Các Phương Pháp Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả Và An Toàn

Chữa thoát vị đĩa đệm thế nào hiệu quả?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm nhưng không phải cách nào cũng cho hiệu quả cao. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này hãy ĐỌC NGAY bài viết sau để hiểu rõ về bệnh thoát vị đĩa đệm và cách chữa trị phổ biến, an toàn, hiệu quả.

Tìm hiểu chung về bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm thuộc nhóm bệnh lý về cột sống phổ biến hiện nay. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi vị trí bình thường. Thông thường, nhân nhầy trong đĩa đệm được bao bọc bởi một lớp bao xơ bên ngoài. Tuy nhiên, nếu bao xơ này bị rách một phần hoặc hoàn toàn, mất khả năng bao bọc nhân nhầy khiến chúng bị tràn ra ngoài, chèn ép vào các rễ dây thần kinh hoặc tủy sống gây đau.

thoat-vi-dia-dem-la-tinh-trang-nhan-nhay-tran-ra-ngoai-chen-ep-day-than-kinh.jpg

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy tràn ra ngoài chèn ép dây thần kinh

Bệnh thường gặp ở người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa do đặc thù công việc, thói quen sinh hoạt hoặc chế độ dinh dưỡng không phù hợp.

Việc phát hiện sớm bệnh có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị thoái hóa đĩa đệm cột sống và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nhận biết thoát vị đĩa đệm qua các triệu chứng thường gặp

Khác với các cơn đau cổ hay thắt lưng thông thường, cơn đau trong thoát vị đĩa đệm thường có một số đặc điểm điển hình như: đau dây thần kinh tọa, đau chi, ngứa hoặc tê chân tay, yếu cơ,...

Đau dây thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa hay đau thần kinh hông to là tình trạng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Đau có xu hướng lan từ thắt lưng xuống mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá chân và đầu các ngón chân. Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh.

dau-day-than-kinh-toa-la-bieu-hien-cua-nguoi-thoat-vi-dia-dem.jpg

Đau dây thần kinh tọa là biểu hiện thường gặp của người thoát vị đĩa đệm

Đau chân hoặc tay

Triệu chứng bệnh điển hình mà bạn có thể nhận ra ngay là đau chi. Tùy vào nơi bị thoát vị làm xuất hiện các cơn đau tại các vị trí khác nhau. Đau cánh tay, bàn ngón tay thường gặp trong thoát vị đĩa đệm cổ. Đau hông đùi, cẳng chân đến bàn ngón chân thường gặp trong thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Đau tăng khi thay đổi tư thế, xoay người, ho, hắt hơi,...

Ngứa hoặc tê

Do các dây thần kinh bị kích thích bởi tình trạng thoát vị đĩa đệm, nhiều người sẽ gặp phải triệu chứng ngứa, nóng ran, tê bì, châm chích một vùng da cánh tay, đùi, cẳng chân. Nếu thấy bản thân đang có những dấu hiệu trên, hãy đi thăm khám sớm để việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống được hiệu quả.

Yếu cơ hoặc bị teo

Việc các nhân nhầy tràn ra ngoài, chèn ép vào các dây thần kinh gây đau dai dẳng, khiến người bệnh ngại vận động dẫn tới yếu cơ. Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ dây thần kinh, mạch máu làm cho việc cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào cơ không đầy đủ cũng dẫn đến tình trạng yếu cơ. Nếu không được khám và điều trị thoát vị đĩa đệm kịp thời có thể gây teo cơ, liệt cơ.

thoat-vi-dia-dem-gay-yeu-co-ngai-van-dong.jpg

Thoát vị đĩa đệm gây yếu cơ, ngại vận động

Khi nào cần gặp bác sĩ để khám và điều trị thoát vị đĩa đệm?

Nhìn chung, thoát vị đĩa đệm nên được điều trị sớm nhất có thể để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu triệu chứng đau lưng, đau cổ của bạn kèm theo một số dấu hiệu như đã nói: Đau dọc theo đường đi của dây thần kinh, ngứa hoặc tê bì chân tay, mỏi cơ, yếu cơ,... bạn nên đi khám để xác định chính xác nguyên nhân. Nếu là bệnh về đĩa đệm, các y bác sĩ sẽ hỗ trợ bạn các cách điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp tùy theo giai đoạn, tình trạng của bệnh.

Đặc biệt, khi xuất hiện tình trạng đau trở lên dữ dội, đau như dao đâm vào thắt lưng, đại tiểu tiện không tự chủ,... bạn nên đi khám càng sớm càng tốt do đây là dấu hiệu bệnh đang tiến triển nặng. Việc không chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống kịp thời, có thể dẫn tới nguy cơ liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể.

9 Cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Việc chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả phụ thuộc nhiều vào tình trạng, giai đoạn tiến triển bệnh. Hiện có nhiều phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm đem lại hiệu quả cao như: Dùng thuốc tây, ngâm chân, massage xoa bóp hay kéo giãn cột sống,...

