8 Biến chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng - Cách phòng tránh

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh lý cột sống có tỷ lệ người mắc cao và đang trẻ hóa. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không hiểu rõ về mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều này khiến họ có nguy cơ cao gặp phải những biến chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng nguy hiểm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin liên quan đến dấu hiệu, biến chứng thoát vị đĩa đệm và phương pháp phòng ngừa qua bài viết dưới đây.

Dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là tình trạng đĩa đệm bị tổn thương khiến dịch keo bên trong rò rỉ ra ngoài chèn ép rễ thần kinh, tủy sống gây ra các triệu chứng sau:

  • Đau nhức ở cột sống thắt lưng: Những cơn đau này thường sẽ lan rộng từ vị trí thoát vị xuống hông và mông. Có thể đau dữ dội, đột ngột, âm ỉ hoặc kéo dài. 

  • Co cứng vùng lưng: Khi nhân nhầy của đĩa đệm chèn ép lên rễ dây thần kinh, người bệnh không thể ngồi, đứng thẳng hoặc di chuyển bình thường do lưng dưới bị co cứng, khó quay, nghiêng, cúi.

  • Tê bì: Người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ có cảm giác tê ngứa từ mông xuống cẳng chân, bàn ngón chân, hay gặp khi người bệnh ngủ dậy vào mỗi buổi sáng.

  • Yếu cơ: Dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày khiến vùng cơ chi dưới suy yếu. Điều này làm cho quá trình vận động, di chuyển của người bệnh gặp nhiều cản trở.

  • Sưng tấy: Vùng thắt lưng của người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng ửng đỏ, sưng tấy. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ có cảm giác đau nhức, nóng ran ở vùng lưng. Đặc biệt nếu chạm tay vào vùng bị đau, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, đau nhức rõ rệt.

  • Rối loạn cảm giác vùng hông, chân: Do rễ dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng nên bị mất cảm giác nóng, lạnh,... vùng mông chân. 

dau-lung-duoi-kem-te-bi-la-bieu-hien-cua-thoat-vi-dia-dem-that-lung

Đau lưng dưới kèm tê bì là biểu hiện của thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm thắt lưng.

Tổn thương rễ thần kinh vĩnh viễn, mất kiểm soát đại tiểu tiện,... là những biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phổ biến hiện nay. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường diễn biến âm thầm, một số trường hợp chỉ phát hiện ra bệnh khi ở giai đoạn 4. Lúc này đĩa đệm đã mất hoàn toàn chức năng, gây đau đớn dữ dội với nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:

Ảnh hưởng đến dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng xảy ra khiến các rễ thần kinh đi ra từ đốt sống L1 - S1 bị chèn ép lâu ngày dẫn đến tổn thương vĩnh viễn khó hồi phục, gây đau nhức lưng dưới dữ dội triền miên, hạn chế vận động chi dưới. Cơn đau tăng khi vận động hoặc làm việc nặng, ho, hắt hơi, đứng ngồi, di chuyển,... 

ton-thuong-re-than-kinh-vinh-vien-gay-dau-nhuc-trien-mien-la-bien-chung-nghiem-trong-cua-thoat-vi-dia-dem

Tổn thương rễ thần kinh vĩnh viễn gây đau nhức triền miên là biến chứng nghiêm trọng của thoát vị đĩa đệm

Rối loạn đại tiểu tiện

Khi khối nhân nhầy chèn ép vào chùm dây thần kinh đuôi ngựa sẽ ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang và trực tràng, khiến người bệnh không kiểm soát được việc đi đại tiện và tiểu tiện, bí tiểu,...

Trung tâm Y tế của Đại học Maryland cảnh báo rằng hội chứng đuôi ngựa nón tủy (do đĩa đệm chèn ép tủy sống, dây thần kinh) có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các dây thần kinh ruột, bàng quang. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng kiểm soát chức năng hệ bài tiết là không thể phục hồi.

Teo cơ chi

Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thần kinh, khiến máu không thể lưu thông đến các cơ, làm cơ thiếu dinh dưỡng và bị teo dần, co cứng. Người bệnh sẽ mất khả năng lao động, sinh hoạt khó khăn, ảnh hưởng đến cuộc sống.

Gây tàn phế

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng chèn ép chóp tủy hoặc rễ thần kinh lâu ngày gây hạn chế vận động, thậm chí tàn phế suốt đời. Khi đĩa đệm thoát vị chèn ép dây thần kinh toạ lâu ngày mà không được khắc phục kịp thời khiến máu ngừng lưu thông và không thể vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi tế bào, có thể gây yếu cơ, liệt.

tan-phe-la-bien-chung-nguy-hiem-cua-thoat-vi-dia-dem.jpg

Tàn phế là biết chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm

Chỉ đi được 1 quãng ngắn rồi phải nghỉ

Khi bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, người bệnh sẽ gặp phải hội chứng đau khập khiễng cách hồi. Nếu người bệnh di chuyển trên một đoạn đường thì họ phải nghỉ ngơi, xoa bóp rồi mới đi tiếp, chứ không thể đi suốt được. 

Mất cảm giác

Mất cảm nhận nóng, lạnh,... là biến chứng thường gặp ở người bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Khi rễ thần kinh thắt lưng bị tổn thương, người bệnh sẽ cảm thấy vùng lưng dưới, hông, chân tê bì, không nhạy cảm với sự nóng, lạnh, điều khiển vùng chân gặp nhiều khó khăn nên dễ vấp ngã.

