Vì sao bị đau đốt sống cổ sau khi ngủ dậy? Tình trạng này xảy ra phổ biến do tư thế hoặc thói quen sinh hoạt không tốt gây ảnh hưởng đến cột sống dẫn đến các cơn đau. Tuy nhiên, đau đốt sống cổ sau khi ngủ dậy cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, việc tìm hiểu chi tiết sẽ giúp bạn xác định rõ nguyên nhân để có phương pháp điều trị sớm nhất.
Vì sao ngủ dậy bị đau cổ?
Đau đốt sống cổ sau khi ngủ dậy là tình trạng thường gặp ở nhiều người với các biểu hiện như cứng cổ, đau nhức vai gáy. Các cơn đau thường lan xuống vùng vai hoặc cánh tay gây khó khăn khi cử động. Đau cổ sau khi ngủ dậy có thể xuất phát từ việc ngủ sai tư thế hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm. Cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân gây đau đốt sống cổ sau khi ngủ dậy dưới đây:
Tư thế ngủ
Là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau cổ sau khi ngủ dậy. Đặc biệt là khi ngủ ở tư thế nằm sấp, bạn buộc phải nghiêng sang một bên trong nhiều giờ liền dẫn đến các mạch máu ở vùng cổ bị chèn ép, gây ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho các tế bào cơ và gia tăng sản xuất axit lactic - tác nhân gây ra tình trạng đau mỏi cơ.
Đau nhức đốt sống cổ sau khi ngủ dậy là do ngủ sai tư thế trong thời gian dài
Gối ngủ không phù hợp
Một chiếc gối ngủ không phù hợp sẽ khiến cột sống cổ của bạn trở nên đau nhức, thậm chí còn gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Điều này có nghĩa là bạn không được sử dụng gối quá cao hoặc quá thấp vì nó sẽ khiến dây chằng giữa các đốt sống cổ trở nên căng cứng và gây đau nhiều hơn.
Chấn thương
Đau cột sống cổ sau khi ngủ dậy có thể là do tai nạn xe cộ, lao động hoặc khi chơi thể thao. Thường là các chấn thương ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chỉ cảm thấy các cơn đau mỏi khó chịu trong vài ngày. Với những trường hợp chấn thương nặng, cơn đau nhức cổ thường dữ dội hơn, khó vận động vùng cổ, cần được thăm khám và điều trị sớm.
Chấn thương chính là tác nhân gây đau cột sống cổ sau khi ngủ dậy
Thoái hóa khớp cổ
Đây là tình trạng xảy ra phổ biến ở những người trên 50 tuổi. Theo thời gian, cột sống cổ sẽ dần bị thoái hóa dẫn đến các triệu chứng như co cứng khớp, đau cổ và vùng vai gáy, tê bì chân tay,... Hơn nữa, về lâu dài, quá trình này còn làm hao mòn, gây xơ cứng cột sống và làm gia tăng cảm giác đau nhức mỗi khi cử động vùng cổ.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Bị đau đốt sống cổ sau khi ngủ dậy có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh ở vùng cổ, dẫn đến những cơn đau dữ dội, dai dẳng. Mức độ đau sẽ ngày càng gia tăng theo thời gian.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể là nguyên nhân khiến đau mỏi đốt sống cổ
Các chuyển động đột ngột khi ngủ
Các cử động đột ngột như vung vẩy tay chân, ngồi bật dậy, tung hoặc trở mình,... cũng có thể gây sức ép lên các cơ, dây chằng cổ và gân dẫn đến xuất hiện các cơn đau. Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ mà còn tạo cảm giác mỏi, cứng cổ sau khi ngủ dậy.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, cơn đau cổ cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như:
- Đau xơ cơ hóa, co thắt cơ.
- Căng thẳng, lo lắng.
- Ngồi sai tư thế, không vận động sau khi làm việc trong thời gian dài.
- Viêm khớp cột sống cổ.
Ngủ dậy bị đau cổ thì nên làm gì?
Bị đau đốt sống cổ sau khi ngủ dậy, người bệnh nên tập một vài động tác đơn giản, massage, dùng thuốc giảm đau,... Điều này sẽ giúp cải thiện các cơn đau hiệu quả, giúp cột sống cổ vận động linh hoạt hơn. Tùy thuộc vào mức độ của các cơn đau đốt sống cổ mà lựa chọn giải pháp phù hợp.
