Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh: Nguyên nhân và cách chữa

Nếu như bạn đang gặp phải những cơn đau buốt, nhức mỏi khó chịu kéo dài thì hãy cảnh giác với tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh cột sống. Những cơn đau kéo dài khiến bạn có cảm giác ê ẩm toàn cơ thể, các cơ bị căng cứng, ngại vận động, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân do đâu? Nên uống thuốc gì? Cùng tìm hiểu dưới đây. 

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh là do đĩa đệm bị nứt, vỡ, khối dịch keo bên trong tràn ra ngoài nhiều và đè ép lên rễ dây thần kinh xung quanh cột sống. 

 

thoat-vi-dia-dem-gay-chen-ep-day-than-kinh.jpg

Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh

Căn nguyên gây thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh có thể là do: 

- Tai nạn lao động, khuân vác vật nặng sai tư thế, đột ngột, chơi thể thao quá sức, béo phì… 

- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết như canxi, vitamin… cần thiết cho đĩa đệm, cột sống. Lâu ngày trở nên suy yếu, dễ bị tổn thương. 

- Các bệnh lý như: Thoái hóa đĩa đệm, gai cột sống, viêm khớp cột sống, xẹp đốt sống,... cũng làm đĩa đệm bị thương tổn. 

Xem thêm: Chia sẻ 7 kinh nghiệm chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả, đáng tham khảo

Dấu hiệu bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Đối với người bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh, triệu chứng đau sẽ phụ thuộc vào vị trí bị đè nén. Ví dụ:

  • Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh cổ: Lúc đầu người bệnh sẽ cảm thấy đau mỏi, cứng cổ âm ỉ. Đau tăng khi ngửa, xoay và cúi cổ thường xuyên. Đặc trưng của các cơn đau khi rễ thần kinh bị chèn ép là cơn đau sẽ chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh đó, đau lan tỏa xuống vai, đau, tê bì một hoặc cả hai bên cánh tay, bàn tay, các ngón tay, mức độ đau sẽ tăng theo từng ngày.
  • Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh tọa: Cơn đau lan theo đường đi của dây thần kinh tọa. Đau âm ỉ vùng thắt lưng, lan đến một bên mông rồi chạy dọc xuống đùi, lòng bàn chân, các ngón chân.
  • Người bệnh sẽ bị đau nhiều hơn nếu thường xuyên đi lại và cử động. Khi được nghỉ ngơi, nằm hoặc ngồi thì các cơn đau sẽ giảm bớt.
  • Có thể kèm theo cảm giác ngứa ran và châm chích như kim châm.
  • Suy giảm khả năng vận động.
  • Các cơ sẽ dần yếu đi, xuất hiện các cơn co giật nhẹ. Nếu bệnh trở nặng, nhiều khả năng sẽ dẫn đến teo cơ, liệt.

Các phương pháp điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh 

Phát hiện và điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh sớm không chỉ giảm thiểu các cơn đau nhức, cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh hiệu quả:

Bổ sung canxi, magie cho cơ thể

Rễ thần kinh bị chèn ép có thể liên quan đến các bệnh lý về loãng xương gây xẹp lún đốt sống, gai đốt sống,... Mà căn nguyên gây ra các bệnh lý này là do sự thiếu hụt canxi. Do đó, bạn nên bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều canxi như sữa, phô mai, rau cải chíp, đậu nành… giúp tăng cường sức khỏe cột sống, hỗ trợ quá trình hồi phục tổn thương ở dây thần kinh. Để có kết quả nhanh hơn, đôi khi bác sĩ sẽ chỉ định viên uống canxi hàm lượng cao.

Ngoài ra, bạn nên bổ sung thực phẩm chứa magiê vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương, ngăn chặn sự co cơ, bảo đảm tính bền vững dẫn truyền thần kinh, tăng khả năng hấp thụ canxi. Thực phẩm giàu magiê đó là đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt, quả bơ,... 

thuc-pham-giau-canxi-magiie.jpg

Bổ sung sản phẩm giàu canxi, magie giúp tăng cường sức khỏe xương khớp

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị?

Uống thuốc không kê toa

Một số loại thuốc giảm đau không kê toa cũng giúp làm dịu các cơn đau do thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh hiệu quả. Kể cả các trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép đuôi ngựa. Bạn có thể uống thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) như ibuprofen, diclofenac,... để giảm sưng và đau.

Tuy nhiên cần uống theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua về dùng. Đặc biệt, thuốc chỉ có tác dụng giảm đau, không thể điều trị được dứt điểm cơn đau nếu dây thần kinh bị tổn thương, chèn ép do bệnh lý về cột sống. Ngoài ra, sử dụng trong thời gian dài dễ gây tác dụng phụ, gây hại cho gan, dạ dày và thận.

nsaids.jpg

Dùng thuốc chống viêm không steroid NSAIDs để giảm sưng và đau

Tránh vận động nhiều

Khi có dấu hiệu đau lưng kèm tê bì tay chân, vận động khó khăn tức là dây thần kinh hay tủy sống đang bị chèn ép thì bạn nên hạn chế vận động nhiều. Hoạt động liên tục khu vực bị tổn thương sẽ làm cho tình trạng chèn ép trở nên nghiêm trọng hơn, rễ thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

Nằm nghỉ, thư giãn

Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý giúp cột sống được thư giãn, giảm sự đè nén lên rễ thần kinh, cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả. 

