Hậu mổ thoát vị đĩa đệm: Triệu chứng, biến chứng và lưu ý cần nhớ

Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm giúp giải phóng các dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép. Từ đó hỗ trợ giảm đau và phục hồi khả năng vận động cho người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý một số triệu chứng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm qua bài viết bên dưới.

Tổng quan về mổ thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp nhiều người mắc phải. Khi bệnh trở nặng, có thể áp dụng phương pháp mổ để điều trị 

Khi nào cần phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm?

Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm thường chỉ được áp dụng trong trường hợp tình trạng bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu, phức tạp gây mất khả năng vận động, nguy cơ gặp phải biến chứng cao. Một số trường hợp cụ thể được chỉ định phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm đó là:

  • Đau thần kinh tọa nghiêm trọng, yếu chân, đi lại khó khăn. Vùng hông, mông, chân cảm giác yếu, không làm được việc gì.

  • Cơn đau dai dẳng, dữ dội và kéo dài cả ngày lẫn đêm ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống.

  • Điều trị bảo tồn thất bại sau 6-8 tuần.

  • Thoát vị đĩa đệm tái phát sau khi mổ.

  • Xuất hiện các biến chứng như: Tê liệt thần kinh vận động, hội chứng chùm đuôi ngựa, cột sống bị biến dạng, dáng đi cong vẹo,...

  • Người bệnh không muốn điều trị nội khoa khi được dự đoán khả năng đáp ứng thấp.

Biện pháp phẫu thuật được thực hiện với mục đích giúp giảm đau, hạn chế áp lực lên các dây thần kinh và ngăn chặn biến chứng teo cơ, liệt, mất kiểm soát đại tiểu tiện. Tuy nhiên, phương pháp này thường không được khuyến khích nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng và có thể sử dụng các phương pháp bảo tồn khác để điều trị. Bởi nguy cơ xảy ra một số biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm cao.

Cam-giac-dau-nhuc-la-trieu-chung-binh-thuong-ma-nguoi-benh-se-gap-phai-sau-mo-thoat-vi-dia-dem.jpg

Chỉ phẫu thuật thoát vị đĩa đệm khi người bệnh đã áp dụng tất cả các cách điều trị khác nhưng không mang lại hiệu quả

Vì sao phải phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm?

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần có một giai đoạn để phục hồi tổn thương. Người bệnh cần tuân thủ chế độ nghỉ ngơi, thực hiện các bài tập sau khi mổ thoát vị đĩa đệm để tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất, nước của sụn khớp, đĩa đệm. Phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm có vai trò:Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần có một giai đoạn để phục hồi tổn thương. Người bệnh cần tuân thủ chế độ nghỉ ngơi, thực hiện các bài tập sau khi mổ thoát vị đĩa đệm để tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất, nước của sụn khớp, đĩa đệm. Phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm có vai trò:

  • Khôi phục trạng thái bình thường của đĩa đệm, giải phóng dây thần kinh, tủy sống bị chèn ép… 

  • Tăng cường sức khỏe cột sống.

  • Làm giảm cơn đau, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

  • Ngăn ngừa tái phát, biến chứng sau phẫu thuật.

  • Hỗ trợ người bệnh quay trở lại trạng thái sinh hoạt bình thường.

Các triệu chứng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm thường gặp

Theo lý thuyết, sau khi mổ thoát vị đĩa đệm các triệu chứng đau, tê bì chân tay không còn nữa, người bệnh vận động, đi lại dễ dàng hơn. Bởi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là phương pháp ngoại khoa có sự can thiệp từ bên ngoài giúp loại bỏ phần nhân nhầy của đĩa đệm chảy ra ngoài chèn ép lên rễ thần kinh và tủy sống hoặc thay thế đĩa đệm nhân tạo. Tuy nhiên, trên thực tế, một số trường hợp vẫn gặp phải triệu chứng bất thường sau khi mổ thoát vị đĩa đệm như:

Mệt mỏi, khó thở, choáng váng

Mơ hồ, khó thở, choáng váng, mệt mỏi,... là những triệu chứng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nhiều người gặp phải. Đây là những tác dụng phụ của thuốc mê dùng trong quá trình phẫu thuật. Đôi khi, người bệnh còn cảm thấy khô miệng, buồn nôn hoặc đau rát cổ họng do tác dụng của thuốc mê. 