Chữa thoát vị đĩa đệm dùng thuốc

Đây là cách chữa trị thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất được sử dụng cho người thoát vị đĩa đệm do tác dụng làm giảm đau nhanh, hiệu quả. Một số thuốc được sử dụng nhiều như:

  • Thuốc giảm đau chống viêm non-steroid: Ibuprofen, naproxen,... Thuốc ức chế quá trình hình thành các chất trung gian gây viêm, gây đau nên có tác dụng nhanh trong việc giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, các thuốc này không nên sử dụng dài ngày do dùng lâu làm tăng nguy cơ loét dạ dày, hại gan thận,...

  • Thuốc giãn cơ như: Tolperisone, eperisone,... thường được sử dụng trong các trường hợp thoát vị đĩa đệm có đau cứng cơ nhờ tác dụng làm mềm cơ.

  • Vitamin nhóm B (B1, B6, B12): Đôi khi bác sĩ cũng bổ sung vitamin nhóm B cho người bị bệnh thoát vị đĩa đệm. Vitamin nhóm B tham gia vào quá trình chuyển hóa acid amin, tạo GABA - ức chế dẫn truyền cảm giác đau. Giúp chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả hơn.

  • Dùng corticosteroid: Thuốc thường dùng là prednisolon, dexamethason,... Corticoid thường không được sử dụng đường toàn thân do nhiều tác dụng phụ. Trong bệnh lý thoát vị đĩa đệm, corticoid thường được đưa vào cơ thể bằng phương pháp tiêm ngoài màng cứng. Đây là nhóm thuốc có tác dụng chữa trị thoát vị đĩa đệm như chống viêm mạnh, giảm nhanh các triệu chứng viêm tại chỗ cũng như các triệu chứng khác của bệnh.

dung-thuoc-tay-y-giup-giam-cac-trieu-chung-thoat-vi-dia-dem.jpg

Dùng thuốc tây y là một trong những cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống hiệu quả

Chữa trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc

Việc dùng thuốc thường khiến cơn đau do thoát vị đĩa đệm giảm nhanh chóng sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau vẫn còn, người bệnh có thể tham khảo thêm một số cách chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm khác như:

Ngâm chân cải thiện đau do thoát vị đĩa đệm

Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm cột sống này khá đơn giản và bạn có thể thực hiện tại nhà theo các gợi ý như sau:

  • Ngâm chân bằng nước ấm pha muối, gừng hoặc ngải cứu, lá lốt,... để giúp lưu thông khí huyết, ngủ ngon, thải độc tốt hơn.

  • Có thể dùng hộp đá muối để thuận tiện cho việc sử dụng. Bạn chỉ cần cắm điện khoảng 10 phút, nước sẽ ấm lên. Lúc này bạn có thể đặt chân lên để làm ấm các huyệt đạo ở chân và dẫn truyền lên toàn cơ thể.

Lưu ý: Sau khi ngâm đặt chân thì không được đi chân đất, không được rửa nước để tránh bị nhập hàn nhiễm lạnh.

Chườm, sấy giảm đau

Có thể sử dụng nhiều thiết bị khác nhau để làm ấm cơ thể giúp chữa khỏi thoát vị đĩa đệm như sau:

  • Lấy máy sấy tóc sấy từ lòng bàn chân, khuỷu gối đến háng, bụng, tay, nách, ngực, vai gáy và đầu.

  • Dùng túi chườm nóng chườm vùng cổ và lưng.

  • Rang muối hột, ngải cứu rồi chườm vào chỗ đau.

  • Nên thực hiện một trong các biện pháp trên ngày 2 lần, sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.

Mát xa, xoa bóp cho người bị thoát vị đĩa đệm

Mát xa là cách chữa trị thoát vị đĩa đệm khá hiệu quả, phương pháp làm giãn cơ, giúp lưu thông khí huyết và giảm đi các cơn đau. Tuy nhiên biện pháp này yêu cầu người tiến hành có chuyên môn, kỹ thuật nên bạn cần đến các trung tâm y tế để được thực hiện, không nên tự ý làm tại nhà. Việc không thực hiện đúng động tác có thể khiến các khối cơ bị vón cục gây đau nặng hơn.

Lưu ý: Sau khi mát xa đặc biệt bằng gừng và đá nóng, bạn nên mặc kín khi ra ngoài trời lạnh để tránh cảm lạnh.

mat-xa-giup-giam-dau-cho-nguoi-bi-thoat-vi-dia-dem.jpg

Chữa đau lưng thoát vị đĩa đệm bằng mát xa

Vận động thể dục, thể thao giảm thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm chữa bằng cách nào? Luyện tập thể dục thể thao cũng là một cách được nhiều chuyên gia gợi ý. Tuy nhiên, mùa lạnh này bạn thường rất ngại ra ngoài, lười vận động tập thể dục vì khi mồ hôi ra kết hợp gió lạnh lùa vào, cơ thể nhiễm lạnh và dễ bị bệnh nặng hơn. Thay vào đó, bạn có thể thực hiện các động tác tại giường, tại sàn, ưu tiên tập các tư thế nằm ngửa.

