[GIẢI ĐÁP] Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ? Xem ngay!

Thoát vị đĩa đệm gây ra các cơn đau dai dẳng, nhức nhối. Nhiều người muốn tập luyện để giảm bệnh, vậy thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ? Cần chú ý gì khi đi bộ trị thoát vị đĩa đệm? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây!

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? 

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí the American College of Rheumatology (ACR) cho thấy, đi bộ 6.000 bước mỗi ngày (khoảng 5km) sẽ làm giảm nguy cơ cũng như cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm hiệu quả hơn.

Theo thống kê, gần 27 triệu người Mỹ trên 25 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây hạn chế vận động hiện nay, bệnh cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày như đi bộ, làm việc gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, dữ liệu từ trung tâm Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia Hoa Kỳ cho rằng 80% người bệnh thoát vị gặp khó khăn trong vận động hàng ngày, 11% số đó cần sự trợ giúp trong việc chăm sóc cá nhân.

Các nhà khoa học đã đo bước đi hàng ngày của 1.788 người bệnh, người có nguy cơ mắc và đánh giá tình trạng thoát vị đĩa đệm khi đi bộ sau 2 năm.

Kết quả cho thấy, với mỗi 1.000 bước đi bộ tăng thêm mỗi ngày giúp giảm 16 - 18% nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Tiến sĩ Daniel White, trưởng nhóm nghiên cứu kết luận: “Đi bộ là một hoạt động tiêu hao ít calo hơn các vận động khác, tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy 6.000 bước mỗi ngày là ngưỡng tốt nhất. Đối tượng mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh nên đi bộ ít nhất 3.000 bước hoặc nhiều hơn mỗi ngày, cuối cùng tiến đến mục tiêu 6.000 bước để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn và hạn chế ảnh hưởng của bệnh đến khả năng vận động”.

Như vậy, người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Câu trả lời là có, đi bộ đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích như:

- Tăng cường độ dẻo dai cơ bắp, giúp các khớp linh hoạt hơn, giảm khô khớp, cứng khớp.

- Cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm, ngăn ngừa bệnh tiến triển ở những đối tượng có nguy cơ cao.

- Tăng cường lưu thông máu, giúp tinh thần thoải mái, phòng ngừa các bệnh về tim mạch.

Lưu ý khi đi bộ cần nhớ cho người bị thoát vị đĩa đệm 

Có rất nhiều lợi ích mang lại cho người bị thoát vị đĩa đệm đi bộ. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau để hoạt động đi bộ mang lại hiệu quả cao nhất:

- Nhìn thẳng về phía trước khi đi bộ, thả lỏng toàn thân. Giữ thẳng người khi đi, hạn chế chúi ra phía trước hoặc ngửa về sau quá nhiều, vung tay ở biên độ vừa phải, nhẹ nhàng. Tiếp đất bằng gót chân trước rồi đến cả bàn chân, sau đó là mũi chân.

- Không mang theo, cầm nắm nhiều đồ vật khác kể cả đồ ăn, thức uống hay dắt trẻ em theo. Điều này có thể làm sai lệch tư thế, chi phối suy nghĩ. Không nên bàn chuyện công việc, gia đình, sử dụng các thiết bị công nghệ… khi đi bộ.

- Thở đều, tự nhiên, không gắng sức thở theo nhịp hay bất kỳ kỹ thuật nào.

- Nếu có thể, nên thay đổi nơi đi bộ, lựa chọn các lộ trình khác nhau để tránh nhàm chán.

Không nên cầm theo đồ vật hoặc các thiết bị công nghệ khi đi bộ

Không nên cầm theo đồ vật hoặc các thiết bị công nghệ khi đi bộ

Chủ động phòng và điều trị thoát vị đĩa đệm với thảo dược

Thoát vị đĩa đệm làm cho việc vận động trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị sớm, bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Bên cạnh việc tập thể dục thường xuyên, đi bộ khi bị thoát vị đĩa đệm thì việc bổ sung các thành phần từ dược liệu giúp hỗ trợ phòng và điều trị thoát vị đĩa đệm là rất cần thiết. Một số thành phần tự nhiên tốt cho xương khớp mà người bệnh nên bổ sung như:

- Canxi, magie làm tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe.

- Vitamin nhóm B, K2 giúp giảm đau, bảo vệ xương khớp.

- Dầu vẹm xanh chiết xuất từ con sò vẹm xanh có chứa nhiều thành phần bổ dưỡng, axit béo omega-3… có hoạt tính sinh học cao, chống viêm, chống oxy hóa, làm chậm tiến trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể.

- Nhũ hương với thành phần chính là acid boswellic có tác dụng tương tự các thuốc NSAIDs, giúp giảm đau, chống viêm, phù nề hiệu quả, được dùng trong điều trị các bệnh về cột sống.

Dầu vẹm xanh giúp làm giảm các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Dầu vẹm xanh giúp làm giảm các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Do đó, ngoài việc thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không, người bệnh còn có thể sử dụng sản phẩm chứa dầu vẹm xanh kết hợp nhũ hương, thiên niên kiện cùng các thành phần khác để tăng cường hiệu quả giảm đau nhức, cải thiện vận động, làm chậm sự tiến triển của bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi giải đáp thêm.