Đau lưng dưới là triệu chứng của bệnh gì? Và cách chữa trị

Đau lưng dưới là triệu chứng thường gặp  của một số bệnh lý gây phiền toái cho sức khoẻ và công việc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết về hiện tượng đau cột sống dưới thắt lưng, nguyên nhân và cách chữa trị, hãy theo dõi nhé!

Dấu hiệu nhận biết đau lưng dưới

Đau mỏi âm ỉ vùng cột sống lưng dưới là dấu hiệu nhận biết đau lưng dưới thường gặp. Tình trạng này cũng có thể diễn biến nghiêm trọng hơn theo thời gian. Ngoài ra còn có một số triệu chứng đau lưng dưới khác như:

  • Đau từ thắt lưng dọc xuống mặt sau của đùi có cảm giác đau nhói, nóng rát. Thậm chí, có thể lan xuống tới cẳng chân hoặc bàn chân, đi kèm với cảm giác tê hoặc ngứa ran.

  • Ở vùng thắt lưng, hông và xương chậu bị co thắt cơ hoặc căng tức khó chịu.

  • Cơn đau nhức lưng dưới càng trở nên dữ dội hơn khi ngồi hoặc đứng quá lâu.

  • Khó khăn khi đứng thẳng hoặc đi bộ, người bệnh thường phải thay đổi các tư thế khi ngồi, nằm hay đi đứng.

Trieu-chung-dau-nua-lung-duoi-ro-ret-la-co-cam-giac-dau-nhoi-va-nong-rat-tu-phan-that-lung-doc-xuong-mat-sau-cua-dui.webp

Triệu chứng đau nửa lưng dưới rõ rệt là có cảm giác đau nhói và nóng rát từ phần thắt lưng dọc xuống mặt sau của đùi

15 bệnh lý gây đau sống lưng dưới phổ biến

Nguyên nhân gây đau lưng dưới có thể do bong gân, thoái hóa đĩa đệm, gai đốt sống, xẹp đốt sống, sỏi thận,... Hoặc cũng có thể do tuổi, theo thời gian cột sống sẽ dần bị lão hoá suy yếu, làm thay đổi cấu trúc, không đảm nhận được chức năng vốn có dẫn đến đau lưng dưới.  Chi tiết các nguyên nhân bao gồm:

Bong gân

Đây là hiện tượng gân, dây chằng xung quanh cột sống bị căng giãn quá mức hoặc tổn thương gây trượt đốt sống, đau lưng dưới. Tình trạng này thường xảy ra khi nâng vật quá nặng hoặc không đúng cách sẽ khiến vùng lưng dưới bị co thắt cơ, đau nhói.

Bệnh thoái hóa đĩa đệm

Thoái hóa đĩa đệm là nguyên nhân gây đau mỏi lưng dưới thường gặp nhất hiện nay. Khi nhân nhầy đĩa đệm bị mất nước, giảm độ đàn hồi, vòng sợi xơ cứng, dễ nứt, vỡ sẽ làm khả năng chịu lực giảm dễ dẫn đến phình lồi đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh và gây đau lưng dưới. Tùy theo mức độ phình đĩa đệm chèn ép dây thần kinh ít hay nhiều mà tình trạng đau thắt lưng, tê bì chân biểu hiện nhẹ, nặng là khác nhau.  

Thoai-hoa-dia-dem-gay-dau-dau-xuong-cot-song-lung-duoi.webp

Thoái hóa đĩa đệm gây đau đau xương cột sống lưng dưới

Bệnh lý rễ dây thần kinh

Bệnh này xảy ra khi rễ thần kinh đi ra từ tủy sống bị chèn ép dẫn đến viêm hoặc bị tổn thương nặng nề dẫn đến cơn đau, tê, ngứa ran khắp các vùng trên cơ thể theo đường đi của dây thần kinh đó. Tổn thương tại rễ dây thần kinh thường do bị hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống làm chèn ép lên rễ thần kinh.

Gai đốt sống thắt lưng

Gai đốt sống thắt lưng là nguyên nhân gây đau lưng dưới phổ biến người trên 50 tuổi. Gai đốt sống là hiện tượng tại rìa các đốt sống thắt lưng từ L1 đến S1 xuất hiện các mỏm xương mọc chồi ra ngoài, chèn ép vào các bộ phận xung quanh bao gồm dây chằng, mô mềm, rễ thần kinh gây đau mỏi vùng thắt lưng. Cơn đau sẽ lan rộng sang hai bên, xuống mông, hông và chạy dọc đến bàn ngón chân nếu các gai xương này phát triển dài ra và chèn ép rễ thần kinh nhiều.

Xẹp đốt sống thắt lưng

Xẹp đốt sống cũng là nguyên nhân gây đau lưng dưới ở phụ nữ thường gặp. Lý do là bởi phụ nữ sau 40 tuổi, dễ bị loãng xương, cấu trúc đốt sống trở nên xốp, dễ vỡ, gãy dẫn đến xẹp đốt sống. Các mảnh vỡ của đốt sống sẽ chèn ép vào các rễ dây thần kinh và gây đau lưng dưới từ âm ỉ đến dữ dội tùy thuộc vào mức độ chèn ép.

Chấn thương khi vận động

Chấn thương tại cột sống cũng là nguyên nhân gây đau lưng dưới ở nam giới phổ biến. Tình trạng này thường xảy ra khi chơi thể thao không đúng cách, tai nạn hoặc bị ngã làm tổn thương dây chằng, cơ hoặc gân dẫn đến đau cột sống dưới. Chấn thương cũng có thể khiến cột sống bị chèn ép quá mức, làm vỡ đĩa đệm tạo sự áp lực lên dây thần kinh cột sống gây ra cơn các đau lưng hoặc đau thần kinh tọa.