Mệt mỏi, khó thở, choáng váng

Mơ hồ, khó thở, choáng váng, mệt mỏi,... là những triệu chứng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nhiều người gặp phải. Đây là những tác dụng phụ của thuốc mê dùng trong quá trình phẫu thuật. Đôi khi, người bệnh còn cảm thấy khô miệng, buồn nôn hoặc đau rát cổ họng do tác dụng của thuốc mê. 

Đau vết mổ và đau lưng tái phát 

Đau vết thương là triệu chứng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm ai cũng gặp phải. Với trường hợp mổ nội soi, triệu chứng đau sẽ cải thiện sau 3-5 ngày. Với trường hợp mổ hở, đau vết thương sẽ cải thiện sau 7-10 ngày. Đó là trong trường hợp không có nhiễm trùng vết mổ. Nếu vết mổ bị nhiễm trùng, thời gian đau vết thương sẽ kéo dài hơn có thể từ 10-15 ngày. 

Một số trường hợp vẫn gặp phải các cơn đau lưng dai dẳng sau mổ có thể là do ca phẫu thuật chưa thành công, người bệnh cần tái khám để có hướng xử trí kịp thời.

Cảm giác nuốt và nói khó

Nguyên nhân là do sau khi phẫu thuật thay đĩa đệm ở cổ, hầu hết người bệnh đều sẽ bị đau và sưng. Điều này có thể gây ra hiện tượng khó nói hoặc khó nuốt do cơn đau.

Bị tê cứng cột sống 

Thông thường, sau khi phẫu thuật, các vết thương chưa lành, cảm giác cột sống yếu hơn bình thường, do đó người bệnh thường có xu hướng sợ đau nên không dám cử động nhiều vùng lưng. Đặc biệt, tình trạng này có thể kéo dài vĩnh viễn đối với người phẫu thuật cố định cột sống và hàn khớp liên thân đốt cột sống thắt lưng.

Te-cung-cot-song-la-mot-trong-nhung-bien-chung-co-the-xay-ra-sau-khi-phau-thuat-thoat-vi-dia-dem.jpg

Tê cứng cột sống là tình trạng thường gặp sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Một vài biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm 

Mổ thoát vị đĩa đệm có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, rủi ro khi gây mê, rách màng cứng cột sống,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mắc. Vì thế, việc hiểu rõ các rủi ro và biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm sẽ giúp người bệnh có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Dưới đây là một số biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm:

Các rủi ro chung sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm 

Một số rủi ro có thể kể đến khi thực hiện phẫu thuật thoát vị đĩa đệm như:

Biến chứng do thuốc gây mê 

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm tác động trực tiếp đến cột sống nên phải gây mê toàn thân khi thực hiện. Điều này sẽ giúp người bệnh đi sâu vào giấc ngủ và không gây đau nhức trong suốt quá trình phẫu thuật. Rủi ro xảy ra do gây mê là rất hiếm nhưng người bệnh vẫn có thể đối mặt với một số nguy cơ như đau tim, đột quỵ, tổn thương não,...

Chảy máu

Các cuộc phẫu thuật đều được thực hiện hết sức cẩn trọng, tỉ mỉ để hạn chế tình trạng tổn thương mạch máu dẫn đến mất máu quá nhiều cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu quá trình phẫu thuật ảnh hưởng đến các mạch máu lớn thì có thể gây chảy máu không ngừng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Hình thành máu đông

Sau phẫu thuật, các cục máu đông có thể hình thành, lưu thông trong mạch máu, Khi đến các mạch máu nhỏ hơn có thể gây tắc nghẽn ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan đó. Ví dụ, tắc nghẽn mạch máu não, phổi,... 

Nhiễm trùng

Thông thường, tình trạng này rất hiếm khi xảy ra do người bệnh sẽ được tiêm kháng sinh ngay sau khi phẫu thuật để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu bị viêm nhiễm sau, người bệnh cần sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm trong 7-10 ngày. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng, có thể cần tiến hành phẫu thuật lại nếu không sẽ đe dọa đến tính mạng.

Rách màng cứng cột sống

Rách màng cứng cột sống là một biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm tương đối hiếm gặp nhưng lại gây hậu quả nặng nề. Điều này xảy ra khi lớp màng bao mỏng trên tủy sống bị rách do sự chèn ép của các dụng cụ phẫu thuật. 

