4 Phương Pháp Điều Trị Bệnh Thoái Hóa Cột Sống Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Điều trị bệnh thoái hóa cột sống bằng nội khoa, ngoại khoa, trị liệu thần kinh, vật lý trị liệu,... là các biện pháp đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp điều trị nào còn phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cùng tìm hiểu chung về bệnh thoái hóa cột sống, nguyên nhân và cách điều trị phù hợp, hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Tổng quan chung về bệnh thoái hóa đốt sống

Thoái hóa cột sống là bệnh mạn tính, được dùng để mô tả tình trạng viêm xương khớp tại cột sống. Bệnh thường gặp ở người già nhưng đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa do nhiều yếu tố như: Chế độ dinh dưỡng thiếu chất, thừa cân béo phì, tư thế vận động, làm việc,... Bệnh thường gặp ở những vùng chịu nhiều lực trên cơ thể như cổ, thắt lưng,... với các biểu hiện như đau âm ỉ, đau giảm khi nghỉ ngơi, tăng khi vận động.

Xem thêm:

dot-song-co-va-dot-song-that-lung-la-hai-vi-tri-de-bi-thoai-hoa-cot-song-.jpg

Đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng là hai vị trí dễ bị thoái hóa cột sống

Bệnh thường xuất hiện tại cổ và thắt lưng do hai vị trí này hoạt động rất linh hoạt, thực hiện các động tác khó như: Cúi đầu, ngửa cổ, nghiêng người, xoay người,... Ngoài ra, hai vị trí này thường xuyên phải chịu trọng lượng lớn: Đốt sống cổ chịu trọng lượng của đầu, đốt sống thắt lưng chịu trọng lượng của toàn cơ thể. Nghiên cứu cho thấy: Lực tác động lên đốt sống cổ là 7.5 kg lực/cm2, lực tác dụng lên cột sống thắt lưng là 15 kg lực/cm2. Khi vận động, đứng lên, ngồi xuống, lực này tăng lên lần lượt là 80 kg lực/cm2 và 160 kg lực/cm2. Bên cạnh đó, đây cũng là hai khu vực dễ chịu tổn thương do các chấn thương mang lại nên dễ làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống.

Chẩn đoán thoái hóa đốt sống bằng các phương pháp nào?

Hiện nay, việc chẩn đoán thoái hóa đốt sống được thực hiện chủ yếu dựa vào việc kết hợp giữa các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm hình ảnh.

Chẩn đoán thoái hóa đốt sống dựa vào các triệu chứng lâm sàng

Các triệu chứng của thoái hóa cột sống thường khá dễ nhận biết. Triệu chứng điển hình nhất là tình trạng cứng cột sống vào buổi sáng. Các cơn đau có tính chất cơ học, đau âm ỉ, đau giảm khi được nghỉ ngơi và tăng khi người bệnh vận động, đặc biệt là vận động mạnh. Cơn đau thường có xu hướng khu trú ở vị trí cột sống mà không đau toàn thân. Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh thường đau liên tục làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, thiếu ngủ.

dau-co-xu-huong-lan-theo-day-than-kinh.jpg

Đau có xu hướng lan theo dây thần kinh là triệu chứng điển hình của thoái hóa cột sống

Ở một số trường hợp không được điều trị thoái hóa cột sống sớm, có thể xuất hiện tình trạng cong, vẹo, gù cột sống. Nếu người bệnh có đau rễ dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp lỗ liên hợp, cơn đau sẽ xuất hiện dọc theo đường đi của dây thần kinh gây đau từ cổ đến vai gáy, đau từ thắt lưng xuống mông, chân. Lúc này người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt để có cách điều trị thoái hoá cột sống nặng phù hợp.

Cần lưu ý, ở người bị thoái hóa cột sống, không có tình trạng gầy sút cân, không thiếu máu. Nếu người bệnh có các triệu chứng đau kèm theo thiếu máu, mất ngủ, gầy sút cân, cần nghĩ đến các bệnh lý khác như: Viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống đĩa đệm, ung thư di căn xương,...

Chẩn đoán thoái hóa cột sống dựa vào xét nghiệm hình ảnh

Dù các triệu chứng bệnh thường khá đặc trưng, việc chẩn đoán bệnh còn cần thêm sự kết hợp của các xét nghiệm hình ảnh như: Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ và một số xét nghiệm khác để cho ra kết quả chính xác nhất.

