Tìm Hiểu Về Phẫu Thuật Điều Trị Ngoại Khoa Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý cột sống gây nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Hiện nay, điều trị ngoại khoa thoát vị đĩa đệm được nhiều người tin tưởng, giúp cải thiện tốt các triệu chứng của căn bệnh này. Vậy phương pháp này có thật sự hiệu quả và tiềm ẩn rủi ro nào không? Tìm hiểu câu trả lời dưới đây.

Tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm

Để hiểu hơn về phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, trước tiên bạn nên hiểu rõ về khái niệm, căn nguyên gây bệnh cũng như các dấu hiệu cảnh báo:

Định nghĩa

Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống, được cấu tạo bởi các bao xơ bên ngoài, bao bọc nhân nhầy nằm trong. Đĩa đệm có khả năng đàn hồi tốt và làm nhiệm vụ hấp thụ xung động, bảo vệ cột sống.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xảy ra do các bao xơ bao bọc bên ngoài bị đứt rách, tạo ra các khoảng hở khiến nhân nhầy thoát ra ngoài. Các nhân nhầy này chèn ép vào tủy, các rễ thần kinh, mô mềm và dây chằng xung quanh gây đau.

Tìm hiểu về cách điều trị ngoại khoa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng vòng sợi đĩa đệm bị rách khiến nhân nhầy chảy ra ngoài 

Dấu hiệu và nguyên nhân

Một số dấu hiệu cảnh báo thoát vị đĩa đệm mà người bệnh không nên bỏ qua như: Đau dữ dội, đột ngột vùng thắt lưng hoặc đau âm ỉ, lan tỏa khắp lưng, cơn đau có thể chạy dọc theo dây thần kinh tọa, đau lan ra trước ngực gây tê bì tay chân,...

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý cột sống phổ biến có thể được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể (bệnh thường gặp ở người người từ 35 tuổi trở lên).

  • Người ăn uống thiếu chất dinh dưỡng.

  • Thừa cân, béo phì.

  • Người có tiền sử mắc các bệnh lý cột sống như: Thoái hóa cột sống, gai đốt sống, gù vẹo cột sống,...

  • Chấn thương do tai nạn.

  • Đặc thù công việc yêu cầu đứng nhiều, ngồi nhiều, khuân vác nặng,...

  • Thói quen sinh hoạt không tốt.

Cách điều trị

Tùy thuộc vào vị trí thoát vị, giai đoạn bệnh và mức độ ảnh hưởng tới sinh hoạt, cuộc sống mà người mắc có thể được chỉ định điều trị bằng phương pháp bảo tồn, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.

Điều trị bảo tồn là phương pháp chữa bệnh không xâm lấn bằng cách sử dụng các loại thuốc chống viêm giảm đau, giãn cơ, corticoid,... cải thiện các cơn đau cấp. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc giảm đau cũng có thể khiến người bệnh gặp nhiều tác dụng phụ như viêm loét dạ dày tá tràng, độc gan thận,...

Vật lý trị liệu thường được kết hợp với các biện pháp khác để tăng hiệu quả điều trị. Một số phương pháp vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm thường được áp dụng đó là: Chiếu đèn hồng ngoại, kéo giãn giảm áp lực cột sống, thủy trị liệu, nhiệt trị liệu,... có tác dụng giảm đau hiệu quả, lại ít xâm lấn nên được nhiều người tin dùng.

Điều trị ngoại khoa chữa thoát vị đĩa đệm là cách chữa trị xâm lấn, được sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt. Việc phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro trong và sau quá trình thực hiện nên người bệnh cần cân nhắc khi sử dụng biện pháp này.

Ba phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến hiện nay

Ba phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến hiện nay

Khi nào nên áp dụng điều trị ngoại khoa chữa thoát vị đĩa đệm?

Chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường chỉ được áp dụng với một số trường hợp nhất định như:

  • Người đã điều trị và thất bại với điều trị nội khoa sau 5-7 tuần.

  • Người bị chèn ép thần kinh cấp tính gây đau dữ dội.

  • Người bị rách bao xơ, thoát vị di trú.

  • Thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng gây hội chứng đuôi ngựa, tiểu không tự chủ, chèn ép rễ dây thần kinh gây giảm trương lực cơ, yếu cơ, liệt.

Điều trị ngoại khoa chữa thoát vị đĩa đệm là biện pháp đem lại hiệu quả cao, người bệnh có thể thấy cơn đau được cải thiện nhiều và vận động được dễ dàng hơn. Một số lưu ý người bệnh cần biết về phương pháp này như:

Các phương pháp phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm

Để được tiến hành phẫu thuật, người bệnh cần được tiến hành thăm khám bằng các xét nghiệm hình ảnh, MRI và phác đồ điều trị trước đó. Hiện 2 phương pháp phẫu thuật phổ biến là vi phẫu thuật loại bỏ nhân đệm và lấy nhân đệm qua nội soi.

Ứng dụng vi phẫu thuật để loại bỏ nhân đệm (microdiscectomy)

Phương pháp điều trị ngoại khoa thoát vị đĩa đệm bằng ứng dụng vị phẫu thuật là biện pháp được sử dụng rộng rãi từ những năm 90 trên toàn thế giới. Biện pháp này sử dụng các kính vi phẫu thuật để loại bỏ nhân nhầy bị tràn ra của đĩa đệm. Nhờ việc quan sát rõ tủy sống, rễ dây thần kinh và các mạch máu xung quanh, các bác sĩ có thể hạn chế tối đa những tổn thương có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật.

