Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt có khỏi không là vấn đề được nhiều độc giả quan tâm gửi về cho chúng tôi. Bởi họ cho rằng, đây là phương pháp an toàn và khá hiệu quả đã được ứng dụng trong điều trị nhiều năm nay. Vậy có thể chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt không? Cách triển khai ra sao và cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Liệu có thể chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt? 

Câu trả lời là bạn có thể áp dụng biện pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt để làm giảm nhanh chóng các cơn đau. Bấm huyệt là phương pháp tác động trực tiếp vào dây thần kinh, huyệt đạo, mạch máu,… nhằm đả thông kinh mạch, điều hòa khí huyết được tốt hơn. Những huyệt vị trên cơ thể thường là đầu mối của các dây thần kinh và mạch máu. Theo đó mà các lương y từ thời cổ chí kim đã khám phá ra phương pháp bấm huyệt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt cho hiệu quả tốt nếu được thực hiện đúng cách

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt cho hiệu quả tốt nếu được thực hiện đúng cách

Các chuyên gia cho rằng, chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt giúp đả thông kinh mạch, tăng tuần hoàn máu, làm giãn cơ vùng thắt lưng và giảm cơn đau. Cách này góp phần giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép, giảm viêm, giãn cơ.

Vì vậy, hoàn toàn có thể chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt. Tuy nhiên, hiệu quả của biện pháp này phụ thuộc nhiều vào mức độ nghiêm trọng, tình trạng của người bệnh và thường chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Muốn kéo dài hiệu quả người bệnh cần phải áp dụng thường xuyên hoặc kết hợp với biện pháp xoa bóp, dùng thuốc, các sản phẩm bổ trợ từ thiên nhiên.

Đối tượng nên bấm huyệt điều trị thoát vị đĩa đệm

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt là biện pháp được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền, tuy nhiên không phải ai cũng nên áp dụng biện pháp này. Bấm huyệt chỉ thật sự hiệu quả với một số đối tượng như:

  • Người bị thoát vị độ 1-3.
  • Người bị phình lồi đĩa đệm.
  • Người có thể chịu được các tác động cơ học nặng, thể trạng tốt.

Nên bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm khi bệnh ở giai đoạn 1,2,3

Nên bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm khi bệnh ở giai đoạn 1,2,3

Một số đối tượng nên tránh sử dụng biện pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm như:

  • Người vẹo cột sống.
  • Người thoái hóa cột sống nặng.
  • Người bị tái phát thoát vị đĩa đệm sau phẫu thuật.
  • Người bị thoát vị đĩa đệm thể trung tâm.

Hướng dẫn cách day bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm chuẩn nhất

Để có thể cải thiện triệu chứng đau do thoát vị đĩa đệm, người bệnh muốn chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt cần xác định chính xác vị trí huyệt đạo. Cụ thể:

Xác định các vị trí huyệt đạo

  • Huyệt thận du: Cách bờ dưới mỏm gai đốt sống lưng 2 một tấc rưỡi về phía ngoài.
  • Huyệt đại trường du: Cách bờ dưới mỏm gai đốt sống lưng 4 một tấc rưỡi về phía ngoài.
  • Huyệt cách du: Cách bờ dưới mỏm gai đốt sống lưng 6 một tấc rưỡi về phía ngoài.

Vị trí các huyệt đạo nên chú ý khi chữa thoát vị đĩa đệm

Vị trí các huyệt đạo nên chú ý khi chữa thoát vị đĩa đệm

Tiếp theo là hướng dẫn cụ thể về cách day bấm huyệt:

Thực hiện giãn cơ vùng mông và lưng

Là biện pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt sử dụng tác động cơ học như day, lăn, bóp để làm mềm, thư giãn các cơ vùng lưng, mông.