Rách màng cứng cột sống gây rò rỉ dịch não tủy và có thể dễ dàng nhận thấy điều này qua chất lỏng trong suốt chảy ra từ vết thương phẫu thuật. Nếu rò rỉ nhiều, người bệnh có thể bị đau đầu, buồn nôn, chóng mặt,... Cần xử lý sớm tình trạng này để tránh xảy ra các rủi ro không đáng có.

Lệch đĩa đệm nhân tạo

Đĩa đệm nhân tạo có thể bị lệch theo thời gian do các kết nối yếu hoặc đĩa đệm bị lỗi. Vì thế, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để theo dõi thường xuyên.

Dị ứng với kim loại

Xảy ra ở trường hợp thay đĩa đệm nhân tạo, người bệnh có thể bị dị ứng với vòng kim loại của đĩa đệm được thay thế, gây ra những phản ứng bất lợi như viêm, đau cột sống dữ dội,...

Mất vững cột sống

Sau khi thực hiện phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, cột sống có nguy cơ yếu hơn bình thường do đĩa đệm kém đàn hồi. Khi người bệnh di chuyển, các đốt sống có thể bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, gây mất ổn định cột sống.

Thoái hóa đĩa đệm liền kề

Là tình trạng hao mòn thêm của các sụn khớp, đĩa đệm trên và dưới vị trí phẫu thuật. Tình trạng này xảy ra do sau khi thực hiện phẫu thuật, các đốt sống, đĩa đệm lân cận cũng bị ảnh hưởng, tăng nguy cơ thoái hóa.

Phản ứng thần kinh 

Người bệnh cảm thấy đau chân khi đi bộ hoặc cột sống có xu hướng đổ về phía trước hoặc phía sau. Tuy tình trạng này chỉ xuất hiện tạm thời, có thể cải thiện sau đó nhưng cần điều trị y tế kịp thời để tránh xảy ra các rủi ro không cần thiết.

sau-phau-thuat-thoat-vi-dia-dem-cot-song-co-the-bi-suy-yeu-mat-di-tinh-on-dinh

Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, cột sống có thể bị suy yếu, mất đi tính ổn định

Đối với phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cổ 

Mổ thoát vị đĩa đệm cổ là loại phẫu thuật khó, phức tạp vì tại vị trí này có rất nhiều rễ thần kinh, mạch máu, nguy cơ gặp phải rủi ro cao. 

Yếu cơ cánh tay

Quá trình phẫu thuật có thể làm tổn thương các rễ thần kinh dẫn đến yếu cơ, tê liệt cánh tay. Người bệnh gặp phải triệu chứng tê bì, châm chích cánh tay, cầm nắm không chắc tay. 

Liệt toàn thân 

Trường hợp tủy sống bị tổn thương nghiêm trọng có thể gây liệt toàn thân. Tuy nhiên, biến chứng này rất hiếm khi xảy ra.

Đối với phẫu thuật thoát vị đĩa đệm lưng

Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm lưng cũng có thể để lại một số biến chứng như:

Tổn thương dây thần kinh tọa

Nếu trong quá trình phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thắt lưng, rễ dây thần kinh tạo thành cột sống bị tổn thương sẽ gây đau dây thần kinh tọa dai dẳng, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động. Cơn đau xuất phát từ lưng dưới lan xuống mông, chân gây đau đớn, tê bì, vận động khó khăn. 

Rối loạn cơ ruột, cơ bàng quang

Sau phẫu thuật hoặc do các biến chứng để lại, chùm dây thần kinh đuôi ngựa bị tổn thương sẽ gây mất cảm giác, tê liệt chi dưới. Ngoài ra người bệnh có thể bị mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang, dẫn đến tình trạng tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.

Tổn thương tủy sống 

Đây là biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm nguy hiểm. Nếu tủy sống bị tổn thương nghiêm trọng sau mổ thoát vị đĩa đệm lưng sẽ gây liệt thân dưới, mất khả năng vận động.

Các phương pháp phòng ngừa biến chứng sau khi mổ cần nhớ

Mặc dù các biến chứng không phổ biến nhưng người bệnh vẫn nên tuân thủ hướng dẫn điều trị và thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau khi mổ thoát vị đĩa đệm như sau: 

Chế độ sinh hoạt hàng ngày

Thực hiện các tư thế đúng trong sinh hoạt, lao động thường ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người sau mổ thoát vị đĩa đệm. Việc này sẽ giúp tránh được các tác động mạnh đến đĩa đệm mới phẫu thuật, tránh nguy cơ làm tổn thương nghiêm trọng hơn. Thực hiện các tư thế đúng trong sinh hoạt, lao động thường ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người sau mổ thoát vị đĩa đệm. Việc này sẽ giúp tránh được các tác động mạnh đến đĩa đệm mới phẫu thuật, tránh nguy cơ làm tổn thương nghiêm trọng hơn. 

