Giải Đáp: Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chữa Được Dứt Điểm Không?

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Phương pháp nào giúp phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả?... Đây thường là những vấn đề nhiều độc giả thắc mắc về bệnh thoát vị đĩa đệm. Để biết được câu trả lời chính xác nhất hãy đọc ngay bài chia sẻ dưới đây.

Mức độ nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm thực sự là một căn bệnh nguy hiểm và là nỗi ám ảnh của nhiều người. Bởi vì người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau vô cùng khó chịu, cảm giác tê buốt dai dẳng từ thắt lưng lan xuống chân hoặc từ cổ dọc tới gáy, vai và cánh tay. Mọi hoạt động thường ngày như ưỡn người, cúi xuống, gập lưng,... đều trở thành “cực hình” với người bệnh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cột sống, nhưng thường gặp nhất là ở cổ và thắt lưng. Bệnh sẽ tiến triển qua 4 giai đoạn và mỗi giai đoạn có những biểu hiện cụ thể như sau:

Các giai đoạn phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệm.

Các giai đoạn phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệm.

  • Giai đoạn 1: Bao xơ đĩa đệm bình thường nhưng nhân nhầy bên trong bắt đầu bị biến dạng. Lúc này bạn sẽ có cảm giác đau mỏi, âm ỉ, mức độ nhẹ ở cột sống của mình.

  • Giai đoạn 2: Đĩa đệm có dấu hiệu bị phình ra và những triệu chứng đau rõ ràng hơn.

  • Giai đoạn 3: Bao xơ đĩa đệm bị rách và nhân nhầy thoát ra ngoài nhưng vẫn liền thành 1 khối. Cột sống của bạn lúc này xuất hiện các cơn đau dữ dội với tần suất nhiều hơn do các rễ thần kinh bị khối nhân nhầy đĩa đệm chèn ép.

  • Giai đoạn 4: Đĩa đệm bị rách nghiêm trọng, nhân nhầy thoát ra ngoài nhiều, tách ra khỏi khối và đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Triệu chứng lâm sàng sẽ là những cơn đau mãn tính, dữ dội, hạn chế hoặc mất khả năng vận động do rễ thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng.

Khi thoát vị đĩa đệm tiến triển đến giai đoạn 3 và 4, nếu như không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như: Teo cơ, rối loạn cảm giác, tiểu tiện không tự chủ, mất hoàn toàn khả năng vận động, tàn phế suốt đời. Do đó thoát vị đĩa đệm thực sự là một căn bệnh nguy hiểm và bạn không được chủ quan.

Thoát vị đĩa đệm liệu có thể chữa khỏi được không?

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không khi phát hiện kịp thời và điều trị đúng phương pháp? Thực tế, thoát vị đĩa đệm không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì, xét theo cơ chế, một khi đĩa đệm đã bị tổn thương, nứt rách thì sẽ không bao giờ có thể quay lại trang thái ban đầu. Ngay cả khi người bệnh thay đĩa đệm nhân tạo hoặc điều trị ngoại khoa, cắt bỏ khối thoát vị thì đó chỉ là các biện pháp khắc phục tạm thời, không giải quyết được căn nguyên nên sẽ dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra ở các vị trí khác. Vì vậy, thoát vị đĩa đệm không thể chữa khỏi được hoàn toàn theo cấu trúc sinh học.

Giải đáp: Liệu bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?

Giải đáp: Liệu bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là người bệnh sẽ phải chấp nhận các cơn đau dữ dội, hạn chế khả năng vận động suốt cuộc đời. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể được cải thiện, không gây khó chịu hay bất tiện trong sinh hoạt trong cuộc sống. Điều này phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố như: Tình trạng bệnh, mức độ tiến triển của bệnh, phương pháp điều trị bệnh,...

  • Tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm càng nhẹ thì khả năng hồi phục càng cao. Đối với trường hợp bệnh quá nặng, người bệnh bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật để điều trị bệnh.