Chụp X-quang

Hiện nay, chụp X-quang là kỹ thuật chẩn đoán thoái hóa cột sống phổ biến cũng như đơn giản nhất. Người bệnh thường được làm X-quang thường quy cột sống thẳng, nghiêng và chụp chếch ¾ phải. Kết quả X-quang cho thấy tình trạng tổn thương cột sống: Hẹp khe đĩa đệm, đặc xương dưới sụn, gai xương thân đốt sống, hẹp lỗ liên hợp,...

Chụp cộng hưởng từ MRI

Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật tiên tiến và cho kết quả chính xác nhất hiện nay. Phương pháp này cho phép quan sát thấy các tổn thương thần kinh, tổn thương đĩa đệm, cho hình ảnh rõ nét hơn. Chụp cộng hưởng từ thường được sử dụng trong các trường hợp thoái hóa cột sống có thoát vị đĩa đệm.

chup-cong-huong-tu-cho-hinh-anh-ro-net-de-chan-doan.jpg

Chụp cộng hưởng từ cho hình ảnh rõ nét để chẩn đoán thoái hóa cột sống

Xét nghiệm khác

Bên cạnh các xét nghiệm hình ảnh, người bệnh cần được tiến hành thêm xét nghiệm máu để ngoại trừ các nguyên nhân khác như: Viêm cột sống dính khớp, lao cột sống,... từ đó cho ra chẩn đoán chính xác và có các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống lưng phù hợp.

Tổng hợp 4 cách chữa trị thoái hóa cột sống hiệu quả

Hiện nay đang có các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống nào? Điều trị thoái hóa cột sống lưng không phải là vấn đề đơn giản do đây là bệnh mạn tính, không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Việc điều trị bệnh thoái hóa đốt sống lưng hiện nay chủ yếu tập trung vào các biện pháp như: Điều trị nội khoa, ngoại khoa, trị liệu thần kinh cột sống kết hợp với vật lý trị liệu và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Điều trị nội khoa

Hiện nay, phương pháp điều trị thoái hóa cột sống lưng và cổ đơn giản nhất là sử dụng thuốc như: Thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau chống viêm không steroid, giảm đau paracetamol, corticoid dùng tại chỗ,...

Các thuốc trên đều chỉ được sử dụng với mục đích giảm đau, giảm triệu chứng tại chỗ mà không khắc phục được vấn đề cột sống bị tổn thương, thoái hóa. Khi ngừng sử dụng thuốc, các cơn đau có thể xuất hiện trở lại, khiến người bệnh lệ thuộc vào thuốc.

Thông thường, việc dùng thuốc chữa đau lưng thoái hóa cột sống chỉ được sử dụng trong các trường hợp đau cấp tính hoặc sử dụng trong thời gian chờ áp dụng các phương pháp khác. Các thuốc này cũng thường có nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng như: Có hại cho dạ dày, xương, gan, thận,... nên cần được sử dụng cẩn thận, tốt nhất là tuân thủ theo liều dùng được bác sĩ chỉ định.

su-dung-thuoc-la-bien-phap-pho-bien-nhat.jpg

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng phổ biến

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa hay phẫu thuật là biện pháp chữa đau lưng thoái hóa cột sống được thực hiện khi các biện pháp điều trị nội khoa không đem lại kết quả, khi các dấu hiệu thần kinh tiến triển nặng ảnh hưởng tới sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh.

Tuy nhiên, phẫu thuật thoái hóa cột sống là một can thiệp khó, có nhiều rủi ro, nguy hiểm cho người bệnh. Các rủi ro có thể xuất hiện trong toàn bộ quá trình phẫu thuật, từ gây mê đến các rối loạn sau phẫu thuật như rối loạn đông máu, nhiễm trùng,...