  • Day: Hơi dùng sức ở gốc bàn tay (gần cổ tay) ấn xuống da người bệnh, di chuyển theo đường tròn sao cho da người bệnh di chuyển theo đường đi của tay. 
  • Lăn: Dùng mu bàn tay và ô mô út tác động một lực để trượt, lăn trên lưng của người bệnh. 
  • Bóp: Dùng 2 bàn tay hoặc 2 ngón cái và ngón trỏ, cũng có thể dùng ngón đeo nhẫn và ngón cái để vừa bóp vừa kéo phần thịt lên.
  • Thực hiện cả 3 động tác trên từ đốt sống lưng D7 đến mông ba lần.

Dùng hai bàn tay hoặc 2 ngón tay bóp nhẹ nhàng giúp thư giãn cơ

Dùng hai bàn tay hoặc 2 ngón tay bóp nhẹ nhàng giúp thư giãn cơ

Tác động trực tiếp lên vị trí thoát vị đĩa đệm

  • Ấn, day, xoa đều bằng ngón cái theo chiều kim đồng hồ tại các huyệt: Thận du, đại trường du, giáp tích ở đốt sống L1-S1. Thực hiện từ 3-5 phút để giảm co cơ.
  • Bấm huyệt: Dùng đầu ngón cái bấm các huyệt đạo trên. Khi bấm, ngón tay cái gập vuông góc, tăng dần lực đến khi người bệnh thấy hơi căng tức, chú ý không day trong quá trình bấm huyệt.
  • Nắn chỉnh đĩa đệm: Dùng ngón cái ấn nắn vùng thoát vị đĩa đệm (được xác định trên phim CT) theo nguyên tắc nghịch hướng, đối lực. Chú ý dùng lực vừa phải, phù hợp với khả năng chịu đựng của người bệnh, nên thực hiện trong 3-5 phút.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt nên được thực hiện hàng ngày trong 30 ngày liên tiếp. Tùy theo thể trạng là thực hay hư và khả năng chịu đau mà sử dụng lực phù hợp với người bệnh.

Việcchữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt đem lại kết quả giảm đau khá tốt cho người bệnh. Ngoài ra, biện pháp này cũng tương đối rẻ, không yêu cầu sử dụng các loại thiết bị máy móc hiện đại và không xâm lấn nên tương đối an toàn. Tuy nhiên, việc chỉ sử dụng bấm huyệt chỉ có tác dụng giảm đau đơn thuần, thời gian phát huy tác dụng ngắn khoảng vài giờ, mà không giải quyết nguyên nhân sâu xa gây bệnh là sự thiếu hụt dưỡng chất nên các cơn đau vẫn tái phát thường xuyên.

Vì vậy, người bệnh nên sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên chứa dầu vẹm xanh đã được nghiên cứu cho hiệu quả giảm đau lâu dài và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cột sống. Nghiên cứu được thực hiện bởi Kajal Chakraborty và cộng sự đăng tải trên Pubmed năm 2018 cho thấy: Các hoạt chất được chiết tách từ vẹm xanh có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và có nhiều tiềm năng ứng dụng trong các bệnh lý cột sống, xương khớp.

Vẹm xanh hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt

Vẹm xanh hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt

Đặc biệt, tác dụng của dầu vẹm xanh được tăng lên khi sử dụng cùng các loại thảo dược khác như: Thiên niên kiện, nhũ hương và vitamin K2, B1, B2, canxi, glycine, MSM,... giúp nâng cao hiệu quả giảm đau đớn, vận động linh hoạt, uyển chuyển hơn, đĩa đệm đàn hồi tốt, dẻo dai, cột sống chắc khỏe.

Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những hướng dẫn chi tiết về cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt. Nếu có thắc mắc gì về bấm huyệt hoặc về cách dùng phối hợp với các thảo dược tự nhiên, hãy để lại bình luận để được chúng tôi giải đáp.

>> Xem thêm : Các bài viết tại Cốt Thoái Vương để biết thêm thông tin!

Nguồn tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31353543/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7932783/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29496679/