Bị phồng đĩa đệm L3-L4, L5-S1 có chữa khỏi hoàn toàn được không là thắc mắc của rất nhiều người. Hiện có thông tin cho rằng, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn, thậm chí một số trường hợp còn có thể tự khỏi. Vậy câu trả lời chính xác cho những thắc mắc này là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Phồng đĩa đệm L3-L4, L5-S1 là bệnh gì?
Trước khi tìm hiểu bệnh phồng đĩa đệm L3-L4, L5-S1 là gì, bạn cần biết một số vấn đề như sau:
Đĩa đệm
Đĩa đệm cột sống có đường kính tròn, cấu trúc dạng thớ sợi rất chắc chắn, xếp theo vòng tâm. Bên trong của đĩa đệm có chứa thành phần nhân keo gelatin mềm dẻo, gắn kết các đốt sống lại với nhau, giúp cột sống cử động linh hoạt, uyển chuyển và hấp thu lực tác động để bảo vệ cột sống không bị chấn thương. Cột sống có tổng cộng 23 đĩa đệm, mỗi đĩa đệm được cấu tạo bởi 3 bộ phận:
- Bao xơ: Gồm nhiều vòng sợi collagen có độ đàn hồi cao, giúp bảo vệ nhân nhầy bên trong, giữ vững cột sống, giảm xóc.
- Nhân nhầy nằm bên trong bao xơ, thành phần chủ yếu là các proteoglycans cấu tạo nên. Nhân nhầy có vai trò là điểm tựa, cân bằng chấn động, giảm xóc và trao đổi dinh dưỡng.
- Tấm sụn tận cùng được tạo thành từ collagen, canxi, nước và proteoglycans, có chức năng bảo vệ sụn và xương đốt sống khỏi bị nhân nhầy chèn ép và nhiễm khuẩn từ xương.
L3-L4, L5-S1 là gì?
Cột sống chia thành 3 khu vực gồm 7 đốt sống cổ C1-C7, 12 đốt sống ngực T1-T2, 5 đốt sống thắt lưng L1-L5, cuối cùng là đốt sống cùng dính liền với nhau không có đĩa đệm được ký hiệu từ S1-S5. Như vậy, L3-L4, L5-S1 là vị trí đĩa đệm bị tổn thương, lệch ra ngoài khỏi vị trí ban đầu. Cụ thể là các đĩa đệm giữa đốt sống L3, L4 và L5, S1.
Phồng đĩa đệm L3-L4, L5-S1 là gì?
Phồng đĩa đệm là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm. Phồng đĩa đệm L3-L4, L5-S1 là tình trạng đĩa đệm này không còn ở vị trí trung tâm mà bị trượt ra ngoài. Bao xơ có thể đã rách hoặc không, nhân nhầy chưa thoát ra ngoài. Lúc này, đĩa đệm bị phồng có thể chèn ép lên rễ dây thần kinh xung quanh, gây đau nhức cho người bệnh. Phồng đĩa đệm thắt lưng L3-L4, L5-S1 nếu không được kiểm soát sớm sẽ dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn là thoát vị đĩa đệm, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.
Một trong số rất nhiều người cũng bị phồng đĩa đệm tại vị trí L3-L4, L5-S1 đó là anh Hoàng Văn Thông (43 tuổi) ở ngõ 2, đường Hàm Nghi, tổ 8, phường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh, SĐT 0915.960.740). Là người trẻ tuổi lại ưa thích hoạt động thể dục thể thao nên chiều nào anh cũng luyện tập. Thế nhưng, không hiểu vì sao căn bệnh phồng đĩa đệm L3-L4, L5-S1 lại đến hỏi thăm anh sớm như vậy.
>>> XEM THÊM: Thoát vị đĩa đệm cổ - Tiết lộ 3 bài thuốc dân gian cực hiệu quả ai cũng cần biết
Triệu chứng phồng đĩa đệm L3 L4, L5 S1 như thế nào?
Nhận biết triệu chứng phồng đĩa đệm L3-L4, L5-S1 như trường hợp của anh Thông không khó. Hầu hết người bệnh đều gặp phải các triệu chứng sau:
- Đau, nhức mỏi ngang thắt lưng thường xuyên.
- Tê bì, đau nhức, mỏi vùng hông, mông, lan xuống chân, ngón chân.
- Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, tăng dần theo thời gian hoặc khi hoạt động mạnh.
- Đau nhức mỏi lan dọc theo dây thần kinh cột sống.
- Cơn đau có thể lan rộng từ mặt ngoài đùi đến ngoài cẳng chân, sau đó lan ra toàn bộ bàn chân.
- Cơ chân yếu, cử động, di chuyển chậm chạp, dễ bị ngã.
Quay trở lại với trường hợp của anh Thông, hôm đó, khi đang chơi thể thao thì bỗng nhiên anh cảm thấy đau nhói vùng cột sống thắt lưng. Đến tối khi về ăn cơm xong đi nằm cho đỡ đau nhưng cũng không thuyên giảm. Cả đêm hôm đó, anh đau đớn không thể ngủ được, chỉ mong đến sáng thật mau để đi khám xem bị làm sao. Anh nói: “Sáng đó tôi gọi xe taxi chở đi bệnh viện chụp X-quang xem bị đau cái gì. Đang ngồi chờ xe, tôi té bổ nhào ra nền nhà không còn biết gì nữa luôn. Sau khi đến bệnh viện tỉnh để khám, chụp CT, bác sĩ chẩn đoán tôi bị thoái hóa đốt sống lưng dạng mỏ xương và phồng đĩa đệm L3-L4, L5-S1.
Thức dậy là 2 bên xương chậu đau, mông đùi cũng đau rất khó chịu, 2 chân tôi phải giơ lên đạp như đạp xe một hồi mới bớt đau, mới ngồi dậy được. Mà cơn đau khó chịu lắm, cứ dở dở ương ương, cố đi thì đau mà nằm cũng chẳng được. Khi bị đau, tôi không làm được gì, không bán cà phê hay chạy xe được mà phải thuê người lái. Ban đầu phải nhờ đến vợ các công việc sinh hoạt hàng ngày, bước lên cầu thang không đau bằng khi bước xuống vì cả trọng lượng người dồn lên”.
>>> XEM THÊM: Bị phồng đĩa đệm ăn gì cho mau khỏi?
Nguyên nhân gây phồng đĩa đệm L3-L4, L5-S1 là gì?
Những trường hợp mắc phồng đĩa đệm như anh Thông không hiếm gặp trong xã hội hiện nay. Bởi vậy, rất nhiều người thắc mắc không biết nguyên nhân gây phồng đĩa đệm L3-L4, L5-S1 là gì? Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
- Quá trình thoái hóa tự nhiên: Đĩa đệm là bộ phận thường phải chịu lực và ma sát lớn nên rất dễ bị suy yếu, tổn thương theo thời gian. Đặc biệt là khi cơ thể bước vào quá trình thoái hóa, sau 30 tuổi. Lúc này, đĩa đệm sẽ dần mất nước, xơ hóa, cứng và dễ bị tổn thương hơn.
- Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ: Sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết cho cột sống khiến đĩa đệm không thẩm thấu được các dưỡng chất, dần suy yếu, dễ bị thoái hóa.
- Sai tư thế trong sinh hoạt, lao động: Chơi thể thao quá sức, sai tư thế, lao động nặng kéo dài, ngồi không đúng tư thế,... gây áp lực lên cột sống và khiến các đĩa đệm hao mòn nhanh hơn.
- Tính chất nghề nghiệp: Ít vận động, đứng hoặc ngồi nhiều hay một số nghề nghiệp và hoạt động liên quan đến việc nâng, uốn và xoắn cột sống lặp đi lặp lại có thể làm hao mòn đĩa đệm và tăng nguy cơ phồng đĩa đệm.
- Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn có thể làm tăng áp lực lên cột sống và các cơ nâng đỡ, tăng nguy cơ thoái hóa khớp, đĩa đệm.
- Hút thuốc: Hút thuốc có thể làm quá trình thoái hóa diễn ra nhanh và sớm hơn, nguy cơ phồng đĩa đệm tiến triển nặng và dẫn đến nhiều vấn đề về cột sống khác.
- Chấn thương: Chấn thương hoặc tổn thương cột sống do tai nạn và các hoạt động thể thao có thể gây phồng đĩa đệm hoặc khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây phồng đĩa đệm L3-L4, L5-S1. Trường hợp của anh Thông có thể là sự “cộng hưởng” của nhiều yếu tố như tuổi tác, chế độ ăn uống và sai tư thế trong quá trình chơi thể thao.
>>> XEM THÊM: Lồi đĩa đệm có chữa khỏi được không? TÌM HIỂU NGAY
Bị phồng đĩa đệm L3-L4, L5-S1 có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Trả lời cho thắc mắc của anh Thông cũng như rất nhiều người bệnh khác, phồng đĩa đệm L3-L4, L5-S1 có chữa khỏi hoàn toàn được hay không cần phải căn cứ vào nguyên nhân, tình trạng bệnh và mức độ tổn thương của đĩa đệm. Nếu phồng đĩa đệm chỉ mới xảy ra, chưa chèn ép lên rễ thần kinh, đĩa đệm chưa nứt, rách thì nếu điều trị đúng cách có thể giúp đĩa đệm trở về vị trí ban đầu. Tuy nhiên, khi đã bị phồng đĩa đệm 1 lần thì khả năng tái phát là rất cao, chỉ cần một chút sơ suất trong quá trình sinh hoạt, lao động hay điều trị không triệt để cũng sẽ khiến đĩa đệm tại các vị trí này trượt ra ngoài, thậm chí dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Như vậy, nếu phồng đĩa đệm được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị đúng cách, kịp thời có thể chữa khỏi, nhưng vẫn có nguy cơ tái phát cao. Người bệnh cần phải chú ý trong quá trình sinh hoạt, lao động, chơi thể thao. Đồng thời có biện pháp bổ sung chất dinh dưỡng, làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm để ngăn chặn tái phát. Hiện nay, các phương pháp thường được áp dụng để điều trị phồng đĩa đệm L3-L4, L5-S1 đó là:
Thuốc tây
Các thuốc thường dùng là thuốc giảm đau, kháng viêm kết hợp với thuốc giãn cơ, vitamin nhóm B. Các cơn đau có thể được cải thiện sau 30 phút đến 1 giờ sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, khi hết tác dụng của thuốc, cơn đau sẽ nhanh chóng quay trở lại vì các loại thuốc này chỉ giúp giảm cảm giác đau, không tác động vào nguyên nhân gây đau.
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu cũng là phương pháp thường được kết hợp với dùng thuốc để điều trị phồng đĩa đệm. Ưu điểm của phương pháp này là không tác dụng phụ và không xâm lấn, nhược điểm là cần phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới thấy rõ hiệu quả.
Châm cứu
Châm cứu là phương pháp chữa phồng đĩa đệm được nhiều người áp dụng. Phương pháp này giúp giảm đau nhức bằng cách kích thích vào các huyệt đạo. Tuy nhiên, cần phải thực hiện bởi những người có chuyên môn cao, hơn nữa cũng chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh ở mức nhẹ và trung bình.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương án cuối cùng được chỉ định đến nếu những cách điều trị trên không cải thiện được tình trạng phồng đĩa đệm. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng không thể loại bỏ hoàn toàn bệnh, phồng đĩa đệm vẫn có nguy cơ tái phát cao sau mổ.
Quay lại với trường hợp của anh Thông, sau khi thăm khám và nhận chẩn đoán chính xác mắc thoái hóa cột sống dạng mỏ xương, phồng đĩa đệm L3-L4, L5-S1, anh Thông cũng được kê đơn thuốc tây y. Anh chia sẻ: “Tôi được kê đơn thuốc tây, khi dùng thuốc tây, tôi thấy nó đỡ đau nhưng khi vận động, nhất là lúc ngủ dậy thì 2 xương mông hông đau rất khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt”.
Anh Thông là 1 trong số rất nhiều người đã cải thiện được tình trạng phồng đĩa đệm nhờ sử dụng sản phẩm chứa dầu vẹm xanh. Anh chia sẻ: “Tôi bắt đầu dùng sản phẩm chứa dầu vẹm xanh từ ngày 22/1/2019. Tôi dùng xong 5 ngày thuốc tây thì 3 - 4 ngày sau tôi uống sản phẩm chứa dầu vẹm xanh. Tôi dùng trong 6 tháng, 2 tháng đầu dùng 4 viên/ngày vào buổi sáng. Được 20 ngày là có hiệu quả, sau 1 tháng thì thấy bệnh chuyển biến rõ rệt. Khoảng sau 2 tháng thì tôi có thể làm việc nhẹ nhàng và đến tháng thứ 4 là lái xe trở lại. Giấc ngủ giờ cũng tốt, lúc trước ngày mới đau phải 5 - 10 phút mới dậy được, giờ tôi có thể dậy ngay. Tôi hoàn toàn không dùng bất cứ loại thuốc nào khác trong lúc sử dụng sản phẩm chứa dầu vẹm xanh”.
Phồng đĩa đệm L3-L4, L5-S1 nếu được phát hiện sớm và có biện pháp xử trí đúng cách sẽ giúp ngăn chặn tiến triển thành thoát vị đĩa đệm. Sử dụng sản phẩm chứa dầu vẹm xanh chính là sự lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn phòng ngừa và cải thiện tình trạng phồng đĩa đệm hiệu quả, an toàn.