Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Phương Pháp Cấy Chỉ - Có Nên Hay Không?

Phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm một kỹ thuật xâm lấn nhỏ giúp người bệnh bị thoát vị đĩa đệm giảm các triệu chứng sưng đau, cải thiện khả năng vận động của cột sống mà không phải phẫu thuật. Phương pháp này có thể áp dụng trong hầu hết các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm dưới sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

Phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm là gì?

Phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại thông qua châm cứu. Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp sử dụng chỉ catgut (chỉ tự tiêu) để đưa vào huyệt vị, với công dụng tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng đau nhức và làm chậm quá trình lão hóa của đĩa đệm.

Phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm được cải tiến dựa trên phương pháp châm cứu trong y học cổ truyền

Phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm được cải tiến dựa trên phương pháp châm cứu trong y học cổ truyền

Hiện nay, phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm là cách chữa thoát vị đĩa đệm ít xâm lấn, có hiệu quả lâu dài và ít tai biến trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, để phòng ngừa rủi ro, người bệnh nên thực hiện kỹ thuật này tại cơ sở uy tín dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên môn.

Khi nào nên sử dụng phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm

Cấy chỉ điều trị thoát vị đĩa đệm thường được chỉ định cho các trường hợp bị đau nhức ở mức độ nhẹ đến trung bình, bắt đầu có biểu hiện hạn chế vận động:

- Người bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn 2, 3, 4 gây đau cột sống cổ, vai gáy, đau lưng mức độ nhẹ đến trung bình.

- Tổn thương hoặc rách bao xơ nhưng chưa thoát nhân nhầy ra ngoài.

- Thoát vị đĩa đệm thực sự, nhân nhầy đã chảy ra ngoài, có thể có hoặc không gây chèn ép rễ dây thần kinh.

Mặc dù phương pháp cấy chỉ điều trị thoát vị đĩa đệm giúp giảm xâm lấn tối thiểu, tuy nhiên để tránh các rủi ro, phương pháp này chống chỉ định với các đối tượng như:

- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc có nghi ngờ mang thai.

- Người bị tăng huyết áp hoặc có rối loạn về đường huyết.

- Người bị dị ứng với chỉ tự tiêu (catgut).

- Người bị thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng và đang được chỉ định điều trị ngoại khoa.

- Người bị sốt hoặc có các bệnh lý ngoại khoa.

Phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm được áp dụng trong hầu hết các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm

Phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm được áp dụng trong hầu hết các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm có thật sự hiệu quả?

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ là kỹ thuật mang lại hiệu quả giảm đau nhức nhanh, ít xâm lấn và rủi ro được nhiều người áp dụng hiện nay. Dưới đây là một số ưu điểm từ phương pháp này như:

- Giúp cải thiện các cơn đau lưng và thời gian tái phát chậm.

- Phục hồi chức năng vận động của cột sống hiệu quả.

- Chống viêm sưng và tăng cường chất dinh dưỡng đến phục hồi đĩa đệm.

- Giảm áp lực chèn ép các rễ thần kinh từ các đĩa đệm.

- Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm giúp hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.

So với cách châm cứu thông thường, cấy chỉ giúp kích thích lên các huyệt vị, giúp giảm đau đớn trong thời gian dài, từ 15-30 ngày. Do đó mang lại hiệu quả lâu dài hơn các phương pháp khác, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người bệnh. Ngoài ra, việc cấy chỉ catgut vào huyệt vị giúp tăng lưu thông khí huyết, chuyển hóa các chất đường, đạm để tăng cường dinh dưỡng giúp chữa lành các đĩa đệm, đốt sống bị thương tổn.

Tuy nhiên, thực tế nhiều người cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm chia sẻ phương pháp này có hiệu quả trong những lần đầu sử dụng. Càng về sau hiệu quả cải thiện các triệu chứng càng giảm, người bệnh sẽ phải phối hợp cùng nhiều biện pháp khác. 

Phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm phù hợp với những trường hợp bị đau lưng mức độ nhẹ và trung bình

Phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm phù hợp với những trường hợp bị đau lưng mức độ nhẹ và trung bình

Các bước cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm

Điểm mấu chốt của phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm là các huyệt đạo. Tùy thuộc vào vị trí đau nhức mà xác định được các huyệt đạo cần tác động. Dưới đây là quy trình thực hiện phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm cần biết: 

Xác định các huyệt cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm

Do phương pháp cấy chỉ được phát triển từ châm cứu cho nên chúng cũng dựa vào các huyệt vị để cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm. Các huyệt được tác động trong phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm gồm:

Thoát vị đĩa đệm chưa hoặc đã có chèn ép rễ thần kinh: Cấy chỉ vào các huyệt huyệt Thận du, Đại trường du và huyệt Giáp tích L4 - L5, Giáp tích L5 - S1 để giảm đau và tăng cường chất dinh dưỡng nuôi dưỡng vùng cột sống.

