Tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm hiện nay không còn xa lạ với nhiều người bệnh. Đây là phương pháp sử dụng các thao tác bằng tay để điều chỉnh cột sống, từ đó có thể giúp giảm đau và phục hồi vận động. Vậy người bệnh có nên tự chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp này không? Những lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm cổ và thắt lưng bằng cách tác động cột sống ra sao?
Giới thiệu chung về phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm
Tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị không cần dùng thuốc mà sẽ dựa vào việc tác động, điều chỉnh các vấn đề của cột sống nhờ thao tác thủ công bằng tay. Người thực hiện sẽ thực hiện các thủ thuật như áp, vuốt, vê, ấn để xác định các điểm không bình thường của cột sống. Kết hợp kéo giãn cột sống, nắn chỉnh để đưa đĩa đệm về vị trí ban đầu. Xoa bóp, tác động vào vùng cột sống để kích thích hệ thần kinh tăng hoạt động, giãn cơ.
Tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm sẽ làm giảm bớt sự chèn ép lên các dây thần kinh cột sống của khối nhân nhầy thoát vị ra ngoài. Từ đó giúp giảm đau và cải thiện chức năng cho cột sống của người bệnh. Phương pháp tác động cột sống thường kết hợp với tập thể dục, vật lý trị liệu,... để tăng hiệu quả điều trị.
Phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm
Khi nào người mắc thoát vị đĩa đệm nên dùng phương pháp tác động cột sống?
Biện pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm thường được thực hiện bởi các chuyên gia về cột sống và chỉnh hình. Khi đề nghị người bệnh áp dụng phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử bệnh, khám sức khỏe tổng quát và thực hiện các xét nghiệm về hình ảnh như chụp X-quang, MRI,... Đồng thời kiểm tra hệ thống rễ thần kinh có đang bị chèn ép hay không. Các phương pháp thường được áp dụng:
- Phản xạ của tín hiệu thần kinh bằng cách dùng búa nhỏ gõ vào đầu gối người bệnh rồi quan sát phản ứng.
- Dấu hiệu hao mòn ở bắp chân và sự suy giảm cơ sinh học.
- Các dấu hiệu bất thường của dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh tọa.
- Chụp X-quang hoặc MRI vùng cột sống, vùng cổ để xác định phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm phù hợp.
Sau khi kiểm tra và xem xét các yếu tố khác, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định người bệnh có thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách tác động cột sống hay không.
Bác sĩ kiểm tra phản xạ thần kinh trước khi tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm
Thời gian dùng tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm
Thời gian thực hiện phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thông thường, người bệnh trị liệu trong 1-3 lần/tuần kéo dài 4 - 6 tuần liên tục. Nếu triệu chứng được cải thiện, người bệnh có thể được đề nghị chuyển sang các phương pháp khác với mức độ tác động nhẹ hơn như chườm nóng/lạnh, châm cứu (bao gồm điện châm, thủy châm, cứu ngải…).
Trong trường hợp sau 3-4 lần điều trị mà các triệu chứng đau nhức, khó chịu vẫn không thuyên giảm thì bác sĩ có thể đề nghị người bệnh chuyển sang các phương pháp điều trị can thiệp khác như tiêm ngoài màng cứng, dùng thuốc, thậm chí là phẫu thuật.
Chi tiết kỹ thuật tác động cột sống trị thoát vị đĩa đệm
Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật điều chỉnh, tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm. Mục tiêu chung của các phương pháp này là phục hồi hoặc tăng cường chức năng của đĩa đệm và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho cột sống.
Dưới đây là một số kỹ thuật tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm thường được áp dụng cho người bệnh:
Thao tác nắn chỉnh lại cột sống
Kỹ thuật chữa thoát vị đĩa đệm cổ và thắt lưng này được dùng thường xuyên nhất. Bác sĩ sẽ tác động vào cột sống một lực đẩy biên độ thấp với vận tốc cao. Lúc này, người bệnh có thể nghe thấy một tiếng “bốp” nhỏ khi bàn tay tác động vào cột sống.
Kỹ thuật này thường được dùng để tác động lên cột sống, giúp định vị các đĩa đệm bị phồng (lồi) hoặc thoát vị hiệu quả.
