Điều Trị Thoái Hóa Cột Sống Thắt Lưng L4 L5 Như Thế Nào?

Thoái hóa đốt sống 4 và 5 là tình trạng rối loạn cấu trúc, chức năng của hai đốt sống và đĩa đệm tại vị trí này gây ra các triệu chứng như: Đau vùng thắt lưng, đau lan xuống mông, đùi, bắp chân và tê các ngón chân. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này, trong đó phổ biến nhất là do sự thiếu hụt dinh dưỡng và quá trình lão hóa. Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 nhé!

Thoái hoá đốt sống lưng L4 L5 là gì?

Thoái hóa đốt sống lưng thứ 4 và thứ 5 là tình trạng hai đốt sống lưng cuối cùng của cột sống là L4, L5 và đĩa đệm nằm giữa bị thay đổi cấu trúc và suy giảm chức năng, gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh như: Đau nhói vùng thắt lưng, đau lan xuống mông đùi và bắp chân, gây tê bì các ngón chân,... Các triệu chứng này khiến khả năng vận động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh gặp nhiều khó khăn.

Cột sống của cơ thể có từ 33 đến 35 đốt xếp chồng lên nhau, bao gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt tiếp dưới dính lại thành xương cùng và 4 - 6 đốt rất nhỏ hợp lại thành xương cụt. Vị trí đốt sống L4 L5 nằm ở phần thấp nhất của cột sống thắt lưng, kết hợp với dây chằng, đĩa đệm và sự chi phối của dây thần kinh để thực hiện các động tác như cúi gập người, xoay người hay đứng thẳng. Do nằm ở vị trí thấp nhất của vùng thắt lưng các đốt sống L4 L5 phải chịu tải trọng lớn từ phần trên của cơ thể, bởi vậy so với các phần cột sống khác thì thoái hóa đốt sống thứ 4 và 5 xảy ra khá phổ biến.

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là tình trạng xảy ra phổ biến hiện nay 

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là tình trạng xảy ra phổ biến hiện nay 

Triệu chứng thoái hoá đốt sống lưng L4 L5

Đau đốt sống lưng L4 L5 là triệu chứng điển hình của thoái hóa đốt sống tại vị trí này. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu để tình trạng thoái hóa đốt sống 4 và 5 diễn ra lâu ngày không chữa, bệnh sẽ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm hơn, nặng nề nhất là có thể gây mất kiểm soát đại tiểu tiện.

Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng giúp phát hiện thoái hóa đốt sống lưng L4 L5:

  • Đau vùng thắt lưng: Thời gian đầu, đau có thể âm ỉ, cơn đau kéo dài không lâu, không thường xuyên. Lâu dần, cơn đau lưng trở nên dữ dội, dai dẳng, đau thường xuyên, đột ngột, đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế, đau tăng khi thay đổi thời tiết,...

  • Đau nhói vùng lưng dưới lan xuống mông, đùi chạy dọc xuống bắp chân và bàn chân.

  • Người bệnh có cảm giác tê bì, châm chích ở đầu các ngón tay và chân.

  • Nghe tiếng lục cục khi cử động thắt lưng, nhất là khi xoay người. 

  • Hạn chế việc đi lại và khả năng vận động của người bệnh.

Đau vùng thắt lưng là triệu chứng phổ biến trong thoái hóa đốt sống 4 và 5

Đau vùng thắt lưng là triệu chứng phổ biến trong thoái hóa đốt sống 4 và 5

Nguyên nhân dẫn đến thoái hoá đốt sống lưng L4 L5

Trước khi điều trị bệnh, cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ nhằm tìm ra giải pháp điều trị tốt nhất.  Thoái hóa đốt sống L4 L5 là hậu quả của nhiều yếu tố tác động như: Sự thiếu hụt dưỡng chất cần thiết, tuổi cao, tính chất công việc và thói quen sai tư thế trong lao động, sinh hoạt hàng ngày,... Cụ thể: 

  • Chế độ dinh dưỡng: Không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết như canxi, magie, vitamin K2, glucosamine, chondroitin,... khiến cột sống suy yếu, dễ bị quá trình thoái hóa “tấn công”. Hay chế độ ăn uống không cân bằng, quá nhiều dinh dưỡng gây béo phì cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa do cột sống phải chịu tải trọng lớn trong thời gian dài. 

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao càng dễ mắc thoái hóa đốt sống 4 và 5. Nguyên nhân là do quá trình tái tạo xương, sụn khớp giảm khiến cấu trúc và chức năng của cột sống suy giảm, dễ tổn thương, thoái hóa.

  • Lao động nặng: Thường xuyên mang vác nặng khiến cột sống thắt lưng phải chịu áp lực cao, đẩy nhanh quá trình lão hóa và tăng nguy cơ mắc thoái hóa cột sống.

  • Thói quen xấu: Nằm ngủ hay ngồi quá lâu, sai tư thế trong lao động và sinh hoạt, tập luyện sai cách,... cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau đốt sống L4 L5.

  • Người bệnh từng bị chấn thương, phẫu thuật cột sống cũng có nguy cơ cao mắc thoái hóa cột sống.