Thoát vị đĩa đệm có chèn ép rễ thần kinh gây đau thần kinh tọa từ mông lan xuống mặt trước ngoài cẳng chân và các ngón chân, trường hợp này cấy chỉ kết hợp ở huyệt trên và các huyệt ở dọc từ đùi đến chân như: Hoàng khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, huyệt Quang minh và Tuyệt cốt. 

Thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh ở vùng đùi sau và cẳng chân, bàn chân: Tác động vào các huyệt như Trật biên, Thừa phù, Ân môn, Thừa sơn, Côn lôn.

Thời gian và liệu trình cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm

 Dưới đây là liệu trình của phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm:

Mỗi lần cấy trung bình từ 10 - 15 huyệt, giữa hai lần cấy chỉ cách nhau khoảng 2 tuần.

Một liệu trình điều trị từ 3-5 đợt.

Quy trình cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm

Trước khi thực hiện phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm:

Người bệnh cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được đánh giá mức độ bệnh, các vấn đề sức khỏe của bản thân khác như tiền sử bệnh lý, dị ứng,... trước khi thực hiện cấy chỉ.

Người bệnh cần được thăm khám và trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm

Người bệnh cần được thăm khám và trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm

Để thực hiện phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

- Tắm rửa sạch sẽ trước khi cấy chỉ khoảng 4 - 6 giờ, tránh các hoạt động gây đổ mồ hôi.

- Không dùng chất kích thích như rượu, bia, cà phê trước khi thực hiện phương pháp cấy chỉ.

- Không nên quá lo lắng, căng thẳng, không nên để bụng quá đói hoặc quá no.

- Tránh tiếp xúc với hóa chất, môi trường ô nhiễm trước khi thực hiện kỹ thuật.

- Nên đi cùng người thân để an tâm và tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Thông thường một quy trình cấy chỉ diễn ra như sau:

- Bác sĩ tiến hành sát khuẩn các huyệt vị cần cấy chỉ và dùng khăn mổ có lỗ phủ lên vị trí đó.

- Kỹ thuật viên dùng kéo cắt các đoạn chỉ tự tiêu (catgut) thành các đoạn từ 1 - 2 cm và xỏ vào kim châm.

- Nhẹ nhàng đưa kim qua da, đồng thời tác động lên các lỗ huyệt vị với độ sâu 1 - 3cm.

- Rút kim ra khỏi huyệt sao cho chỉ vẫn nằm bên trong các huyệt vị.

- Lần lượt thực hiện các thao tác tương tự trên các huyệt còn lại.

Cách chăm sóc người bệnh sau khi thực hiện phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm:

- Tránh để nước tiếp xúc với vùng cấy chỉ trong 12 - 24 giờ.

- Ăn uống điều độ, đủ chất để hỗ trợ quá trình chữa lành của đĩa đệm.

- Tránh vận động mạnh, các động tác nguy hiểm đến cột sống.

- Không nên dùng chất kích thích và thức uống có cồn, hạn chế dùng các thực phẩm từ gạo nếp, đồ tanh như tôm, mực, cua,...

- Theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và báo cáo với bác sĩ nếu phát hiện bất thường.

- Tái khám đúng lịch hẹn sau khi cấy chỉ.

Một số câu hỏi thường gặp về cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm

Phương pháp cấy chỉ có tốt không? Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm giá bao nhiêu? Là những băn khoăn của những người bệnh trước khi thực hiện phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm. Để giúp bạn bớt đi phần lo lắng, chúng tôi sẽ giải đáp các câu hỏi ngay dưới đây:

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm có an toàn không?

Phương pháp cấy chỉ điều trị thoát vị đĩa đệm là một kỹ thuật ít xâm lấn trên cơ thể người bệnh, do đó hạn chế được những rủi ro có thể gặp phải. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp gặp phải các tác dụng không mong muốn như:

- Vựng châm: Là tình trạng sau khi vừa châm kim xong, người bệnh có cảm giác khó chịu, hoa mắt, chóng mặt, toát mồ hôi và tụt huyết áp sau khi cấy chỉ.

- Bị nhiễm trùng tại nơi cấy chỉ trong trường hợp môi trường, dụng cụ cấy chỉ không được vô trùng.