Dùng dụng cụ hỗ trợ

Sử dụng đai cố định cột sống chính là giải pháp hiệu quả giúp bảo vệ cột sống luôn đúng tư thế, giúp thư giãn và hạn chế áp lực lên các cơ. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để rõ hơn về thời gian bắt đầu đeo đai lưng và đeo trong bao lâu. Thông thường sau khi vết thương đã lành là có thể sử dụng đai lưng để cố định cột sống. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau đây khi sử dụng đai lưng:

  • Nên đeo đai lưng khi lao động, luyện tập thể dục thể thao, các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Tháo đai lưng khi nghỉ ngơi, ngủ và lúc tắm. Không đeo đai lưng liên tục trong thời gian dài để ngăn ngừa tình trạng bí bách, có thể khiến vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.

  • Không đeo quá 20 giờ/ngày và nên dùng đai lưng 3-6 tháng theo chỉ định của bác sĩ. Việc lạm dụng đai lưng có thể khiến trương lực cơ giảm, gây cứng khớp, hạn chế vận động.

Tránh ngồi lâu trong thời gian dài

Giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài sẽ làm tăng áp lực lên đĩa đệm cột sống. Bởi vậy, thay vào đó, bạn nên vận động nhẹ nhàng, thường xuyên. Tốt nhất cứ mỗi 45-60 phút hãy thay đổi tư thế, tập vài động tác nhẹ nhàng vừa giúp cột sống được thư giãn, tăng cường lưu thông máu, hồi phục các tổn thương nhanh hơn. 

Duy trì cân nặng phù hợp

Việc giữ cân nặng phù hợp sẽ giúp làm giảm áp lực lên cột sống, hạn chế cơn đau tái phát cũng như nguy cơ xảy ra biến chứng. Chỉ số cân nặng phù hợp thường nằm trong khoảng 18.5 - 22.9 BMI và cách tính như sau:

BMI = Cân nặng/ (chiều cao x 2)

Beo-phi-se-lam-tang-nguy-co-xay-ra-bien-chung-sau-mo-thoat-vi-dia-dem.jpg

Béo phì sẽ làm gia tăng nguy cơ xảy ra biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý

Quá trình hồi phục sẽ trở nên nhanh chóng và rút ngắn khi người bệnh có chế độ ăn uống phù hợp.

  • Người bệnh nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng chứa nhiều hàm lượng chất xơ, vitamin C, D,... và uống nhiều nước. Bên cạnh đó, cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không thức khuya và phải ngủ đủ giấc giúp cơ thể được phục hồi nhanh hơn.

  • Không hút thuốc lá: Nicotin và carbon monoxide trong thuốc lá có thể gây đau lưng, làm chậm quá trình phục hồi, tăng nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng sau phẫu thuật như: Nhiễm trùng, giảm khả năng tái tạo các mô và tế bào, hệ miễn dịch suy giảm, khả năng hấp thu dinh dưỡng kém,... 

  • Hạn chế uống rượu: Rượu cũng được xem là một hoạt chất giúp an thần, giãn cơ và giảm đau khi sử dụng kết hợp với các loại thuốc điều trị. Tuy nhiên, rượu có thể gây ra biến chứng và ảnh hưởng đến vết mổ. Mặt khác, không phải loại thuốc nào cũng phù hợp để kết hợp với rượu. Vì thế, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. 

Nguoi-benh-nen-han-che-uong-ruou-ngay-sau-khi-mo-thoat-vi-dia-dem.jpg

Người bệnh nên hạn chế uống rượu ngay sau khi mổ thoát vị đĩa đệm

Giải đáp các thắc mắc thường gặp 

Sau phẫu thuật, người bệnh cần phải thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ giúp các tổn thương nhanh chóng hồi phục. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp của người sau mổ thoát vị đĩa đệm:

Khi nào cần tái khám sau khi mổ? 

Khoảng 2 tuần sau khi mổ, người bệnh sẽ phải đến tái khám lần thứ nhất nhằm mục đích kiểm tra vết thương, theo dõi tình hình sức khỏe, hướng dẫn các bài tập trị liệu hỗ trợ quá trình hồi phục,... Lần tái khám thứ hai sẽ có thể sẽ bắt đầu từ 6-8 tuần sau khi phẫu thuật để đảm bảo sức khỏe cũng như quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi. 

