Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Vật Lý Trị Liệu Và Những Điều Cần Biết

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu được xem là giải pháp tuyệt vời để cải thiện các cơn đau do bệnh lý này gây ra. Biện pháp này không những giúp giảm đau nhanh chóng mà còn có vai trò hỗ trợ cho quá trình hồi phục của người bệnh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để xem biện pháp này có hiệu quả như lời đồn không nhé.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu có thật sự hiệu quả?

Thực tế, vật lý trị liệu có tác dụng tốt, đem lại hiệu quả cao trong các trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ và trung bình. Với các trường hợp nặng, cần phối hợp chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu với các phương pháp khác mới đem lại hiệu quả rõ rệt.

Thường xuyên tập vật lý trị liệu có thể đem lại cho người thoát vị đĩa đệm một số hiệu quả như:

  • Giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép nhờ tác dụng kéo giãn cột sống, tạo khoảng không giữa 2 đốt sống, giúp đĩa đệm trở về vị trí ban đầu. Từ đó áp sự đề nén của khối nhân nhầy lên dây thần kinh.
  • Tăng cường sự chắc khỏe cơ bắp: Các bài tập giúp tăng sự linh hoạt của cột sống, xương khớp, tăng cường và phục hồi sức mạnh cơ bắp.
  • Tăng cường lưu thông máu và dưỡng chất đến cột sống: Sử dụng tia hồng ngoại, sóng ngắn hoặc chiếu xạ có thể làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông khí huyết tới các bộ phận trong cơ thể.
  • Tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp: Thường xuyên tập vật lý trị liệu giúp cho cơ thể dẻo dai hơn, tăng cường khả năng hoạt động hàng ngày.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu đem lại hiệu quả tốt trong các trường hợp đau nhẹ và trung bình.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu đem lại hiệu quả tốt trong các trường hợp đau nhẹ và trung bình.

Những hình thức chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu chủ yếu được chia thành hai nhóm: Điều trị tích cực và điều trị thụ động. Việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc nhiều vào sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của từng người.

Phương pháp điều trị tích cực

Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp trị liệu tích cực là việc sử dụng các bài tập làm tăng khả năng vận động một cách chủ động. Các bài tập này sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe cơ bắp, tăng cường sự linh hoạt và ổn định cho cột sống. Nhìn chung, biện pháp này có tác dụng khá tốt với người bị thoát vị đĩa đệm do giải phóng các dây thần kinh gây đau, tăng cường sức mạnh cơ bắp và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.

Chữa thoát vị đĩa đệm với phương pháp điều trị tích cực và thụ động

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp điều trị tích cực và thụ động

Phương pháp điều trị thụ động

Phương pháp điều trị thụ động là việc sử dụng các tác động bên ngoài vào vùng bị thoát vị đĩa đệm. Một số biện pháp điển hình của phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu này như: Massage mô sâu, phương pháp nóng lạnh, thủy trị liệu, trị liệu với điện, kéo giãn giảm áp cột sống,... Các phương pháp này không yêu cầu người bệnh phải vận động nhiều, đem lại tác dụng giảm đau nhanh chóng, một số biện pháp còn đem lại hiệu quả điều trị lâu dài.

Khi nào cần dùng vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm?

Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm cổ và thắt lưng là biện pháp an toàn, có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp cùng các biện pháp khác. Biện pháp này được áp dụng với hầu hết các trường hợp, từ người bị thoát vị đĩa đệm nhẹ, trung bình đến nặng.

Nếu chăm chỉ và kiên trì áp dụng vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ giảm đau hiệu quả nhờ giảm áp lực lên các dây thần kinh, tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, tăng khả năng vận động.

Người bị thoát vị đĩa đệm nên áp dụng vật lý trị liệu để giảm các cơn đau

Người bị thoát vị đĩa đệm nên áp dụng vật lý trị liệu để giảm các cơn đau

Các bài tập vật lý trị liệu dùng để chữa thoát vị đĩa đệm

Một số bài tập như: Tư thế căng cơ cổ, tư thế em bé, tư thế rắn hổ mang,... là những bài tập người bệnh có thể thực hiện tại nhà, khá đơn giản và đem lại hiệu quả cao.

Tư thế căng cơ cổ

  • Ngồi thẳng lưng trên sàn, vòng hai chân bắt chéo nhau.
  • Duỗi thẳng tay phải, đặt tay trái lên đỉnh đầu.
  • Kéo đầu sang trái, duy trì tư thế này trong 10-15s.
  • Trở về tư thế ban đầu, đổi bên. Thực hiện động tác này từ 5-7 lần.

