Điều Trị Bệnh Thoái Hóa Cột Sống? Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị

Dấu hiệu thoái hoá cốt sống là bệnh lý về xương khớp thường gặp ở độ tuổi trung niên. Dấu hiệu bệnh thoái hoá đốt sống thường khá đặc trưng và dễ phát hiện trên lâm sàng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh thoái hoá đốt sống từ đó lựa chọn cách điều trị đúng đắn nhé!

Thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hoá cột sống là một thuật ngữ y học, dùng để mô tả tình trạng viêm xương khớp ở cột sống cổ, cột sống ngực (phần lưng trên) hoặc cột sống thắt lưng (phần lưng dưới). Tuy nhiên, tình trạng mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ và thoái hoá đốt sống thắt lưng là phổ biến nhất.

Đây là một bệnh mạn tính, các triệu chứng không xuất hiện đột ngột mà thường diễn biến từ từ. Cảm giác đau nhức sẽ tăng dần theo thời gian làm hạn chế khả năng vận động, cột sống sẽ bị biến dạng mà không viêm.

Thoái hoá cột sống làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh 

Thoái hoá cột sống làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh 

Các đối tượng có nguy cơ bị đau lưng thoái hóa cột sống cao

Người cao tuổi, người thừa cân, béo phì, người ăn uống thiếu chất, người làm những công việc đặc thù cần đứng nhiều, ngồi nhiều,... là những đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống.

  • Người cao tuổi: Theo nghiên cứu của Viện Phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ, ước tính đến 85% khả năng bị thoái hoá cột sống xảy ra ở người trên 60 tuổi.

  • Giới tính: Đối với nhóm đối tượng dưới 45 tuổi, phần lớn thoái hoá cột sống xảy ra ở nam giới. Còn sau độ tuổi 45, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn.

  • Người béo phì, thừa cân là nhóm đối tượng có khả năng bị thoái hoá cột sống cao. Vì trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ gây áp lực cột sống, làm tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn và đĩa đệm.

  • Những người đã từng có tiền sử bị viêm xương khớp, chấn thương…

  • Những người thường xuyên phải hoạt động thể lực mạnh, ngồi nhiều hoặc đứng nhiều. Đây là đối tượng có cột sống bị tổn thương do sai tư thế trong thời gian dài dẫn đến thoái hóa.

  • Người ăn uống thiếu chất, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cột sống, làm cột sống bị thoái hóa, không thể phục hồi.

Người làm văn phòng dễ mắc bệnh thoái hoá cột sống.jpg-1664254389.jpg

Người làm việc văn phòng phải ngồi nhiều, ít vận động có nguy cơ mắc bệnh thoái hoá cột sống cao

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống phổ biến

Nguyên nhân bị thoái hóa đốt sống là gì? Các nguyên nhân gây thoái hóa cột sống được chia thành hai nhóm chính: Nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

Nguyên nhân nguyên phát

Tuổi tác

Một trong số các nguyên nhân chính gây bệnh thoái hoá cột sống là do quá trình lão hoá tự nhiên. Khi tuổi tác càng cao, khả năng sửa chữa của cơ thể càng giảm thì cấu trúc của đốt sống sẽ dần suy yếu, khiến đĩa đệm bị khô, bao xơ đĩa đệm dễ rách, làm xơ hoá dây chằng hoặc hao mòn các mô sụn.

Quá trình chuyển biến thoái hóa đốt sống ở lưng diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt của người bệnh.

Thói quen sinh hoạt

Các thói quen xấu như ngồi gù lưng, nằm gối quá cao, gập cổ, chơi thể thao không đúng cách,… trong thời gian dài cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống lưng và cổ mà ít ai ngờ tới.

Gối đầu quá cao cũng là nguyên nhân thoái hóa khớp cột sống

Gối đầu quá cao cũng là nguyên nhân thoái hóa khớp cột sống

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Một số người trẻ bị đau lưng thoái hóa cột sống bởi có thói quen ăn uống không hợp lý, lạm dụng chất kích thích như bia rượu, đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ. Đồng thời, chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng như canxi, magie, collagen tuýp II hoặc glucosamine khiến cho cột sống bị tổn hại, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hoá 3 đốt sống lưng.

