện và phòng ngừa lồi đĩa đệm, bạn cần phối hợp cả biện pháp dùng thuốc kết hợp luyện tập nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lồi đĩa đệm có thể chữa khỏi, ngăn chặn biến chứng thoát vị đĩa đệm nếu được phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục kịp thời. Để làm được điều này, bạn cần bổ sung dinh dưỡng cho đĩa đệm, xương khớp, giúp tăng cường sức khỏe của cột sống, làm chậm quá trình lão hóa, từ đó cải thiện tình trạng lồi đĩa đệm hiệu quả.