Massage giúp giảm đau đốt sống cổ
Massage là phương pháp trị đau đốt sống cổ sau khi ngủ dậy hiệu quả. Với phương pháp này, bạn chỉ cần sử dụng bàn tay hoặc đầu ngón tay tác động một lực nhẹ lên vùng cổ theo vòng tròn để giảm bớt căng thẳng. Tuy nhiên không nên kéo căng quá mức để tránh tình trạng cơn đau trở nên nghiêm trọng. Việc xoa bóp nhẹ nhàng bằng các ngón tay sẽ giúp cải thiện hiệu quả các cơn đau mà không gây tổn thương các cơ ở cổ.
Thực hiện động tác massage cổ mỗi ngày sẽ giúp hạn chế được cơn đau cổ sau gáy
Thực hiện các bài tập cổ
Một số bài tập nhẹ nhàng như nghiêng đầu sang trái hoặc phải, ngửa cổ, gập đầu,... sẽ giúp bạn kiểm soát tốt các cơn đau cột sống cổ sau khi ngủ dậy. Đồng thời, các bài tập này còn giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, ngăn chặn và phòng ngừa căng cơ cổ sau khi ngủ dậy.
Nghiêng đầu
-
Nghiêng đầu sang phải sao cho phần tai chạm vào vùng vai.
-
Sau đó, đưa cổ trở về vị ban đầu và thực hiện tương tự với bên trái.
-
Lặp lại động tác 10 lần cho mỗi bên.
Ngửa cổ
-
Ngửa cổ nhìn thẳng lên trần nhà và giữ nguyên trong vài giây.
-
Đưa cổ trở về vị trí ban đầu và tiếp tục gập cổ nhìn xuống sàn nhà.
-
Lặp lại động tác trên 10 lần.
-
Lưu ý: Nên thư giãn vai trong khi tập.
Quay đầu
-
Đặt tay phải ở cằm và đẩy nhẹ sang bên phải, giữ nguyên động tác trong 10 giây.
-
Sau đó, quay cổ về vị trí ban đầu rồi lặp lại tương tự với bên trái.
-
Thực hiện mỗi bên 10 lần.
Dùng thuốc giảm đau đốt sống cổ
Thuốc giảm đau thường được chỉ định trong trường hợp cơn đau đốt sống cổ sau khi ngủ dậy xảy ra thường xuyên, kéo dài. Sử dụng thuốc giúp người bệnh giải quyết nhanh chóng các cơn đau, cải thiện khả năng vận động và kiểm soát tốt các triệu chứng trong một thời gian nhất định.
Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều tác dụng không mong muốn. Chính vì thế, cần tham khảo ý kiến và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế xảy ra tác dụng phụ và những rủi ro gây hại sức khỏe. Bên cạnh đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường xảy ra thì hãy báo ngay với bác sĩ để có phương pháp xử lý kịp thời.
Sử dụng thuốc giảm đau giúp giải quyết nhanh các cơn đau nhưng có nguy cơ xảy ra tác dụng phụ cao
Chườm lạnh, chườm nóng
Người bệnh có thể sử dụng phương pháp chườm nóng hoặc lạnh để cải thiện chứng đau đốt sống cổ sau khi thức dậy. Sự tác động từ nhiệt độ cao hoặc thấp sẽ giúp các khối cơ ở vùng cổ được thư giãn, thả lỏng và giải phóng sự chèn ép. Nhờ đó, các cơn đau sẽ dần được ức chế và giảm thiểu. Tuy nhiên, nên thực hiện phương pháp này thường xuyên và chườm trong vòng 20 phút để mang đến hiệu quả tối ưu.
Dùng dầu vẹm xanh
Đau đốt sống cổ sau gáy không chỉ đơn giản là do ngủ sai tư thế, bệnh lý,... mà còn do sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng của cột sống. Vì thế, để giải quyết được vấn đề đó, dầu vẹm xanh chính là sự lựa chọn phù hợp mà người bệnh nên tham khảo. Bởi dầu vẹm xanh sở hữu rất nhiều công dụng nổi bật như:
-
Hỗ trợ giảm đau và sưng viêm hiệu quả.
-
Ngăn ngừa cơn đau tái phát.
-
An toàn, lành tính và có thể sử dụng lâu dài.
-
Nuôi dưỡng, tái tạo và củng cố sự dẻo dai, chắc khỏe cho các sụn khớp, đĩa đệm và cột sống.
-
Các nghiên cứu cũng đã chứng minh, dầu vẹm xanh giúp cung cấp các hợp chất quan trọng cho xương khớp, cột sống như: Omega 3, chondroitin, lyprinol, glucosamine,... có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho cột sống chắc khỏe. Đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa, cải thiện và phòng ngừa đau đốt sống cổ hiệu quả, an toàn.