Nguyên nhân thứ phát

Nguyên nhân thứ phát gây thoái hóa đốt sống là gì? Các nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng thứ phát như: Chấn thương, đặc điểm công việc,... cụ thể:

Ảnh hưởng từ công việc

Những người làm việc văn phòng ít vận động hoặc làm các công việc lao động nặng nhọc sai tư thế khiến cơ thể gập cong nhô về trước trước, làm cho cột sống bị mất đi đường cong sinh lý. Điều này diễn ra trong thời gian dài làm cột sống phải chịu một áp lực lớn, lâu dần dẫn đến thoái hóa, cong vẹo cột sống.

Do chấn thương

Đây cũng là một trong các nguyên nhân thoái hóa đốt sống lưng mà ít ai ngờ tới. Vì khi gặp phải chấn thương do té ngã, tai nạn… mà không được chữa trị đúng cách và dứt điểm sẽ làm cho cột sống bị thoái hoá nhanh chóng.

Chấn thương cột sống cũng có thể là nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng

Chấn thương cột sống cũng có thể là nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng

13 Dấu hiệu bệnh thoái hóa đốt sống thường gặp

Phát hiện sớm các biểu hiện thoái hóa đốt sống lưng và cổ sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp điều trị đúng cách, hiệu quả:

Các dấu hiệu thoái hóa cột sống chung

Hầu hết những người bị thoái hóa cột sống đều gặp phải các triệu chứng đau mỏi tại vị trí bị suy yếu. Cụ thể là: 

  1. Thường xuất hiện các cơn đau nhức, cứng cơ ở lưng, cổ và gáy vào lúc sáng sớm.

  2. Dấu hiệu bệnh thoái hóa cột sống đó là cột sống đau âm ỉ, khi vận động cơn đau sẽ càng tăng lên và giảm xuống khi cơ thể nghỉ ngơi.

  3. Chân tay tê bì, yếu ớt. Cảm giác tê ban đầu có thể chỉ xuất hiện ở một vài ngón tay rồi lan đến cả bàn tay, cánh tay. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh, tủy sống.

  4. Dấu hiệu bị thoái hóa cột sống còn thể hiện qua các cơn đau ở cổ, vai hoặc vùng thắt lưng.

Dấu hiệu thoái hoá cột sống cổ

Những người bị thoái hóa cột sống cổ cũng sẽ có những dấu hiệu nhận biết riêng: 

  1. Đau nhức, cứng ở cổ, chức năng vận động cổ suy giảm: Các cơn đau đến đột ngột với mức độ nặng và kéo dài trong vài giờ, có khi là vài ngày. Cơn đau có thể lan rộng xuống một bên vai hoặc tay.

  2. Vai, cánh tay hoặc ngón tay có cảm giác yếu dần, tê, liệt cũng là dấu hiệu báo động thoái hóa cột sống cổ.

  3. Nếu mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ C1 – C2 thường gặp tình trạng nấc ngáp, chóng mặt và đau đầu.

  4. Đau có xu hướng lan tỏa từ cổ lên đầu, xuống vai gáy hoặc lan dọc theo cánh tay.

 Dấu hiệu của thoái hóa đốt sống lưng

Biểu hiện của thoái hóa đốt sống lưng thường xuất hiện ở vùng thắt lưng gần mông, cụ thể là:

  1. Triệu chứng đau nhức: Đây là dấu hiệu thoái hóa cột sống lưng thường gặp. Người bệnh sẽ cảm thấy bị đau cứng lưng, các cơn đau từ từ lan xuống mông, bắp chân, hai chân dần yếu đi, khó khăn trong đi lại. Không mang vác được vật gì, nếu mang vác có nguy cơ bị chấn thương cao.

  2. Triệu chứng tê bì: Thoái hoá 2 đốt sống lưng thường có cảm giác tê bắt đầu từ vùng mông và chân.

  3. Triệu chứng teo cơ, yếu liệt: Dấu hiệu của thoái hóa đốt sống lưng này thường xảy ra khi đã mắc bệnh được một thời gian, bạn sẽ thấy được 1 tay hoặc 2 tay, 1 chân hoặc 2 chân bị teo lại khiến cho người bệnh đi lại khó khăn hơn trước, để càng lâu có nguy cơ không đi lại được nữa.