Nên làm gì trong các tuần đầu tiên sau khi mổ? 

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm 2 tuần, người bệnh có thể áp dụng các môn thể dục thể thao như đi bộ, bơi lội, tập các bài vật lý trị liệu,... Lưu ý, người bệnh cũng cần hạn chế các hoạt động như khiêng vật có kích thước lớn, làm việc quá sức, chơi môn thể thao tác động mạnh đến cột sống,...

Khi nào người bệnh có thể làm việc bình thường?

Trên thực tế, sau khi mổ 2-3 tuần, người làm việc văn phòng có thể quay trở lại với công việc và 10-12 tuần nếu người bệnh làm việc lao động chân tay. Tuy nhiên, chỉ nên làm việc ở mức vừa phải, không quá sức và phải kết hợp chế độ nghỉ ngơi đều đặn.

Khi nào người bệnh có thể tập luyện thể thao? 

Đối với các môn thể thao không va chạm, có thể tập luyện trở lại sau 6-8 tuần. Ngược lại, các môn thể thao có cường độ tập luyện cao thì cần 8-12 tuần mới có thể trở lại. Tuy nhiên, chỉ nên tăng dần mức độ tập luyện khi cơ thể đã bắt đầu thích ứng. 

Nên làm gì để phục hồi sức khỏe hậu phẫu thuật? 

Chế độ ăn uống sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh sức khỏe, cải thiện và phòng ngừa nguy cơ xảy ra các biến chứng. Vì thế, người bệnh nên xây chế độ ăn uống phù hợp như ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, cá hồi, cá trích,... Tránh các thực phẩm dễ gây kích ứng như tôm, cua,... 

Liệu sau mổ có thể bị tái phát thoát vị đĩa đệm?

Theo nhiều báo cáo, tỷ lệ thoát vị đĩa đệm tái phát trở lại chỉ chiếm 5-7%. Lý do là bởi các đĩa đệm kề cận thường dễ bị thoái hóa sau phẫu thuật và dễ bị rách dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Bởi vậy, sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm người bệnh cần tránh các hoạt động mang vác nặng hay làm việc quá sức.

Liệu có phải phẫu thuật thêm lần nữa trong tương lai?

Thông thường, trường hợp phẫu thuật lại chỉ áp dụng khi thoát vị đĩa đệm xảy ra tại các vị trí khác và có nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Hoặc do đĩa đệm nhân tạo thay thế bị lệch, viêm, nhiễm trùng. 
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là phương pháp cuối cùng được lựa chọn khi các cách điều trị khác không mang đến kết quả khả quan. Hiện nay, để cải thiện và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm trước và sau phẫu thuật, nhiều người lựa chọn sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên chứa dầu vẹm xanh. Với hàm lượng vitamin, khoáng chất cùng các hợp chất khác, chiết xuất dầu vẹm xanh giúp bổ sung dinh dưỡng, giảm đau, chống viêm, tăng cường lưu thông máu, nuôi dưỡng và tái tạo các mô từ sâu bên trong cơ thể, làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm.
Sản phẩm có thành phần chính dầu vẹm xanh kết hợp với các dược liệu khác như thiên niên kiện, nhũ hương đã được kiểm nghiệm lâm sàng trên người bị đau lưng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cho thấy hiệu quả cải thiện triệu chứng tốt. Có thể nói, sử dụng dầu vẹm xanh chính là giải pháp tuyệt vời cho người bệnh thoát vị đĩa đệm mà lại an toàn, không tác dụng phụ.

su-dung-dau-vem-xanh-giup-cai-thien-trieu-chung-dau-lung-do-thoat-vi-dia-dem-hieu-qua

Sử dụng dầu vẹm xanh giúp cải thiện triệu chứng đau lưng do thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Trên đây là những thông tin hữu ích cần lưu ý cho người bệnh về hậu mổ thoát vị đĩa đệm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết, đội ngũ tư vấn viên sẽ liên hệ giải đáp chi tiết sớm nhất. 

>> Xem thêm : Các bài viết tại Cốt Thoái Vương để biết thêm thông tin!

Nguồn:

  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/326780

  • https://www.healthline.com/health/bone-health/herniated-disk-surgery

  • https://myhealth.alberta.ca/Health/aftercareinformation/pages/conditions.aspx?hwid=ud1648