Chườm lạnh và nóng

Để giảm tình trạng sưng viêm tại rễ thần kinh, bạn có thể chườm nóng lạnh luân phiên liên tục tại vùng bị tổn thương.

Dùng miếng khăn nhỏ, bỏ đá vào rồi bọc lại. Chườm lên vùng bị đau khoảng 3 phút. Sau đó tiếp tục dùng khăn ngâm vào nước nóng và chườm lên vùng bị đau khoảng 3 phút. Thực hiện khoảng 30 – 40 phút để giảm đau và sưng tấy.

Ngoài ra, bạn có thể tắm nước nóng, thêm ít muối Epsom để cơ thể được thư giãn, giảm chèn ép lên dây thần kinh và tăng cường lưu thông máu.

chuom-nong-lanh.jpg

Chườm nóng, lạnh luân phiên để giảm đau nhức

Tập thể thao

Người bị thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh nên thực hiện các bài tập ít va chạm, không đòi hỏi nhiều thể lực. Tập thể dục giúp tăng tuần hoàn máu, cung cấp oxy cho cơ bắp, thúc đẩy dây thần kinh mau hồi phục.

Bạn có thể áp dụng các môn thể thao như đi bộ, bơi lội giúp làm giảm áp lực chèn ép vào dây thần kinh. Và bạn cần lưu ý những điều sau:

+ Lười vận động sẽ làm cho cơ bắp yếu dần đi, căng cứng, mất nhiều thời gian để phục hồi.

+ Cần giữ tư thế phù hợp, an toàn khi vận động thể thao, không nên tập luyện quá sức, thực hiện các động tác khó.

+ Duy trì cân nặng cũng là biện pháp tốt nhất để giảm đau khi dây thần kinh bị chèn ép.

tap-the-thao.jpg

Tập thể thao giúp tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp oxy cho cơ bắp và giúp các dây thần kinh mau hồi phục

Sử dụng dầu vẹm xanh để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh

Dầu vẹm xanh là một chế phẩm được chiết xuất từ con sò vẹm xanh (tên khoa học là  Perna Viridis) là động vật sống tự do dọc bờ biển trong môi trường nước có độ mặn dao động từ 20-30%.  Trong dầu vẹm xanh có chứa Glycosaminoglycans (GAGs) gồm các hoạt chất: Axit hyaluronic, keratin sulfate và chondroitin sulfates là một trong những thành phần chính của sụn và dịch khớp. Ngoài ra trong dầu vẹm xanh còn chứa một lượng lớn omega 3, omega 6, glucosamine, canxi, magie và nhiều các vitamin quan trọng khác đều có vai trò quan trọng chữa trị các bệnh lý về cột sống như thoát vị đĩa đệm.

Từ khi được phát hiện năm 1974, dầu vẹm xanh liên tục được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về tác dụng đối với các bệnh lý về xương khớp. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ John W.Lawson- Đại học Clemson, New Mexico, dầu vẹm xanh có tác dụng chính như sau:

  • Tác dụng giảm đau, chống viêm: Omega 3 có trong dầu vẹm xanh là một chất oxy hóa mạnh, ức chế leukotriene là tác nhân thúc đẩy quá trình viêm. Vì thế giúp giảm đau, chống viêm nhanh chóng mà không gây ra tác dụng phụ như thuốc tây.
  • Giúp ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp: Omega 3 có tác dụng trung hòa các gốc tự do, từ đó làm chậm các quá trình thoái hóa trong cơ thể trong đó có thoái hóa khớp.
  • Bảo vệ, tái tạo sụn khớp: Glycosaminoglycans (GAGs) có trong dầu vẹm xanh là thành phần chính của sụn và dịch khớp. Sự kết hợp của GAGs với các thành phần khác như vitamin và khoáng chất làm ức chế enzym phá hủy sụn và mô liên kết. Từ đó giúp bảo vệ và tái tạo các sụn khớp.

Đặc biệt, hiện nay trên thị trường có những sản phẩm thảo dược chứa dầu vẹm xanh kết hợp với: Nhũ hương, thiên niên kiện, vitamin B1, B2, K2, glycine, canxi, magie,.. giúp tăng hiệu quả điều trị các bệnh lý về xương khớp một cách hiệu quả.

Thiên niên kiện từ lâu đã là dược liệu quý, được áp dụng rộng rãi trong các bài thuốc điều trị xương khớp nhức mỏi, đau lưng,... do có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân xương. Nhũ hương lại có công dụng hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, giảm sưng viêm, hỗ trợ các chứng đau nên được dùng để giảm đau, viêm sưng khớp, cột sống, đau nhức do phong tê thấp. Việc kết hợp thêm các vitamin và khoáng chất như: Vitamin B1,B2 K2, canxi, magie,... vừa giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, vừa làm chậm quá trình thoái hóa, bảo vệ, duy trì sức khỏe xương khớp, cột sống. 

 dau-vem-xanh-1.jpg

Dầu vẹm xanh có nhiều công dụng tuyệt vời trong việc điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh

Trên đây chúng tôi đã cung cấp các thông tin liên quan về thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh. Nếu bạn còn gì thắc mắc về chứng bệnh này, hãy để lại bình luận phía dưới để được các chuyên gia của chúng tôi phản hồi sớm nhất!

Nguồn tham khảo:

https://www.marinespecies.org/aphia.php?p=taxdetails&id=367822

https://www.sciencedirect.com/topics/agricultural-and-biological-sciences/perna-canaliculus

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6683089/