  4. Triệu chứng đau tê, kiến bò: Người bệnh có cảm giác tê, giống như kiến bò. Xuất hiện từ mông sau đó lan dần ra phía sau hay một bên chân. Lưng dưới và chân dần yếu đi, tê, đau. Đôi khi xuất hiện ở ngực, vai, cánh tay, cổ. Đau thần kinh tọa, đau tăng khi ngồi, hắt hơi hoặc ho.

  5. Các triệu chứng khác: Những ai bị thoái hoá cột sống thắt lưng thường có dấu hiệu bị lệch, vẹo cột sống. Cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Có lúc cảm thấy đau đầu, chóng mặt, sốt nhẹ, mất ngủ. Chức năng sinh dục giảm.

Đau nhức, tê bì, teo cơ… là các dấu hiệu bệnh đau thoái hóa cột sống lưng

Đau nhức, tê bì, teo cơ… là các dấu hiệu bệnh đau thoái hóa cột sống lưng

3 Biến chứng khó lường khi mắc thoái hóa cột sống

Bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tàn phế hoặc mất khả năng di chuyển nếu không phát hiện kịp thời các dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống và có phương pháp điều trị đúng đắn.

Biến chứng khi mắc thoái hóa đốt sống ở cổ

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng điển hình như: Mất ngủ, rối loạn tiền đình, thoát vị đĩa đệm,...

Mất ngủ

Bệnh thoái hoá đốt sống ở cổ gây ảnh hưởng lớn đến người bệnh, khiến cơ thể mệt mỏi dẫn đến mất ngủ kéo dài. Nguy hiểm hơn có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ nếu không được chữa trị kịp thời.

Rối loạn tiền đình

Thoái hoá đốt sống ở cổ làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não, gây ra tình trạng rối loạn tiền đình, đau đầu, chóng mặt…

Thoát vị đĩa đệm

Thoái hóa cột sống lưng lâu ngày có thể gây thoát vị đĩa đệm, khiến các dây thần kinh đốt sống bị chèn ép gây đau, tê bì tay chân. Lâu dần, các bộ phận bị thoái hóa có thể mất khả năng vận động, teo cơ hoặc bại liệt vĩnh viễn.

Biến chứng cổ - tim

Cấu trúc cột sống cổ sẽ bị thay đổi khi các đốt sống cổ bị thoái hoá và lệch ra khỏi vị trí ban đầu làm chèn ép lên dây thần kinh kiểm soát hoạt động của tim. Tình trạng này gây ra các cơn đau tim đột ngột, có thể làm rối loạn nhịp tim kéo dài.

Thoái hóa đốt sống cổ gây nhiều biến chứng nguy hiểm 

Thoái hóa đốt sống cổ gây nhiều biến chứng nguy hiểm 

Biến chứng khi mắc thoái hóa đốt sống ở lưng

Không được điều trị kịp thời, thoái hóa đốt sống ở lưng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Đau ngực, biến dạng cột sống, suy giảm thị lực,...

Chèn ép lên dây thần kinh

Nếu không phát hiện sớm, thoái hoá đốt sống lưng có thể khiến các dây thần kinh bị chèn ép. Cần điều trị sớm và kịp thời thoái hóa cột sống lưng để giảm các cơn đau nhức, co cơ và giảm nguy cơ bại liệt.

Đau ngực

Người bệnh thấy đau ngực do các gai xương chèn ép lên các dây thần kinh đốt sống cổ số 6 và 7. Điều này làm xuất hiện các cơn đau một bên cơ ngực, đau bầu ngực.

Thị lực bị ảnh hưởng

Thoái hoá đốt sống ở lưng làm cho thị lực bị suy giảm, ngại ánh sáng, mắt sưng đau. Cũng có trường hợp tầm nhìn bị thu nhỏ, nguy hiểm hơn người bệnh có thể dẫn đến bị mù vĩnh viễn.

Gây biến dạng cột sống

Các cơn đau nhức ở vùng thắt lưng làm cho người bệnh khó có thể vận động, sinh hoạt bình thường. Buộc họ phải đứng với tư thế nghiêng người hoặc cúi, khom người xuống lúc di chuyển. Nếu tình trạng này kéo dài trong thời gian dài sẽ khiến cột sống thắt lưng bị cong, gù hoặc vẹo, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống sinh hoạt.

