Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không? Tư thế nằm và đệm nằm như nào?

Thoát vị đĩa đệm khiến lưng đau nhức, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người cho rằng nằm nhiều có thể giúp giảm đau hiệu quả. Vậy bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không? Tư thế nằm khi bị thoát vị đĩa đệm như thế nào để thoải mái nhất? Cách chọn đệm phù hợp dành cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ra sao? Mời bạn tìm hiểu ngay sau đây!

Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ đĩa đệm bị rách, nứt do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc chấn thương, khiến nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, chèn ép vào tủy sống, các rễ thần kinh gây đau nhức khó chịu.

Khi bị đau nhức ở lưng, nhiều người có xu hướng nằm nhiều, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo: Người bị thoát vị đĩa đệm không nên nằm nhiều mà chỉ nên nằm nghỉ ngơi khi cơn đau nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng với các phương pháp điều trị như: Sử dụng thuốc, vật lý trị liệu,...

Bi-thoat-vi-dia-dem-co-nen-nam-nhieu-khong.jpg

Bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không?

Vận động nhẹ nhàng rất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm bởi điều này không chỉ tốt cho cột sống mà còn giúp tinh thần thoải mái, thư giãn, nâng cao sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời mà vận động mang lại cho người bệnh thoát vị đĩa đệm:

- Giúp cột sống chắc khỏe, vận động linh hoạt: Vận động hàng ngày sẽ giúp hạn chế hư tổn ở cột sống nói riêng, xương khớp toàn cơ thể nói chung, tăng cường lưu thông máu, giảm tình trạng cứng khớp, từ đó cải thiện cơn đau hiệu quả.

- Kiểm soát cân nặng: Vận động là một trong những phương pháp được bác sĩ khuyến khích khi giảm cân. Trong khi đó, nằm nhiều lại làm tăng nguy cơ gây thừa cân, béo phì, một trong những yếu tố khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm nặng hơn.

- Tăng cường dưỡng chất quan trọng cho cột sống, đĩa đệm: Vận động sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, từ đó giúp chất dinh dưỡng đến với đốt sống, đĩa đệm nhiều hơn, mang lại sự khỏe mạnh cho cột sống, ngăn ngừa các bệnh lý về cột sống hiệu quả.

Tư thế nằm đúng cách để chữa thoát vị đĩa đệm

Tư thế nằm cũng đóng góp một phần quan trọng trong hiệu quả điều trị cơn đau thoát vị đĩa đệm. Vậy người bệnh thoát vị đĩa đệm nên nằm như thế nào để khi ngủ dậy không còn đau nhức lưng? Bạn có thể tham khảo những cách nằm được nhiều người bệnh áp dụng như sau:

- Nằm nghiêng, co gối: Tư thế này phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm vùng lưng. Người bệnh nên nằm nghiêng người sang một bên, 2 chân gập lại và co lên gần ngực, 2 tay thả lỏng thoải mái.

- Nằm nghiêng và có 1 chiếc gối kẹp giữa 2 chân: Tư thế này khá giống tư thế nằm nghiêng co gối ở trên. Tuy nhiên, bạn có thể kẹp một chiếc gối mềm, mỏng giữa 2 đầu gối để thoải mái và dễ chịu hơn.

Dau-cot-song-that-lung-co-hoc-thuong-lien-quan-den-dia-dem-cot-song.jpg

Một số tư thế nằm khi bị thoát vị đĩa đệm được bác sĩ khuyến cáo

- Nằm sấp, kê gối dưới bụng: Phù hợp khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Bạn nằm sấp trên giường, kê một chiếc gối mỏng, mềm dưới bụng để giúp phần cột sống thẳng. Tuy nhiên, tư thế nằm thoát vị đĩa đệm này có thể gây tức ngực, ảnh hưởng đến tim, phổi, do đó người bệnh không nên duy trì quá lâu.

- Nằm ngửa, kê gối dưới chân: Đây là tư thế nằm thoát vị đĩa đệm được nhiều bác sĩ khuyến cáo. Nằm ngửa trên giường, đầu kê gối phù hợp, một chiếc gối khác kê dưới đầu gối để giúp cột sống thẳng, cân bằng áp lực lên cột sống, từ đó cải thiện cơn đau thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Vai trò của đệm nằm và cách chọn đệm phù hợp 

Nhiều người thắc mắc: Bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm nệm không? Như ở trên đã trả lời, người thoát vị đĩa đệm không nên nằm nhiều nhưng khi nằm nghỉ ngơi hoặc buổi tối ngủ cần lựa chọn loại đệm phù hợp, giúp giảm đau lưng, mang lại giấc ngủ chất lượng cao.

Chọn đệm cứng hay mềm? 