  • Phương pháp điều trị: Mỗi giai đoạn chữa bệnh sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Vì vậy người bệnh cần nghe theo lời khuyên và thực hiện đúng phương pháp mà bác sĩ đề ra, không nên tìm hiểu và tự thực hiện những cách điều trị mà chưa được bác sĩ cho phép.

  • Sự kiên trì của người bệnh: Để có thể mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất đòi hỏi ở người bệnh sự kiên trì và có niềm tin. Sẽ không thể nào chỉ trong một thời gian ngắn là có thể điều trị thoát vị đĩa đệm khỏi hoàn toàn. Do đó người bệnh nên có sự kiên định tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Như vậy, việc thoát vị đĩa đệm có chữa được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điều quan trọng là người bệnh cần phát hiện sớm các triệu chứng, điều trị kịp thời và kiên trì.

Các biện pháp chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến

Hiện nay, có nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm được nhiều người sử dụng như: Dùng thuốc, không dùng thuốc, phẫu thuật,... Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng giai đoạn bệnh nên người bệnh cần cân nhắc khi áp dụng.

Chữa thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc 

Các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc thường được áp dụng với những trường hợp nhẹ. Hoặc kết hợp với phương pháp dùng thuốc và hỗ trợ điều trị sau phẫu thuật giúp giảm triệu chứng đau lưng, đau vai gáy, tê bì tay chân. Dưới đây là một số cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả, thường được áp dụng:

Châm cứu

Châm cứu là kỹ thuật chữa bệnh cổ truyền bằng đông y. Đây là biện pháp sử dụng các kim châm rất nhỏ và mảnh, tác động đến các huyệt đạo nhằm khai thông khí huyết, từ đó kích thích cơ thể tạo endorphin - chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng tăng hưng phấn, giảm đau. Điều này giúp giảm sưng tấy, giải tỏa cơn đau, giảm khó chịu ở người bệnh.

Châm cứu giúp chữa trị thoát vị đĩa đệm

Châm cứu giúp chữa trị thoát vị đĩa đệm

Massage

Massage đem lại nhiều tác dụng tốt cho người thoát vị đĩa đệm như: Tăng cường lưu thông khí huyết, đưa các chất dinh dưỡng cần thiết đi nuôi cơ thể, thư giãn các cơ, khiến các dây thần kinh không ở trạng thái kích thích nên có tác dụng giảm đau hiệu quả. Thường xuyên massage còn giúp làm hệ thống cơ, dây chằng phục hồi nhanh chóng, tăng sức mạnh cơ bắp.

Tập yoga

Yoga là một bộ môn tốt cho cột sống, xương khớp thường được dùng để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tại nhà. Nhiều bài tập yoga tốt cho người thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm như: Bài tập cây cầu, bài tập rắn hổ mang, bài tập em bé,... Các bài tập này giúp các cơ được kéo giãn, tăng cường lưu thông máu, tăng cường sức mạnh các cơ, đặc biệt là cơ lưng.

Tư thế yoga nhẹ nhàng dành cho người bị thoát vị đĩa đệm.

Tư thế yoga nhẹ nhàng dành cho người bị thoát vị đĩa đệm.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc tây y

Trên thực tế có đến 95% trường hợp thoát vị đĩa đệm có thể điều trị bảo tồn. Đây là phương pháp chữa trị nội khoa dùng thuốc giảm đau, kháng viêm để điều trị triệu chứng thoát vị đĩa đệm khá hiệu quả mà không cần can thiệp ngoại khoa. Nghĩa là người bệnh không cần phải phẫu thuật mà vẫn có thể kiểm soát được các cơn đau nhức thoát vị đĩa đệm.

Quá trình chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm càng sớm tỷ lệ phục hồi sẽ càng cao. Đồng thời điều kiện tiên quyết là bạn phải kiên trì theo hết liệu trình chỉ định của bác sĩ mà không được tự ý ngưng giữa chừng.