Các đốt sống ở lưng bị thoái hoá có thể làm biến dạng cột sống

Các đốt sống ở lưng bị thoái hoá có thể làm biến dạng cột sống

2 Phương pháp chẩn đoán khi bị đau thoái hóa cột sống lưng

Ngay sau khi nhận thấy các ​​dấu hiệu của thoái hoá cột sống, bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Hiện nay, việc chẩn đoán thoái hóa cột sống chủ yếu dựa vào việc kết hợp giữa các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm hình ảnh.

Chẩn đoán thoái hóa cột sống dựa vào triệu chứng lâm sàng

  • Đau cột sống vùng thắt lưng hoặc cổ, đau âm ỉ và có xu hướng nặng vào buổi sáng. Ngoài ra, đau có xu hướng tăng khi vận động, giảm khi ngồi yên.

  • Một số trường hợp nặng có thể có tình trạng cong vẹo, gù cột sống.

  • Đau có xu hướng lan rộng, với thoái hóa đốt sống cổ thì đau lan từ cổ lên đầu, dọc vai gáy, cánh tay, với thoái hóa cột sống thắt lưng thì đau lan từ thắt lưng xuống mông, chân.

  • Tê bì, nhức mỏi tay chân.

Chẩn đoán thoái hóa cột sống dựa vào xét nghiệm hình ảnh

Bên cạnh việc xác định qua các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh thoái hoá cột sống lưng qua một số xét nghiệm hình ảnh của người bệnh như:

  • MRI – chụp cộng hưởng từ: Với mục đích xác định vị trí dây thần kinh cột sống bị thoát vị và mức độ tổn thương ở đĩa đệm.

  • X–quang: Các bác sĩ yêu cầu người bệnh chụp X–quang để kiểm tra cột sống có bị tổn thương ở xương, gai đốt xương, hoặc có bị mất đĩa, sụn hay không.

  • Sử dụng phương pháp xét nghiệm khác: Tiêu biểu là xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh lý làm đau cột sống như lao cột sống, viêm cột sống dính khớp.

6 Phương pháp chữa trị bệnh lý thoái hóa đốt sống

Việc lựa chọn phương pháp chữa trị dành cho người mắc bệnh thoái hoá đốt sống rất quan trọng. Chọn đúng phương pháp, an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh sẽ giúp cải thiện bệnh đáng kể.

Tăng cường luyện tập thể dục thể thao

Luyện tập thể dục thể thao đúng cách giúp hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả. Ngay khi nhận thấy mình có dấu hiệu bị thoái hóa cột sống, hãy luyện tập một số bài tập hỗ trợ kéo giãn cột sống một cách tự nhiên, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương ở đốt sống và khiến các khớp trở nên linh hoạt hơn. Việc tập luyện thể thao còn giúp người bệnh giải phóng cảm giác lo âu, tinh thần trở nên vui vẻ, lạc quan hơn.

Sử dụng thuốc giảm đau

Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau để điều trị thoái hóa xương cột sống. Các loại thuốc giảm đau thường gặp như: Paracetamol, thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm không steroid, thuốc trị các triệu chứng tác dụng chậm như glucosamine và có thể tiêm corticoid tại chỗ.

Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ là biện pháp tạm thời giúp kìm hãm cơn đau, không có khả năng phục hồi các bộ phận cột sống đã bị thoái hoá. Người bệnh dễ bị lệ thuộc bởi thuốc giảm đau, nếu ngưng sử dụng thì các cơn đau sẽ nặng hơn trước rất nhiều. Bên cạnh đó, nếu sử dụng thuốc giảm đau quá liều lượng sẽ làm suy giảm chức năng thận và gan, có nguy cơ loét hoặc chảy máu dạ dày.

Sử dụng thuốc giảm đau là phương pháp tạm thời không thể ngăn ngừa tình trạng thoái hoá

Sử dụng thuốc giảm đau là phương pháp tạm thời không thể ngăn ngừa tình trạng thoái hoá

Phẫu thuật cột sống

Tình trạng thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống kéo, trượt đốt sống có thể can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật. Nhưng đây là phương pháp tương đối nguy hiểm, người bệnh có thể gặp nhiều rủi ro trong quá trình gây mê, rối loạn đông máu hay nhiễm trùng.

Đây là phương pháp chữa trị bệnh đau lưng thoái hóa cột sống cuối cùng nếu các phương pháp khác không đạt hiệu quả, người bệnh cần suy nghĩ và cân nhắc trước khi lựa chọn.