Rối loạn lo âu và trầm cảm 

Đau đớn kéo dài, vận động khó khăn, mất khả năng lao động lâu ngày khiến người bệnh bỗng trở thành gánh nặng của gia đình, suy sụp tinh thần, rối loạn lo âu và trầm cảm. Đây là biến chứng thoát vị đĩa đệm phổ biến nhưng ít người biết. 

thoat-vi-dia-dem-co-the-gay-tram-cam.jpg

Trầm cảm là biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Hội chứng chùm đuôi ngựa 

Chùm đuôi ngựa là tên gọi của bó rễ thần kinh nằm ở cuối tủy sống của cột sống thắt lưng. Chức năng của chùm dây thần kinh này là chi phối hoạt động, cảm giác của vùng hông, đùi, cẳng chân, bàn chân đến các cơ quan vùng xương chậu. Nếu rễ thần kinh bị tổn thương thì người bệnh sẽ gặp các cơn đau từ thắt lưng đến mông, đùi và lan xuống bàn chân, ngón chân, kèm theo cảm giác tê, mất cảm giác cục bộ, nhất là ở vùng xương chậu. Đồng thời, hoạt động của bàng quang, trực tràng cũng bị rối loạn, mất cảm giác gây mất kiểm soát đại tiểu tiện. Ở một số trường hợp, người bệnh bị mất phản xạ chân, thậm chí liệt hai chân vĩnh viễn.

Ngoài ra, còn có một số biến chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng khác như xương cột sống cong vẹo, giảm chiều cao cũng thường xảy ra ở những trường hợp nhiều đĩa đệm bị tổn thương.

Thoat-vi-dia-dem-co-the-chen-ep-len-chum-re-than-kinh-duoi-ngua-gay-dau

Thoát vị đĩa đệm có thể chèn ép lên chùm rễ thần kinh đuôi ngựa gây đau

Nên làm gì để hạn chế biến chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Để tránh biến chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng người bệnh cần thực hiện song song chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, hợp lý kết hợp dùng thuốc theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ và sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên nâng cao sức khỏe đĩa đệm. Cụ thể:

  • Người bệnh cần kiêng rượu, thức ăn khó tiêu, đồ uống có gas. Tránh các món ăn làm tăng mỡ trong máu như: Thịt mỡ, bơ, xúc xích,... Đồng thời, người bệnh cũng nên tránh các thực phẩm có hàm lượng purin và fructozo cao như: Cá trích, thịt gia súc, thịt lợn muối và gan.

  • Người bị thoát vị đĩa đệm không nên hút thuốc để tránh làm bệnh tiến triển nặng và nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Trong sinh hoạt, người bệnh nên nhẹ nhàng di chuyển, thay đổi tư thế để cơ thể thích nghi và tránh những cơn đau. Khi di chuyển vị trí từ nằm ngửa đến ngồi dậy, người bệnh nên thực hiện từ từ, ngồi dậy trước rồi đứng lên, không nên bật dậy ngay khi đang nằm. Ngoài ra, người bệnh nên chú ý đến tư thế khi khiêng vật nặng, từ từ ngồi thẳng lưng xuống để mang vác, không nên dùng lực của cột sống mà nên sử dụng các khớp chân để nâng. 

  • Người bệnh không nên chạy nhảy để tránh tạo áp lực lớn lên đĩa đệm gây tổn thương nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên đi đường xa, nhấp nhô, tránh ngồi quá lâu trong thời gian dài.

  • Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm tây y, vitamin nhóm B để cải thiện các cơn đau lưng dưới, cải thiện khả năng vận động. 

Cac-thuoc-tay-y-giup-giam-dau-chong-viem-do-thoat-vi-dia-dem-that-lung-nhanh-chong-hieu-qua.jpg

Các thuốc tây y giúp giảm đau chống viêm do thoát vị đĩa đệm thắt lưng nhanh chóng, hiệu quả

  • Sử dụng các sản phẩm có chứa dầu vẹm xanh hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Dầu vẹm xanh là chế phẩm chiết xuất từ con sò vẹm xanh chứa nhiều thành phần bổ dưỡng và các vitamin như: Canxi, omega 3,...Giúp chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường độ chắc khỏe cho xương, khớp. Đồng thời chứa nhiều protein, khoáng chất, enzyme bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Kết quả thử nghiệm lâm sàng tại Viện Hàn lâm và Khoa học Công nghệ Việt Nam cho thấy dầu vẹm xanh có thể giúp giảm sưng, cứng khớp, phục hồi khả năng vận động cho xương khớp, cột sống tốt.

dau-vem-xanh-ho-tro-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem.jpg

Dầu vẹm xanh hỗ trợ cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm hiệu quả 

Biến chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng có mức độ nguy hiểm cao. Chính vì vậy, khi gặp những dấu hiệu trên, người bệnh cần liên hệ bác sĩ và cơ sở y tế để được hỗ trợ điều trị. Hãy để lại bình luận nếu bạn có những thắc mắc liên quan đến biến chứng thoát vị đĩa đệm để chúng tôi giải đáp nhanh chóng.

>> Xem thêm : Các bài viết tại Cốt Thoái Vương để biết thêm thông tin!

Nguồn tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/herniated-disk#complications

  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28339437/

  • https://online.boneandjoint.org.uk/doi/abs/10.1302/1358-992X.99BSUPP_6.ISTA2016-102