Bên cạnh đó bạn cần tuân thủ kế hoạch luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý vào mỗi ngày. Nếu các biện pháp điều trị bảo tồn không giải quyết được, bác sĩ sẽ cân nhắc tới phương pháp vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.

Kiên trì chữa bệnh thoát vị đĩa đệm theo phác đồ của bác sĩ

Kiên trì chữa bệnh thoát vị đĩa đệm theo phác đồ của bác sĩ

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách phẫu thuật

Phẫu thuật là biện pháp được sử dụng khi tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp sau:

  • Thất bại trong điều trị nội khoa sau 5- 6 tuần.

  • Bao xơ bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài tràn vào ống sống, chèn ép tủy sống hoặc rễ thần kinh ở mức độ nặng. Việc phẫu thuật cần được tiến hành sớm, tránh biến chứng liệt.

  • Dây thần kinh bị chèn ép cấp tính gây đau nhức dữ dội.

Hiện nay, có hai phương pháp chủ yếu được sử dụng trong phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là:

  • Phẫu thuật mổ hở hoặc qua ống banh.

  • Phẫu thuật nội soi cột sống.

Tùy vào tình trạng và đặc điểm của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật khác nhau.

Các phương pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm cũng giống như các bệnh xương khớp khác, là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn và cần có sự kiên trì trong việc điều trị. Vì thế, phòng ngừa chính là biện pháp tốt nhất mà bạn nên áp dụng ngay từ bây giờ.

Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ sinh hoạt của người bệnh. Người bị thoát vị đĩa đệm cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ như:

  • Hạn chế vận động mạnh và không mang vác, bưng bê đồ vật nặng.

  • Tăng cường nghỉ ngơi và luyện tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng, đặc biệt là những bài tập làm tăng sự dẻo dai cho các cơ cột sống.

  • Khi thấy triệu chứng nặng hơn cần đi khám bác sĩ ngay.

  • Không nên nằm quá nhiều mà hãy vận động nhẹ nhàng, tránh việc ngồi quá lâu hoặc sai tư thế trong thời gian dài.

  • Duy trì số đo cân nặng phù hợp với chiều cao và giảm áp lực lên cột sống.

Xây dựng thói quen sống chuẩn từ tư thế cho đến dinh dưỡng

Xây dựng thói quen sống chuẩn từ tư thế cho đến dinh dưỡng

Cải thiện bệnh lý thoát vị đĩa đệm nhờ sử dụng sản phẩm có dầu vẹm xanh

Dầu vẹm xanh được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu và chứng minh có tác dụng rất tốt đối với những người bị bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp và cột sống. Theo kết quả nghiên cứu được công bố:

  • Tỷ lệ giảm sưng khớp, cứng khớp, đau khớp, phục hồi khả năng vận động tốt và rất tốt từ 70% trở lên. Trong đó có đến 93.7% người sử dụng thấy giảm sưng khớp sau khi dùng dầu vẹm xanh.

  • Dầu vẹm xanh chứa rất nhiều dưỡng chất hữu cơ cần thiết tốt cho cột sống người bệnh như: Canxi, omega-3, glucosamine, chondroitin,...

  • Đặc biệt, khi sử dụng dầu vẹm xanh không có trường hợp nào gặp tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Cải thiện thoát vị đĩa đệm với dầu vẹm xanh

Cải thiện thoát vị đĩa đệm với dầu vẹm xanh

Vì vậy, hiện nay nhiều người lựa chọn sản phẩm chứa dầu vẹm xanh để cải thiện các triệu chứng đau lưng, đau vai gáy, tê bì tay chân do thoát vị đĩa đệm gây ra.

>> Xem thêm : Các bài viết tại Cốt Thoái Vương để biết thêm thông tin!

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã câu trả lời cho thắc mắc: “Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không?”. Mong rằng với những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về bệnh và cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Nếu còn có thắc mắc khác, bạn hãy để lại bình luận để được các chuyên gia giải đáp.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK441822/

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2915533/

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6408089/