Châm cứu

Trong Y học của Trung Hoa, phương pháp châm cứu làm khai thông khí huyết, cân bằng khí và kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể. Trong khoa học, kim châm cứu khi tác động lên vùng cột sống tổn thương làm kích thích cơ thể sản sinh ra endorphin – chất giúp chống viêm và làm giảm cơn đau nhức tự nhiên.

Phương pháp châm cứu làm kích thích khả năng tự chữa lành của cột sống

Phương pháp châm cứu làm kích thích khả năng tự chữa lành của cột sống

Trị liệu thần kinh cột sống

Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống giúp nắn chỉnh cấu trúc cột sống bị biến dạng, sai lệch vào đúng vị trí ban đầu. Đồng thời, phương pháp này giúp giải phóng các áp lực chèn ép lên dây thần kinh, kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể, ngăn chặn các cơn đau nhức lâu dài và làm giảm nguy cơ tái phát.

Dùng chế phẩm từ dầu vẹm xanh 

Dầu vẹm xanh được chiết xuất từ một loại sò có vỏ màu xanh ở biển. Trong dầu vẹm xanh có chứa nhiều thành phần giàu dinh dưỡng và vitamin, đặc biệt có chứa omega 3 - chất có hoạt tính sinh học cao giúp chống sưng viêm, ngăn tình trạng oxy hóa, giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý thoái hóa đốt sống rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, dầu vẹm xanh còn chứa nhiều hàm lượng vitamin, giàu khoáng chất và protein, các enzyme, chondroitin,... giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của các đốt sống bị tổn thương, giúp phục hồi khả năng vận động hơn 70% và hoàn toàn không gây tác dụng phụ cho người bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp cột sống

Bệnh lý thoái hóa khớp cột sống là một căn bệnh mạn tính, diễn biến tự nhiên theo tuổi tác, không thể điều trị dứt điểm hay ngăn chặn nó. Song, có thể phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hoá bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt xấu, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục đúng cách.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng

  • Hạn chế hết mức các chất kích thích như cà phê, bia rượu…

  • Uống nước thường xuyên, ít nhất 1,5 – 2 lít mỗi ngày.

  • Trong các bữa ăn hàng ngày, cần nạp thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt xương khớp như vitamin C, vitamin D, magie, canxi…

Thói quen và tập luyện

  • Giảm thiểu các công việc nặng, chú ý điều chỉnh đúng tư thế, hạn chế các áp lực dồn lên cột sống.

  • Kiểm soát cân nặng ở mức an toàn, tránh bị thừa cân hay béo phì vì đây cũng là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng phổ biến.

  • Đối với người làm công việc ngồi nhiều, cần thay đổi tư thế thường xuyên, sau 60 phút nên đứng lên cử động để cột sống được thư giãn.

  • Tập luyện thể thao đúng cách, cần thiết kế các bài tập khoa học giúp tăng cường cơ bắp và làm cho các khớp xương linh hoạt hơn.

  • Cần giải phóng căng thẳng, áp lực, giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.

 Tập luyện thể thao đúng cách giúp tăng cường cơ bắp và làm cho các khớp xương linh hoạt hơn

Tập luyện thể thao đúng cách giúp tăng cường cơ bắp và làm cho các khớp xương linh hoạt hơn

Thoái hoá cột sống là căn bệnh mạn tính, không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây khó khăn trong sinh hoạt, nặng hơn sẽ dẫn đến bại liệt, teo cơ. Các dấu hiệu bệnh thoái hoá đốt sống rất dễ phát hiện, khi gặp các triệu chứng trên nên chữa trị kịp thời bằng các phương pháp điều trị an toàn và phù hợp để quá trình thoái hoá diễn ra chậm hơn.

Điển hình như dùng sản phẩm có chứa dầu vẹm xanh để hỗ trợ điều trị thoái hoá đốt sống hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào bạn hãy để lại phản hồi dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất!

>> Xem thêm : Các bài viết tại Cốt Thoái Vương để biết thêm thông tin!

Nguồn tham khảo:

  • https://health.ucdavis.edu/spine/specialties/degenerative.html

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5893484/

  • https://www.mountsinai.org/care/neurosurgery/services/spine-disorders/degenerative-spine