Do tính chất nguy hiểm của phẫu thuật, biện pháp này cần được thực hiện tại các cơ sở chuyên khoa và cần được chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh, mức độ nghiêm trọng cũng như tình trạng chèn ép các dây thần kinh.

dieu-tri-benh-thoai-hoa-cot-song-bang-phau-thuat.jpg

Điều trị thoái hóa đốt sống thắt lưng bằng phẫu thuật thường được áp dụng cho các trường hợp nặng

Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp với vật lý trị liệu

Bên cạnh việc dùng thuốc và phẫu thuật, phương pháp trị đau lưng thoái hóa cột sống khác cũng được chuyên gia đánh giá cao đó là thực hiện trị liệu thần kinh cột sống kết hợp với vật lý trị liệu.

Cách điều trị thoái hóa cột sống lưng bằng trị liệu thần kinh cột sống là biện pháp nắn chỉnh các đốt sống về đúng vị trí ban đầu, giúp bảo tồn các dây thần kinh đốt sống. Việc này thường được thực hiện bằng tay hoặc các thiết bị chiropractic bởi các bác sĩ có tay nghề cao, được đào tạo kỹ càng để tránh việc thao tác sai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

dieu-tri-thoai-hoa-cot-song-that-lung-bang-tri-lieu-than-kinh.jpg

Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng bằng trị liệu thần kinh đem lại hiệu quả cao

Ngoài việc trị liệu thần kinh cột sống, người bệnh có thể kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu khác như: Châm cứu, xoa bóp, kích thích điện, dùng nhiệt nóng, nhiệt lạnh,... để nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện triệu chứng đau lưng, đau mỏi cổ, gáy nhanh hơn.

Người bệnh cũng cần duy trì các thói quen tốt như: Tư thế ngồi, tư thế đi đứng,... phù hợp để làm chậm tiến triển bệnh.

Dùng chế phẩm từ dầu vẹm xanh

Hiện nay, xu hướng điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng tại nhà đang được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn là dùng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu khoa học. Tiêu biểu là việc sử dụng các sản phẩm có chứa dầu vẹm xanh. Dầu vẹm xanh đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp cột sống, xương khớp chắc khỏe. Đồng thời, dầu vẹm xanh còn có tác dụng giảm đau, chống viêm, cải thiện vận động, hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Để lý giải về lý do dầu vẹm xanh tốt cho việc điều trị thoái hóa cột sống tại nhà, cần đi sâu vào phân tích nguyên nhân của bệnh. Nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng thoái hóa cột sống là sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng sụn khớp, cột sống. Việc này khiến các đốt sống giòn xốp do thiếu canxi, đĩa đệm bị mất nước, mất độ đàn hồi làm giảm khả năng chịu lực, dễ bị nứt vỡ dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Dầu vẹm xanh cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cột sống như: Canxi, magie, omega 3, các khoáng chất và vitamin,... Đây chính là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cột sống chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm, phòng ngừa thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, trong thành phần của dầu vẹm xanh còn chứa omega 3, chủ yếu là EPA và DHA. Đây là acid béo không bão hòa, có tác dụng giảm đau, chống viêm, chống oxy hóa,... nên dùng chế phẩm từ dầu vẹm xanh sẽ là cách khắc phục các cơn đau do thoái hóa cột sống cực kỳ hiệu quả.

vem-xanh-chua-nhieu-omega-3-tot-cho-cot-song.jpg

Vẹm xanh chứa nhiều omega 3 tốt cho sức khỏe cột sống

Dầu vẹm xanh được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ con sò vẹm xanh, một sinh vật nhuyễn thể sống ở biển nên hoàn toàn an toàn với sức khỏe của người sử dụng, không gây tác dụng phụ. Bạn có thể yên tâm khi dùng các sản phẩm chứa dầu vẹm xanh mà không lo xảy ra các phản ứng phụ cũng như tương tác với các thuốc khác. Việc sử dụng chung các chế phẩm từ dầu vẹm xanh với các biện pháp điều trị khác làm tăng tác dụng của nhau, vừa thúc đẩy giảm triệu chứng đau, vừa tác động vào nguyên nhân gây bệnh.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về các cách điều trị thoái hóa cột sống tại nhà. Việc chữa trị thoái hóa đốt sống nếu được thực hiện sớm sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc làm chậm tiến triển bệnh, giảm nguy cơ gặp các biến chứng không mong muốn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về thoái hóa cột sống lưng và cách điều trị, hãy bình luận dưới bài viết để được giải đáp kịp thời.