Nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị chứng đau cột sống thắt lưng của TPBVSK Cốt Thoái Vương

Nguyễn Văn Chương, Nhữ Đình Sơn, Phan Việt Nga, Cao Hữu Hân, Nguyễn Đức Thuận, Đồng Thị Thu Trang, Trần Nguyên Hồng, Nguyễn Hồng Thanh.

1. Tóm tắt :

100 BN thoái hóa cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm giai đoạn II, III điều trị theo 2 phác đồ (thông thường và thông thường phối hợp với TPBVSK Cốt Thoái Vương) trong thời gian 1 tháng chúng tôi thấy :

     * TPBVSK Cốt Thoái Vương có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý cột sống thắt lưng với tỷ lệ BN trở về mức độ nhẹ ở nhóm dùng TPBVSK Cốt Thoái Vương cao hơn nhóm chứng với P < 0,05. Điểm lâm sàng trung bình của cả 2 nhóm đều giảm có ý nghĩa sau điều trị tuy nhiên nhóm dùng Cốt Thoái Vương có số điểm trung bình giảm nhiều hơn so với nhóm chứng.Tỷ lệ BN có kết quả rất tốt và tốt sau điều trị là 88 %, không có kết quả kém và xấu đi.

    * Không có BN nào ảnh hưởng tới chức năng gan thận, công thức máu trong quá trình điều trị. Có 14 -20 % số BN có biểu hiện khó chịu ở đường tiêu hóa trong thời gian điều trị ở cả nhóm dùng TPBVSK Cốt Thoái Vương và nhóm chứng, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê

cot-thoai-vuong-hieu-qua-voi-nguoi-bi-thoat-vi-dia-dem.png

Cốt Thoái Vương đã được kiểm chứng lâm sàng tại Bệnh viện Quân Y 103

  2. Kết quả điều trị 

  2.1 Hiệu quả điều trị theo mức độ bệnh.

Mức độ bệnh

Nhóm TPBVSK Cốt Thoái Vương

     Nhóm chứng

Trước điều trị( 1)

Sau điều trị( 2)

Trước điều trị ( 3)

Sau điều trị( 4)

n

%

n

%

n

%

n

%

Nhẹ

6

12,00

25

50,00

8

16,00

21

42,00

Vừa

26

52,00

20

40,00

23

46,00

22

44,00

Nặng

15

30,00

5

10,00

16

32,00

7

14,00

Rất nặng

3

6,00

0

0

3

6,00

0

0

Nhận xét: Sau 1 tháng điều trị tỷ lệ người bệnh có mức độ bệnh nhẹ tăng lên, tỷ lệ BN có mức độ nặng và rất nặng giảm đi có ý nghĩa thống kê ở cả nhóm chứng và nhóm nghiên cứu. Tỷ lệ BN trở về mức độ nhẹ ở nhóm dùng CTV cao hơn nhóm chứng với p< 0,05. Điểm lâm sàng trung bình của cả 2 nhóm đều giảm có ý nghĩa sau điều trị, nhóm dùng CTV có điểm số trung bình giảm nhiều hơn

 2.2 Đánh giá chung sau điều trị:

Đánh giá chung

Nhóm dùng TPBVSK Cốt Thoái Vương

 

Nhóm chứng

 

n

 

%

n

%

Rất tốt

25

50,00

22

44,00

Tốt

19

38,00

21

42,00

 

Vừa

6

12,00

7

14,00

 

Kém

0

0,00

0

0,00

 

Xấu đi

0

0,00

0

0,00

Nhận xét: Đánh giá chung sau điều trị thấy tỷ lệ người bệnh có kết quả tốt và rất tốt của cả hai nhóm là 88 % và 86%, không có BN nào có kết quả kém và xấu đi. Sự khác biệt này giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê. 
2.3 Tác dụng không mong muốn:

Triệu chứng

Nhóm dùng TPBVSK Cốt Thoái Vương

Nhóm chứng

n

%

n

%

Nôn, Buồn nôn

3

6,00

4

8,00

 

Đau bụng

4

8,00

6

12,00

 

Mẩn ngứa

0

0,00

0

0,00

 

Thay đổi CN gan, thân

0

0,00

0

0,00

 

Thay đổi công thức máu

0

0,00

0

0,00

 

Nhận xét: Nhóm sử dụng thêm TPBVSK Cốt Thoái Vương có 14% người bệnh biểu hiện trên đường tiêu hóa ít hơn nhóm đối chứng là 20%. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tác dụng phụ trên cả 2 nhóm là do thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ, thuốc chống loãng xương  gây nên. Điều này có thể khẳng định TPBVSK Cốt Thoái Vương không có tác dụng không mong muốn cho người sử dụng

3. Kết luận:

Nghiên cứu 100 BN thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm giai đoạn II, III điều trị theo phác đồ thông thường và thông thường phối hợp với TPBVSK Cốt Thoái Vương trong thời gian 1 tháng chúng tôi thấy:

    1. Tác dụng hỗ trợ điều trị của TPBVSK Cốt Thoái Vương trong điều trị bệnh lý cột sống thắt lưng biểu hiện: Tỷ lệ bệnh trở về mức độ nhẹ ở nhóm dùng TPBVSK Cốt Thoái Vương cao hơn nhóm chứng với P < 0,05. Điểm lâm sàng trung bình của cả hai nhóm đều giảm có ý nghĩa sau điều trị tuy nhiên nhóm dùng TPBVSK Cốt Thoái Vương có điểm giảm trung bình nhiều hơn so với nhóm chứng. Tỷ lệ người bệnh có kết quả tốt và rất tốt sau điều trị là 88%, không có BN có kết quả kém và xấu đi.

     2. Không có người bệnh nào bị ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, công thức máu trong quá trình điều trị ở cả 2 nhóm. Khi sử dụng thêm TPBVSK Cốt Thoái Vương người bệnh có xu hướng giảm tác dụng phụ của các thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc chống loãng xương.