Ưu điểm của phương pháp vi phẫu thuật lấy nhân đệm là thời gian mổ ngắn, hồi phục nhanh. Sau 24 giờ, người bệnh có thể đi lại bình thường và có thể xuất viện sau 3-4 ngày.

Mổ vi phẫu chữa thoát vị đĩa đệm là biện pháp điều trị ngoại khoa tân tiến

Mổ vi phẫu chữa thoát vị đĩa đệm là biện pháp điều trị ngoại khoa tân tiến

Lấy nhân đệm qua nội soi (neuroendoscopic discectomy)

Đây là biện pháp phổ biến thứ hai trong điều trị ngoại khoa chữa thoát vị đĩa đệm. Biện pháp này ít xâm lấn hơn mổ hở nên độ an toàn tương đối cao. Ngoài ra, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các trang thiết bị nội soi cũng ngày càng hiện đại và đạt độ chính xác ngày càng cao.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành mổ nội soi, một số đối tượng không nên thực hiện biện pháp này như: Người đã từng phẫu thuật cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm thể trung tâm, hẹp ống sống kèm hẹp lỗ liên hợp, mất vững cột sống, thoát vị đĩa đệm tái phát và xơ hóa,...

Mổ nội soi hạn chế xâm lấn và cho hiệu quả cao trong điều trị ngoại khoa thoát vị đĩa đệm

Mổ nội soi hạn chế xâm lấn và cho hiệu quả cao trong điều trị ngoại khoa thoát vị đĩa đệm

Lưu ý biến chứng hậu phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Bất kỳ phẫu thuật nào cũng đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, người bệnh có thể đối mặt với một số biến chứng như: Nhiễm trùng, tổn thương rễ thần kinh và tủy sống,...

- Nhiễm trùng: Là biến chứng phổ biến nhất trong điều trị ngoại khoa thoát vị đĩa đệm. Việc dùng dụng cụ phẫu thuật không được sát trùng cẩn thận hoặc chăm sóc vết mổ không tốt bị nhiễm trùng, có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

- Tổn thương thần kinh: Một số sai sót trong quá trình phẫu thuật có thể khiến các dây thần kinh bị tổn thương, gây đau nhức kéo dài tại vị trí mà dây thần kinh này chi phối, hạn chế vận động.

Thoát vị đĩa đệm tái phát ở người đã từng phẫu thuật chiếm tỉ lệ khá cao

Thoát vị đĩa đệm tái phát ở người đã từng phẫu thuật chiếm tỉ lệ khá cao

- Thoát vị đĩa đệm tái phát: Nhìn chung, tỷ lệ tái phát thoát vị đĩa đệm sau phẫu thuật khá cao, lên tới 5-15%.

- Thoái hóa cột sống: Sau can thiệp ngoại khoa, sự linh hoạt của cột sống không được như ban đầu. Điều này chính là yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

- Biến chứng khác: Các biến chứng như xuất huyết, xơ hóa cột sống thắt lưng, tê bì tay chân,... thường không phổ biến nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh.

Lưu ý chăm sóc hậu phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật chỉ là quá trình ban đầu trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm. Để ngăn chặn thoát vị đĩa đệm xảy ra tại vị trí khác, người bệnh cần lưu ý thực hiện một số biện pháp như: Uống đủ nước, dinh dưỡng hợp lý, tập các bài tập nhẹ nhàng, không mang vác nặng,... hàng ngày. Cụ thể, người bệnh nên:

- Tập luyện nhẹ nhàng hàng ngày như tập thiền, tập yoga. Các bài tập này sẽ giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, đẩy nhanh quá trình hồi phục của người bệnh.

- Xây dựng một chế độ ăn hợp lý, nên bổ sung các chất cần thiết cho sức khỏe đĩa đệm như vitamin D, K2, canxi, muối khoáng,... Không nên sử dụng rượu bia, các chất kích thích, đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ,...

- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, nên uống nhiều nước ép trái cây để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng.

- Nên vận động vừa sức, không nên mang vác nặng, không nên thức khuya.

- Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ.

- Sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như dầu vẹm xanh, nhũ hương, thiên niên kiện,... Những loại dược liệu này đều tương đối lành tính, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cột sống như: Omega 3, omega 6, canxi, magie, sắt, kẽm,... nên giúp quá trình hồi phục sau điều trị ngoại khoa thoát vị đĩa đệm nhanh hơn. Đặc biệt, nghiên cứu được thực hiện tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho thấy, dầu vẹm xanh chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và giảm đau hiệu quả, cụ thể: “Dầu vẹm xanh giúp giảm đau, giảm cứng khớp, sưng khớp. Trong đó, tỉ lệ giảm sưng khớp lên đến 93.7%, phục hồi khả năng vận động lên đến 70% và không gây bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng”.

Vẹm xanh đã được nghiên cứu cho tác dụng giảm đau, giảm viêm, cải thiện sụn khớp

Vẹm xanh đã được nghiên cứu cho tác dụng giảm đau, giảm viêm do thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Như vậy, điều trị ngoại khoa thoát vị đĩa đệm là biện pháp đem lại hiệu quả khá tốt nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng được. Người bệnh thoát vị đĩa đệm đã phẫu thuật cũng nên chú ý chăm sóc bản thân và sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như dầu vẹm xanh để nâng cao sức khỏe cột sống. Hãy để lại bình luận cho chúng tôi nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh lý thoát vị đĩa đệm.

>> Xem thêm : Các bài viết tại Cốt Thoái Vương để biết thêm thông tin!

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK441822/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8246101/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4229371/