  • Yếu tố di truyền.

Nguoi-cao-tuoi-co-nguy-co-mac-thoat-vi-dia-dem-cao-hon.png

Người cao tuổi có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao hơn

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 tác động như thế nào đến người bệnh? Biến chứng của thoái hóa  đốt sống lưng L4 L5   

Thoái hóa đốt sống lưng có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc của người bệnh, cụ thể như sau:

  • Thoát vị đĩa đệm: Đốt sống bị suy yếu làm tăng áp lực lên đĩa đệm, lâu dần khiến đĩa đệm bị rách, dịch keo bên trong chảy ra ngoài gọi là thoát vị. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh có thể bị đau buốt, tê bì hai chi dưới do đĩa đệm thoát vị chèn ép vào các dây thần kinh.

  • Đau thần kinh tọa: Được xem là biến chứng phổ biến nhất của bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5. Các đốt sống bị thoái hóa trượt ra khỏi vị trí ban đầu hoặc làm hình thành gai xương tại vị trí L4 L5 chèn lên dây thần kinh tọa, gây ra hiện tượng đau nhức, ngứa ngáy và tê bì.

  • Bại liệt: Đây có thể được xem là biến chứng nguy hiểm và nghiêm trọng nhất của bệnh. Nếu không có biện pháp điều trị sớm thì người bệnh có thể bị liệt vĩnh viễn không hồi phục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động và cuộc sống hàng ngày.

  • Các biến chứng khác: Biến dạng cột sống, cong vẹo cột sống, gù, rối loạn chức năng của các dây thần kinh… cũng có thể xảy ra nếu không được điều trị sớm, đúng cách. 

Thoai-hoa-dot-song-lung-co-the-gay-bai-liet-.pngThoái hóa đốt sống lưng có thể gây bại liệt

Phương pháp điều trị thoái hoá đốt sống lưng L4 L5

Đau đốt sống lưng số 4 và 5 là một trong những bệnh xương khớp xảy ra khá phổ biến ở người cao tuổi, trung niên và đang có xu hướng ngày càng “trẻ hóa”. Do vậy, để đề phòng và cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống 4 và 5 hiệu quả, người bệnh cần áp dụng sớm các biện pháp điều trị như: Dùng thuốc Tây, bài thuốc Đông y, vật lý trị liệu và thực phẩm chức năng.

Dưới đây là các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 mà bạn có thể tham khảo:

Điều trị bằng Tây y

Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc khác nhau. Các loại thuốc thường được dùng trong thoái hóa đốt sống 4 và 5 là:

  • Thuốc giảm đau: Dùng Paracetamol đơn thuần hoặc kết hợp với các thành phần khác như: Tramadol, Codein,... để giảm đau nhanh chóng.

  • Thuốc chống viêm: Meloxicam, Celecoxib, Naproxen,... được chỉ định trong các trường hợp viêm sưng khớp, đau lưng cấp.

  • Thuốc giãn cơ: Mephenesin, Decontractyl, Methocarbamol,... dùng cho các trường hợp co thắt cơ gây cứng cột sống.

  • Tiêm Corticosteroids tại chỗ: Tuy có tác dụng giảm đau và giảm viêm nhanh chóng nhưng các thuốc này thường để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Sử dụng thuốc Tây y có thể giúp giảm đau và viêm nhanh chóng, nhưng thông thường chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và khả năng tái phát bệnh khá cao. Đồng thời việc sử dụng lâu dài các loại thuốc này cũng đem lại nhiều tác động xấu đến gan, thận, dạ dày,...

Dùng thuốc Tây y trong điều trị thoái hóa đốt sống 4 và 5 gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể

Dùng thuốc Tây y trong điều trị thoái hóa đốt sống 4 và 5 gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể

Điều trị bằng Đông y

Với ưu điểm lành tính, các bài thuốc Đông y có thể giúp người bệnh bị thoái hóa đốt sống 4 và 5 an tâm chữa bệnh mà không lo tác dụng phụ.

Bài thuốc 1:

Vị thuốc cần chuẩn bị gồm: Đào nhân 12g, hồng hoa 12g, đương quy 12g, cam thảo 8g, xuyên khung 12g, ngưu tất 12g, ngũ linh chi 8g, hương phụ 4g, địa long 8g, tần giao 4g, khương hoạt 4g, một dược 8g.
Sắc uống mỗi ngày một thang.

Bài thuốc 2:

Vị thuốc cần chuẩn bị gồm: Cốt toái bổ 12g, Thương truật 12g, cam thảo 6g, quế 12g, hoàng cầm 12g, khương hoạt 12g, chỉ thực 8g, tế tân 6g, bạch linh 16g, trần bì 8g, phòng phong 12g, xuyên khung 12g, đảng sâm 16g, đại táo 3 quả.
Đem sắc uống mỗi ngày một thang.

Dùng thuốc Đông y tuy an toàn, thế nhưng tác dụng của thuốc khá chậm, người bệnh cần phải sử dụng liên tục và kiên trì trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả.