Đau mỏi đốt sống cổ sẽ được cải thiện nhanh chóng khi sử dụng dầu vẹm xanh mỗi ngày
Các cách ngăn ngừa bị đau cổ sau khi ngủ dậy
Để phòng ngừa tình trạng đau cổ khi ngủ dậy, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:
Chọn gối ngủ phù hợp
Một chiếc gối phù hợp sẽ làm giảm sự xuất hiện của các cơn đau đốt sống cổ sau khi ngủ dậy. Để lựa chọn gối đúng cách, bạn có thể dựa vào các tiêu chí dưới đây:
-
Gối nên cao từ 8 - 15cm, dài 60cm và rộng 30cm.
-
Ưu tiên sử dụng loại gối được làm bằng mút hoạt tính hoặc lông vũ vì chúng có hình dạng phù hợp với đường cong của đầu và cổ. Đồng thời, cũng giúp nâng đỡ cổ của bạn một cách đúng chuẩn.
-
Lựa chọn gối có độ cứng vừa phải. Gối quá cứng có thể khiến vùng cổ bị uốn cong gây đau.
Chọn đệm ngủ phù hợp
Chiếc nệm có độ cứng vừa phải sẽ rất phù hợp, giúp nâng đỡ vùng lưng và cổ, hạn chế sự đè ép lên các đĩa đệm mỗi khi thay đổi tư thế. Giúp toàn bộ cơ thể được thư giãn khi nằm ngủ. Nếu sử dụng một chiếc đệm quá lún hoặc quá cứng sẽ khiến phần cổ của không được thoải mái, thậm chí còn gây căng thẳng và áp lực lên các đốt sống do phần cổ và lưng không được giữ thẳng.
Chú ý tư thế ngủ
Nằm nghiêng hoặc nằm ngửa là tư thế giúp cải thiện và phòng ngừa đau đốt sống cổ sau khi ngủ dậy hiệu quả. Với tư thế nằm ngửa, bạn nên đặt một chiếc gối dưới cổ, đầu gối, thắt lưng. Còn với tư thế nằm nghiêng, bạn cũng nên đặt thêm một chiếc gối giữa hai đầu gối để giữ cân bằng cột sống. Không kê gối cao hơn đầu để hạn chế tình trạng căng cơ.
Thay đổi tư thế giúp phòng ngừa chứng đau cổ sau khi ngủ dậy
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Để cải thiện đau đốt sống cổ sau khi ngủ dậy, người bệnh cần chú ý đến thói quen sinh hoạt sau:
-
Không sử dụng điện thoại hoặc ngồi trước màn hình vi tính quá lâu trong thời gian dài.
-
Tránh kẹp điện thoại giữa tai và vai.
-
Tránh gập vai và cổ quá xa về phía trước.
-
Không để hơi lạnh từ máy điều hòa, quạt thổi trực tiếp vào cổ, vai gáy hoặc đầu.
-
Không duy trì một tư thế quá lâu.
Khi nào nên đi khám bệnh nếu gặp tình trạng đau cổ khi ngủ dậy?
Đau đốt sống cổ sau khi ngủ dậy nếu kéo dài liên tục từ 3- 4 ngày hoặc ngày càng đau đớn dữ dội, không thể quay hoặc nghiêng cổ thì tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Hoặc nếu đau đốt sống cổ kéo dài kèm theo các triệu chứng sau thì cũng cần được thăm khám sớm:
-
Sốt cao.
-
Đau đầu.
-
Cảm thấy khó thở và tức ngực.
-
Xuất hiện khối u trong cổ.
-
Khó nuốt thức ăn.
-
Ngứa hoặc tê bì tay chân.
-
Cơn đau lan xuống cánh tay hoặc chân.
-
Các vấn đề liên quan bàng quang và ruột.
Đau đốt sống cổ sau khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý nghiêm trọng. Vì thế, nếu xuất hiện các cơn đau cổ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế thăm khám để xác định rõ nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn hoặc giải đáp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi bằng cách để lại câu hỏi ngay bên dưới bài viết.
>> Xem thêm : Các bài viết tại Cốt Thoái Vương để biết thêm thông tin!
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/neck-pain/waking-up-with-neck-pain
https://www.spine-health.com/conditions/neck-pain/how-treat-stiff-neck-after-sleeping
https://www.spine-health.com/wellness/sleep/pillow-support-and-comfort