Phương pháp nắn chỉnh cột sống phù hợp với người bị phồng (lồi) đĩa đệm giai đoạn đầu
Thao tác vận động cột sống
Đây là kỹ thuật nắn khớp xương nhẹ nhàng với lực tác động thấp, không cần động tác vặn người. Ngoài ra, bác sĩ có thể lựa chọn thao tác vận động cột sống cho một số nhóm đối tượng nhất định như:
- Người có hệ thống thần kinh nhạy cảm để tránh các phản ứng quá mức có thể ảnh hưởng đến các cơ.
- Người bị loãng xương, dị dạng cột sống hoặc bị viêm khớp.
- Người bệnh thoát vị đĩa đệm đang đau nghiêm trọng và trong giai đoạn cấp tính.
- Người béo phì do khó xác định vị trí cần tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm một cách chính xác.
Ngoài thao tác vận động cột sống, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh áp dụng thêm các biện pháp khác như: Chườm lạnh, chườm nóng, vật lý trị liệu,... Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được chỉ định phương pháp cũng như kế hoạch điều trị phù hợp.
Nên kết hợp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm với biện pháp khác để giảm nhanh cơn đau
Xem thêm bài viết liên quan: Có nên tập xà đơn chữa thoát vị đĩa đệm?
Lưu ý về quá trình tác động cột sống
Trước khi tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh, thực hiện các xét nghiệm cần thiết rồi cân nhắc có nên áp dụng hay không.
Trong quá trình tác động cột sống, người bệnh nằm úp trên bàn trị liệu có đệm được thiết kế đặc biệt. Sau đó, bác sĩ sẽ tác động một lực đột ngột lên cột sống để điều chỉnh vị trí các đĩa đệm một cách chính xác. Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể nghe thấy âm thanh “răng rắc” nhỏ theo mỗi lần chuyển động.
Sau khi thực hiện phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể bị đau tại vị trí điều trị. Nếu tình trạng trên nghiêm trọng, bạn hãy thông báo cho bác sĩ để được xử lý nhé.
Nên hạn chế ăn thịt bò và tôm trong quá trình điều trị.
Đánh giá độ hiệu quả và rủi ro khi dùng phương pháp tác động cột sống
Khi thực hiện kỹ thuật tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể cảm nhận được hiệu quả hoặc sẽ phải đối mặt với một số rủi ro sau:
Về hiệu quả
Sau 4 tuần điều trị bằng phương pháp này, có thể nhận được hiệu quả giảm đau nhức ở cổ, lưng hoặc tứ chi một cách rõ rệt. Tuy nhiên, sau 3 - 6 tháng, hiệu quả của tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm có thể giảm so với các biện pháp điều trị khác.
Về rủi ro
Phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm được đánh giá là khá an toàn khi được thực hiện bởi bác sĩ chỉnh hình có chuyên môn và dày kinh nghiệm. Một số trường hợp có thể cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu sau lần điều trị đầu tiên. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ thuyên giảm trong các lần điều trị sau.
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp một số tình trạng như:
- Cảm giác đau tăng lên: 1-2 ngày sau khi thực hiện tác động cột sống, người bệnh có thể bị đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không thuyên giảm, nên thông báo cho bác sĩ để điều chỉnh phù hợp.
- Tác động sai vị trí có thể làm tổn thương tủy sống gây yếu cơ, liệt.
Sau khi tác động cột sống, người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể bị đau tăng lên
Những ai không nên thực hiện?
Sau đây là một số trường hợp không nên thực hiện phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm: Đang bị nhiễm trùng, ung thư xương, gãy xương hoặc dị tật vùng điều trị, có vết thương hở ở vùng cột sống,...
Sản phẩm chứa dầu vẹm xanh, thiên niên kiện, nhũ hương giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Bên cạnh việc áp dụng phương pháp điều trị ở trên, các chuyên gia khuyên người bệnh thoát vị đĩa đệm nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên chứa thành phần chính dầu vẹm xanh, kết hợp thiên niên kiện, nhũ hương, magie, canxi, vitamin B1, B2, glycine, MSM,... Sản phẩm có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm rất an toàn và hiệu quả, đã được nghiên cứu tại nhiều bệnh viện lớn ở nước ta như bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trường Đại học y Hà Nội.
Bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm. Hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất bạn nhé. Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết để được giải đáp sớm nhất.
Nguồn tham khảo:
https://www.spineuniverse.com/conditions/herniated-disc/exercises-stretches-herniated-disc-pain
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12768-herniated-disk
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324311#exercises-to-avoid