  • Xoa tai, vuốt mặt, vò tai… thông qua động tác xoa, vuốt trên da nhằm gia tăng nhiệt để kích thích máu lưu thông.
  • Xoay các khớp tay, chân khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày để cảm nhận được hiệu quả tăng tuần hoàn rõ rệt, người ấm lên sau mỗi lần tập, rất dễ chịu.

Phương pháp kéo nắn xương khớp

Chữa thoát vị đĩa đệm với phương pháp kéo nắn khớp như thế nào? Phương pháp này sử dụng thao tác nắn chỉnh xương khớp nhẹ nhàng, điều chỉnh vùng cơ, dây chằng về đúng vị trí, giảm áp lực chèn ép lên các dây thần kinh. Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề chuyên môn về thoát vị đĩa đệm để tránh biến chứng có thể xảy ra.

Lưu ý: phương pháp này thường được sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, không dùng cho trường hợp thoát vị đĩa đệm cổ do có nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

nan-chinh-xuong-khop-giup-dieu-chinh-co-day-chang-ve-dung-vi-tri.jpg

Nắn chỉnh xương khớp giúp điều chỉnh cơ, dây chằng về đúng vị trí

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng điều trị ngoại khoa hiệu quả

Khám và điều trị thoát vị đĩa đệm ngoại khoa thường được chỉ định trong trường hợp điều trị thoát vị đĩa đệm nội khoa không cải thiện từ 6 tuần trở lên hoặc thoát vị đĩa đệm chèn ép toàn bộ rễ thần kinh vùng dưới thắt lưng gây đại tiểu tiện mất kiểm soát, mất cảm giác vùng hậu môn, sinh dục.

Trong hầu hết các trường hợp, việc phẫu thuật được thực hiện để loại bỏ phần nhô ra của đĩa đệm, giải phóng sự chèn ép rễ dây thần kinh. Tuy nhiên, trong một số tình huống có thể cần tiến hành loại bỏ toàn bộ đĩa đệm, thay thế bởi một đĩa đệm nhân tạo để tăng sự ổn định cho đốt sống. Vì thế tùy theo trường hợp mà thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm sẽ khác nhau.

Uống chế phẩm từ dầu vẹm xanh giúp cải thiện đau do thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm nêu trên, một phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả khác mà bạn có thể tham khảo đó là sử dụng các chế phẩm từ dầu vẹm xanh. Phương pháp này được nhiều người quan tâm nhờ sở hữu các đặc điểm ưu việt như hiệu quả, an toàn và không có tác dụng phụ.

Dầu vẹm xanh được chiết xuất từ con sò vẹm xanh, một loài sinh vật sống ở biển nổi tiếng với hàm lượng dinh dưỡng cao. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong dầu vẹm xanh chứa nhiều hoạt chất cần thiết cho quá trình phát triển, phục hồi sụn khớp như: Omega 3, canxi, magie, vitamin,...

Trong bệnh lý thoát vị đĩa đệm, dầu vẹm xanh cho kết quả giảm đau, chống viêm tốt nên có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau của bệnh nhanh chóng. Nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho thấy: Dầu vẹm xanh cho tác dụng tốt đến rất tốt trong việc giảm tỉ lệ cứng khớp, sưng khớp, đau khớp, phục hồi khả năng vận động. Tất cả là nhờ dầu vẹm xanh chứa một lượng lớn omega 3 - một acid béo chưa bão hòa có tác dụng giảm đau, giảm viêm, chống oxy hóa cực kỳ tốt.

dau-vem-xanh-co-nhieu-omega-3-tot-cho-nguoi-thoat-vi-dia-dem.jpg

Dầu vẹm xanh có nhiều omega 3 tốt cho người thoát vị đĩa đệm

Ngoài ra, dầu vẹm xanh còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào cho khớp do chứa nhiều protein, canxi, vitamin và muối khoáng,... Điều này giúp giải quyết gốc rễ của bệnh là tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng gây thoái hóa sụn khớp, bao xơ, mất nước ở nhân nhầy dẫn tới thoát vị đĩa đệm.

Nhiều người băn khoăn khi đang dùng thuốc tây có dùng được các sản phẩm chứa dầu vẹm xanh không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể dùng chung do dầu vẹm xanh không chứa bất kỳ chất nào có nguy cơ tương tác với thuốc tây. Việc dùng chung còn làm tăng tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh nhờ một bên tác dụng nhanh, mạnh, một bên tác động vào căn nguyên gốc rễ, từ đó cải thiện triệu chứng đau hiệu quả, lâu dài.

>> Xem thêm : Các bài viết tại Cốt Thoái Vương để biết thêm thông tin!

Như vậy có thể thấy, cách chữa thoát vị đĩa đệm khá đa dạng. Mỗi phương pháp lại phù hợp với một mức độ, tình trạng bệnh khác nhau. Việc nắm vững cách chữa thoát vị đĩa đệm giúp người bệnh có sự lựa chọn điều trị phù hợp với bệnh tình của mình. Bên cạnh đó, đừng quên phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng việc thay đổi các thói quen xấu về tư thế trong lao động và sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn còn thắc mắc về cách chữa thoát vị đĩa đệm nào hiệu quả, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc để lại bình luận để được tư vấn điều trị thoát vị đĩa đệm chi tiết.