Cac-bai-thuoc-Dong-y-co-the-giup-giam-dau-do-thoai-hoa-dot-song-L4-L5-hieu-qua.png

Các bài thuốc Đông y có thể giúp giảm đau do thoái hóa đốt sống L4-L5 hiệu quả

Sử dụng vật lý trị liệu

Các biện pháp vật lý trị liệu có tác dụng cải thiện hiệu quả các triệu chứng của thoái hóa đốt sống 4 và 5, giúp giãn cơ và dây chằng, lưu thông khí huyết, giảm đau đốt sống lưng hiệu quả.

Các biện pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng trong điều trị thoái hóa đốt sống 4 và 5 gồm: Bấm huyệt, châm cứu, massage, các bài tập kéo giãn cột sống,... Tuy nhiên để đem lại hiệu quả tốt nhất, đảm bảo an toàn, người bệnh cần thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao, tại cơ sở y tế uy tín.

cac-bai-tap-giam-dau-vung-that-lung-hieu-qua.jpg

Massage giúp giảm đau vùng thắt lưng hiệu quả

Sử dụng thực phẩm chức năng

Bên cạnh các biện pháp chữa thoái hóa đốt sống 4 và 5 trên, thì việc dùng thực phẩm chức năng cũng là một trong những cách giúp cải thiện tình trạng đau đốt sống lưng L4 L5 hiệu quả và an toàn. Những chế phẩm có các thành phần tốt cho xương khớp như: Dầu vẹm xanh, cao thiên niên kiện, nhũ hương,... có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống 4 và 5.

Hiện nay có nhiều hãng thực phẩm chức năng trên thị trường, người dùng cần sáng suốt lựa chọn các sản phẩm có thương hiệu, thành phần đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng và độ an toàn, đứng vững nhiều năm trên thị trường, đạt nhiều giải thưởng danh giá, được sản xuất và phân phối bởi công ty uy tín.

Nen-lua-chon-cac-loai-thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-co-uy-tin-tren-thi-truong-giup-ho-tro-dieu-tri-thoai-hoa-dot-song-lung-L4-L5.png

Nên lựa chọn các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có uy tín trên thị trường giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống lưng L4-L5
 

Dùng dầu vẹm xanh

Loài sò Vẹm xanh - Perna Viridis sinh sống tự nhiên ở dọc các vùng biển Châu Á, trong đó có Việt Nam. Thành phần dinh dưỡng của sò vẹm xanh đã được các chuyên gia khoa học trên thế giới đánh giá cao với hàm lượng lớn Omega-3 trong đó EPA và DHA chiếm tỉ lệ lớn. EPA và DHA có vai trò quan trọng đối với cơ thể với tính chất ngừa viêm sưng và hoạt tính chống oxy hóa cao, do đó giúp cải thiện tình trạng đau trong thoái hóa đốt sống 4 và 5 hiệu quả.

Các chế phẩm từ dầu vẹm xanh giúp cải thiện hiệu quả thoái hóa đốt sống 4 và 5.jpg

Các chế phẩm từ dầu vẹm xanh giúp cải thiện hiệu quả thoái hóa đốt sống 4 và 5

Để minh chứng cho tác dụng giảm đau và cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống của dầu vẹm xanh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã công bố kết quả nghiên cứu tác dụng của dầu vẹm xanh trong các thử nghiệm lâm sàng như: Dầu vẹm xanh giúp làm giảm sưng đau, cứng khớp và phục hồi khả năng vận động tốt >70%, giảm tình trạng sưng khớp là 93,7% và hoàn toàn lành tính, không gây bất kỳ tác dụng phụ nào lên cơ thể.

Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là phương pháp mang nhiều rủi ro tiềm ẩn, chỉ được thực hiện cho các trường hợp thoái hóa cột sống nghiêm trọng có biến chứng chèn ép dây thần kinh, một số thủ thuật bao gồm:

  • Cắt bỏ gai cột sống L4 L5.

  • Cắt đĩa đệm vi phẫu qua ống banh.

  • Tái tạo cấu trúc cột sống.

  • Thay thế đốt sống hoặc đĩa đệm nhân tạo.

Nguoi-benh-can-can-nhac-ky-khi-thuc-hien-phau-thuat-dieu-tri-thoai-hoa-dot-song-lung-L4-L5.png

Người bệnh cần cân nhắc kỹ khi thực hiện phẫu thuật điều trị thoái hóa đốt sống lưng L4 L5

Hy vọng những thông tin trên giúp bạn đọc hiểu thêm về thoái hóa đốt sống 4 và 5. Để không bị những cơn đau do thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 hành hạ và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, người mắc cần sáng suốt chọn những phương pháp điều trị thích hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin để lại lời nhắn để chuyên gia giải đáp.

>> Xem thêm : Các bài viết tại Cốt Thoái Vương để biết thêm thông tin!

Nguồn tham khảo:

  • https://www.spinehealth.com/conditions/spondylolisthesis/degenerative-spondylolisthesis

  • https://www.medicinenet.com/spondylolisthesis/article.htm

  • https://www.scoliosisassociates.com/conditions/degenerative-spondylolisthesis/