Chọn đệm cứng hay mềm khi bị thoát vị đĩa đệm là băn khoăn của không ít người. Các chuyên gia khuyến cáo rằng: Người bệnh không nên chọn đệm quá cứng hoặc quá mềm bởi:

- Đệm quá cứng sẽ làm cho phần cơ thể tiếp xúc với đệm như lưng, vai, hông bị đau, khó chịu. Không những thế, đệm quá cứng còn khiến cột sống bị cong, làm trầm trọng thêm triệu chứng thoát vị đĩa đệm.

- Đệm quá mềm sẽ khiến lưng bị cong vẹo khi nằm, làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh.

Do đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên chọn loại đệm có độ cứng vừa phải để mang lại cảm giác thoải mái khi nằm nghỉ ngơi, đồng thời giúp cột sống giữ được đường cong sinh lý tự nhiên, cải thiện cơn đau hiệu quả. 

Chon-dem-phu-hop-giup-ban-giam-dau-lung-do-thoat-vi-dia-dem-hieu-qua.jpg

Chọn đệm phù hợp giúp người bệnh giảm đau lưng do thoát vị đĩa đệm

Độ dày đệm phù hợp 

Đệm mỏng sẽ không đủ độ dày giúp nâng đỡ cơ thể khi ngủ, gây đau lưng khó chịu. Do đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên chọn đệm có độ dày phù hợp, không nên chọn loại quá mỏng.

Chất liệu và loại đệm

Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên chọn các chất liệu đệm được làm từ cao su tự nhiên hoặc cao su nhân tạo. Đây là các loại đệm có độ đàn hồi tốt, mang lại cảm giác thoải mái, thông thoáng, dễ chịu, giúp cột sống được nâng đỡ tự nhiên và giảm đau lưng do thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Bên cạnh đó, bạn nên chọn đệm lò xo và đệm bông ép có độ cứng vừa phải. Đây là các loại đệm chắc chắn, giúp cột sống được thoải mái, thư giãn khi ngủ, phù hợp với người bị đau lưng, thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, bạn nên thay đệm mới sau khoảng 5 - 6 năm sử dụng bởi đệm cũ thường mất tính đàn hồi, lún xuống, không tốt cho cột sống. Điều này có thể làm mức độ đau do thoát vị đĩa đệm trở nên trầm trọng hơn.

Lời khuyên trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm

Nằm nghỉ ngơi giúp cải thiện cơn đau do thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp tạm thời, hỗ trợ giảm đau chứ không mang lại hiệu quả điều trị lâu dài, triệt để. Do đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên lưu ý:

- Tuân thủ chặt chỉ định điều trị của bác sĩ để mang lại hiệu quả tối đa.

- Không nên ngồi một chỗ quá lâu. Sau mỗi 45 phút - 1 giờ, bạn nên đứng dậy đi lại để cột sống thư giãn.

Khong-nen-ngoi-mot-cho-qua-lau-de-tranh-lam-tram-trong-them-con-dau-thoat-vi-dia-dem.jpg

Không nên ngồi một chỗ quá lâu để tránh làm trầm trọng thêm cơn đau thoát vị đĩa đệm

- Hạn chế mang vác quá sức hoặc chơi các môn thể thao, vận động cường độ mạnh.

- Tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút/ngày với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội,...

- Uống nhiều nước, có chế độ ăn uống khoa học, hạn chế uống rượu bia, sử dụng chất kích thích,...

- Sinh hoạt khoa học, không thức khuya, tránh căng thẳng.

- Kiểm soát cân nặng, tránh để thừa cân, béo phì.

- Sử dụng sản phẩm thiên nhiên chứa dầu vẹm xanh để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát. Dầu vẹm xanh là dược liệu đã được nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh tác dụng tuyệt vời cho xương khớp nói chung, cột sống nói riêng. Nhờ thành phần rất giàu omega 3, omega 6, glucosamine, chondroitin,… dầu vẹm xanh có tác dụng giảm đau, kháng viêm khi bị thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Ngoài ra, dầu vẹm xanh còn cung cấp các dưỡng chất giúp giúp cột sống luôn chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa, từ đó ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát.

Dau-vem-xanh-giup-cai-thien-con-dau-ngan-ngua-thoat-vi-dia-dem-tai-phat.jpg

Dầu vẹm xanh giúp cải thiện cơn đau, ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không và cách lựa chọn đệm, phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Nếu còn thắc mắc khác cần được tư vấn, bạn hãy để lại bình luận ở phía dưới để chúng tôi hỗ trợ nhé

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/healthy-sleep/best-sleeping-position-for-lower-back-pain

https://www.orthobethesda.com/blog/how-to-sleep-with-a-herniated-disc/

https://nyboneandjoint.com/blog/the-best-ways-to-sit-and-sleep-if-you-have-a-herniated-disc/