Tư thế căng cơ cổ giảm đau thoát vị đĩa đệm cổ cực hiệu quả

Tư thế căng cơ cổ giảm đau thoát vị đĩa đệm cổ cực hiệu quả

Tư thế em bé

  • Quỳ gối trên thảm, hai đầu gối ép vào nhau.
  • Nâng hai tay lên cao, gập người, hai tay vươn càng xa càng tốt.
  • Nhắm mắt, thả lỏng cơ thể trong khoảng 20-30s.
  • Nâng người lên, từ từ trở về tư thế ban đầu. Thực hiện động tác từ 3-5 lần.

Tư thế em bé giúp kéo giãn cơ lưng, giảm chèn ép dây thần kinh

Tư thế em bé giúp kéo giãn cơ lưng, giảm chèn ép dây thần kinh

Tư thế rắn hổ mang

  • Nằm úp người trên sàn, chống hai tay xuống sàn, áp sát ngực.
  • Hít vào rồi dùng lực tay nâng người lên.
  • Mắt nhìn thẳng, hai tay duỗi thẳng để đẩy căng người về sau. Duy trì tư thế trên trong 15-20s rồi trở về tư thế ban đầu. Lặp lại 2-3 lần.

Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm bằng tư thế rắn hổ mang

Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm bằng tư thế rắn hổ mang

Tư thế chó úp mặt

  • Quỳ trên cả hai chân và tay, đầu gối và hai tay mở rộng bằng vai, lòng bàn tay xòe rộng.
  • Dùng lực tay để nâng người lên cao.
  • Hai tay dịch về phía trước, hai chân lùi ra sau để kéo căng cơ thể tạo hình chữ V ngược.
  • Duy trì tư thế trong 20-30s rồi trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 2-3 lần.

Tư thế chó úp mặt giúp giảm đau thoát vị đĩa đệm nhanh chóng nhờ kéo giãn cơ lưng

Tư thế chó úp mặt giúp giảm đau thoát vị đĩa đệm nhanh chóng nhờ kéo giãn cơ lưng

Tư thế cây cầu

  • Nằm ngửa trên sàn, hai tay đặt dưới mông, co đầu gối, lòng bàn chân chạm đất.
  • Siết cơ mông và bụng, nhấc hông sao cho lưng, hông và đầu gối tạo thành một đường thẳng.
  • Duy trì tư thế trên trong 20-30s rồi trở về tư thế ban đầu. Lặp lại 2- 3 lần.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu với tư thế cây cầu

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu với tư thế cây cầu

Một số lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu mà bạn nên biết

Để đảm bảo việc chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên lưu ý một số điều sau trong quá trình tập luyện:

  • Thực hiện các bài tập phù hợp với sức khỏe bản thân, tốt nhất người bệnh nên tập các bài tập được thiết kế riêng theo liệu trình của bác sĩ.
  • Mặc quần áo thoải mái, mang giày phù hợp trong quá trình luyện tập, tránh cảm giác khó chịu.
  • Kết hợp vật lý trị liệu với một chế độ ăn uống khoa học, tránh sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, gây nghiện.
  • Sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như dầu vẹm xanh để hỗ trợ cải thiện các cơn đau do thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả hơn. Nghiên cứu được thực hiện tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ năm 2007 cho thấy: Dầu vẹm xanh chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cột sống như: Omega 3, canxi, magie, sắt, vitamin C, vitamin D,...Đặc biệt omega 3 trong dầu vẹm xanh là thành phần tự nhiên có tác dụng giảm đau, giảm sưng, chống viêm, làm giảm quá trình thoái hóa cột sống, đĩa đệm nhờ có tác dụng chống oxy hóa mạnh.

Sò vẹm xanh chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho người thoát vị đĩa đệm

Sò vẹm xanh chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho người thoát vị đĩa đệm

Như vậy, chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu là biện pháp đem lại hiệu quả cao với sức khỏe người bệnh. Bên cạnh việc tập vật lý trị liệu, người bệnh cũng nên kết hợp với các biện pháp khác như dùng thuốc, ăn uống đầy đủ, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như dầu vẹm xanh, nhũ hương, thiên niên kiện,... Nếu còn thắc mắc gì về việc chữa thoát vị đĩa đệm, hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất.

>> Xem thêm : Các bài viết tại Cốt Thoái Vương để biết thêm thông tin!

Tài liệu phương pháp tập luyện vật lý trị liệu phục hồi cho người thoát vị đĩa đệm: