Lệch đĩa đệm cột sống lưng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Lệch đĩa đệm cột sống lưng là bệnh lý về cột sống khá phổ biến hiện nay, hay gặp ở những người có tính chất công việc nặng nhọc, thường xuyên lao động sai tư thế. 

Lệch đĩa đệm cột sống lưng là bệnh gì?

Đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống, có cấu trúc dạng sợi, bên ngoài là bao xơ, bên trong là nhân nhầy. Chức năng của đĩa đệm là bảo vệ cột sống, giảm xóc, giúp cơ thể chuyển động nhẹ nhàng. Lệch đĩa đệm cột sống lưng là tình trạng đĩa đệm nằm ở 2 đốt sống vùng lưng bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu, ảnh hưởng đến các mô, dây chằng, rễ thần kinh xung quanh. Điều này khiến cho cột sống cử động không còn linh hoạt như trước và gây ra các cơn đau. Chưa hết, tình trạng lệch đĩa đệm còn khiến cho các đốt sống, đĩa đệm khác cũng bị ảnh hưởng theo và dần dần sẽ làm biến dạng cột sống.

>>> XEM THÊM: Thoái hóa đốt sống lưng nên ăn gì để mau hồi phục?

Nguyên nhân gây lệch đĩa đệm cột sống lưng là gì?

Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây lệch đĩa đệm giúp cho quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao nhất, tránh khả năng tái phát lại. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:

- Tuổi tác: Cùng với sự lão hóa của cơ thể, sự thoái hóa cột sống theo thời gian chính là nguyên nhân gây ra các bệnh lý như: Gai đốt sống, lệch đĩa đệm,....

- Tính chất công việc nặng nhọc: Hay phải bốc vác vật nặng, các động tác đi đứng, vận động, ngồi học, nằm ngủ,... sai tư thế rất dễ gây ra tổn thương cho cột sống.

- Chấn thương cột sống: Các chấn thương như tai nạn giao thông, tai nạn lao động,... gây ra những tổn thương ở sụn khớp.

- Bệnh viêm cột sống mạn tính: Quá trình viêm gây ra sự bất thường ở phần sụn cột sống, tạo ra những tổn thương, khiến quá trình vận động gặp khó khăn. Lúc này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương.

- Thiếu dinh dưỡng: Đặc biệt là vitamin, omega-3, omega-6 và các khoáng chất như magiê, sắt, kẽm, đặc biệt là canxi sẽ khiến quá trình thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng diễn ra sớm hơn. Omega-3 là chất có hoạt tính sinh học cao, giúp kháng viêm, chống oxy hóa, tăng cường độ chắc khỏe của xương khớp. Bởi vậy, khi thiếu những chất này sẽ khiến quá trình thoái hóa, lệch đĩa đệm dễ xảy ra hơn.

- Nguyên nhân khác: Người thừa cân, vận động mạnh, hút thuốc lá,... có nguy cơ cao mắc bệnh gai cột sống, lệch đĩa đệm.

 

Chấn thương cột sống cũng là nguyên nhân phổ biến gây lệch đĩa đệm

>>> XEM THÊM: Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng L4 L5 như thế nào?

Lệch đĩa đệm cột sống lưng có nguy hiểm không?

Lệch đĩa đệm thuộc giai đoạn nhẹ của thoát vị đĩa đệm, các cơn đau thường xảy ra ở vùng cột sống lưng, đặc biệt là khi vận động. Cơn đau thường râm ran, dai dẳng, ê nhức khiến người mắc khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc. Tình trạng này kéo dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến thoát vị đĩa đệm với các hệ lụy như:

- Giảm khả năng vận động.

- Đau khi đi lại, đứng hoặc ngồi quá lâu, đau dữ dội khi ho, hắt hơi,… do rễ thần kinh bị chèn ép.

- Đau lan xuống mông, hông, đùi, mất cảm giác vùng chân.

- Rối loạn cảm giác ở những vùng da tương ứng với rễ thần kinh bị chèn ép.

- Chứng đau cách hồi: Là tình trạng người mắc đi được một đoạn phải nghỉ ngơi vì đau đớn.

- Nặng nhất là teo cơ và bại liệt vĩnh viễn.

Để cải thiện tình trạng lệch đĩa đệm, người bệnh cần được kéo giãn cột sống để giúp đĩa đệm dần trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng thực hiện được, hơn nữa còn rất dễ tái phát. Bởi vậy, người bị lệch đĩa đệm cần có một phương pháp giúp cải thiện các triệu chứng đau do lệch đĩa đệm gây ra, đồng thời bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cho đốt sống, đĩa đệm và ngăn chặn bệnh tái phát.