- Bị bầm tím, chảy máu tại nơi thực hiện cấy chỉ.

- Dị ứng với chỉ tự tiêu.

Mặc dù việc cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm ít khi xuất hiện rủi ro, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh chỉ nên thực hiện phương pháp này tại những cơ sở y tế uy tín hoặc bệnh viện lớn, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao.

Phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm chỉ nên thực hiện ở những bệnh viện lớn và cơ sở y tế uy tín

Phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm chỉ nên thực hiện ở những bệnh viện lớn và cơ sở y tế uy tín

Chi phí chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ là bao nhiêu?

Hiện nay, để thực hiện phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh thường phải trả từ 150.000 đồng đến vài triệu đồng, con số này dao động phụ thuộc vào tình trạng bệnh và số lượng huyệt phải cấy chỉ.

Tuy nhiên đây chỉ là mức giá tham khảo, vì mỗi mỗi cơ sở y tế, tùy trình độ bác sĩ, trang thiết bị, sẽ có các mức giá khác nhau, người bệnh nên trao đổi thêm với nơi thực hiện cấy chỉ để biết thêm thông tin.

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu?

Tại Hà Nội, bạn có thể lựa chọn một số địa điểm sau để tiến hành cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm đó là:

- Bệnh viện Quân y 103.

- Bệnh viện Y học cổ truyền.

- Viện Châm cứu Trung ương.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể lựa chọn một số địa điểm sau để tiến hành cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm đó là:

- Bệnh viện Y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh.

- Viện Y dược học Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy rằng, cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm là biện pháp không dùng thuốc giúp giảm đau nhức do thoát vị đĩa đệm hiệu quả, ít xâm lấn nhưng cũng khá tốn kém do không tác động vào căn nguyên mà chỉ giúp làm giảm triệu chứng nên phải thực hiện nhiều lần. Vì vậy, để thực hiện một liệu trình cấy chỉ tiêu tốn không ít công sức, tiền bạc và thời gian của người bệnh. Trong quá trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng cấy chỉ có thể xảy ra các tác dụng phụ và nguy cơ tái phát lại bệnh khá cao. Do đó, để dự phòng tái phát lâu dài mà không gây tác dụng phụ thì người bệnh nên sử dụng các sản phẩm thảo dược từ thiên nhiên được bào chế dựa trên các mục tiêu cần đạt được trong phòng và cải thiện thoát vị đĩa đệm đó là:

- Giảm đau, kháng viêm, cải thiện triệu chứng đau cổ gáy, đau lưng, tê bì tay chân,...

- Bổ sung dinh dưỡng giúp làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm, khiến đĩa đệm chắc khỏe, đàn hồi tốt, hạn chế thương tổn có thể xảy ra, ngăn chặn thoát vị đĩa đệm. 

Thấu hiểu những nỗi khổ của người bệnh, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công hiệu quả của dầu vẹm xanh trong điều trị các bệnh về xương khớp. Minh chứng lâm sàng cho thấy: Dầu vẹm xanh giúp cải thiện khả năng vận động của cột sống tốt, đồng thời giảm tình trạng sưng đau ở người bệnh hiệu quả cao và không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.

Dầu chiết xuất từ vẹm xanh giúp làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm

Dầu chiết xuất từ vẹm xanh giúp làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm

Dầu vẹm xanh (Perna Viridis) đã được nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy: Giàu omega-3 (trong đó có DHA, EPA,...), glucosamine, các vitamin và khoáng chất như: Canxi, kẽm, magie, vitamin B1, B2, vitamin K,... đem lại tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giảm viêm đau tốt. Trong dầu vẹm xanh cũng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tự nhiên rất tốt cho sự phát triển của xương khớp, giúp tăng cường lưu thông máu, nâng cao sức đề kháng, đảm bảo cho bạn một sức khỏe bền vững. Ngoài ra omega-3 còn là “thuốc bổ” cho hệ tim mạch và não bộ. Dầu vẹm xanh chính là “vị cứu tinh” giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau lưng hành hạ.

Trên đây là những thông tin cần biết về phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm. Để cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm một cách tốt nhất, người bệnh nên lựa chọn những phương pháp chữa bệnh phù hợp, trong đó sử dụng các sản phẩm thiên thiên hiện nay đang là xu hướng mới được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc đặt câu hỏi tại mục “Hỏi đáp chuyên gia” để được giải đáp.

Nguồn tham khảo:

https://trialsjournal.biomedcentral.com/track/pdf/10.1186/s13063-018-2864-4.pdf

https://trialsjournal.biomedcentral.com/articles/10.1186/s13063-018-2864-4

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7793315/