Chèn ép dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn và dài nhất trong cơ thể, nối dài từ vùng thắt lưng qua vùng xương chậu, đến phần mông rồi xuống chân. Khi dây thần kinh tọa bị tác động, chèn ép sẽ gây ra các cơn đau tại các vùng có dây thần kinh tọa đi qua. Thông thường sẽ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể, gây đau hoàn toàn hoặc một phần của hông, mông, đùi, cẳng chân hoặc bàn chân.

Hẹp ống sống

Hẹp ống sống xảy ra khi khoảng không gian chứa tủy sống bị thu hẹp, chèn ép vào tủy sống làm tê hoặc đau khi vận động, lâu dần sẽ làm chân bị yếu đi và mất cảm giác.

Hep-ong-song-la-nguyen-nhan-gay-dau-lung-duoi-nghiem-trong-can-duoc-dieu-tri-som.webp

Hẹp ống sống là nguyên nhân gây đau lưng dưới nghiêm trọng cần được điều trị sớm

Nhiễm trùng

Trường hợp này không phải là nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn đau lưng. Nhưng nhiễm trùng có thể gây ra các cơn đau trên đốt sống như viêm đĩa đệm, viêm khớp giữa xương chậu và cột sống hoặc viêm tủy xương.

Lưng có khối u

Đây là trường hợp hiếm gặp nhưng chúng thường xảy ra do ung thư di căn từ nơi khác trong cơ thể đến cột sống lưng, gây ra các khối u gây đau lưng dưới nghiêm trọng.

Hội chứng chùm đuôi ngựa

Bệnh này xảy ra khi các rễ dây thần kinh của chùm đuôi ngựa bị chèn ép hoặc bị tác động lên làm ảnh hưởng đến khả năng vận động, hai chi dưới và bàng quang. Hội chứng này có thể làm cho người bệnh không tự chủ được tiểu tiện và thậm chí gây tê liệt vĩnh viễn. Người bị hội chứng này phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu và được chăm sóc điều trị, nếu không sẽ làm tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

Phình động mạch chủ bụng

Đây là bệnh lý giãn khu trú của động mạch chủ ở vùng bụng, nên nếu có xuất hiện cơn đau lưng thì đây là dấu hiệu cho thấy động mạch đang ngày càng phình lớn có nguy cơ vỡ, cần thăm khám và chữa trị kịp thời.

Sỏi thận

Sỏi thận cũng là nguyên nhân gây đau thắt lưng ở nam giới phổ biến. Ngoài biểu hiện đau nhói vùng lưng dưới, thường là đau ở một bên, người bệnh còn có biểu hiện nước tiểu màu đỏ hồng, mệt mỏi nhiều…

Dau-cot-song-lung-phia-duoi-va-thuong-dau-mot-ben-la-trieu-chung-cua-benh-soi-than.webp

Đau cột sống lưng phía dưới và thường đau một bên là triệu chứng của bệnh sỏi thận

Lạc nội mạc tử cung

Ngoài đau bụng, người bị lạc nội mạc tử cung còn có biểu hiện đau lưng dưới. Đây là nguyên nhân gây đau lưng dưới ở phụ nữ được ít người biết đến. Trường hợp này xảy ra khi nội mạc không nằm trong tử cung mà di chuyển vào trong buồng trứng, khoang bụng, bàng quang hoặc trực tràng gây ra cơn đau nhức lưng dưới.

Hội chứng đau xơ cơ

Hội chứng này gọi được gọi là hội chứng đau nhức toàn thân. Thông thường, những người có bị thoái hóa cột sống thắt lưng khi mắc hội chứng đau xơ cơ sẽ có biểu hiện đau lưng dưới nhiều hơn. Bệnh lý này là một tình trạng đau mạn tính ở dây chằng, cơ, gân và tổ chức phần mềm trong cơ thể. Người bệnh đau xơ cơ thường bị mất ngủ, có cảm giác mệt mỏi hoặc trầm cảm nhưng không có tổn thương tại xương, cơ và khớp.

Loãng xương

Loãng xương cũng là nguyên nhân gây đau lưng dưới ở phụ nữ trung niên phổ biến. Đây là bệnh lý xương chuyển hoá làm giảm cấu trúc và mật độ xương, làm cho xương trở nên giòn, xốp và dễ gãy dẫn đến đau đốt sống dưới.

Dau-nhuc-lung-duoi-cung-la-mot-trieu-chung-cua-benh-loang-xuong.webp

Đau nhức lưng dưới cũng là một triệu chứng của bệnh loãng xương

Những ai thường bị đau cột sống lưng dưới?

Những người cao tuổi, mang thai, không thường xuyên tập thể tục hoặc di truyền… thường có nguy cơ cao bị đau cột sống phía dưới, cụ thể như sau:

  •  Người trên 30 tuổi: Khi tuổi càng tăng thì nguy cơ mắc bệnh này càng cao. Bởi vì khi càng lớn tuổi, cấu trúc và mật độ xương giảm dần dẫn đến tình trạng loãng xương, đồng thời làm giảm độ đàn hồi của cơ hoặc trương lực cơ. Bên cạnh đó, khi già đi, các đĩa đệm dần bị thoái hoá tự nhiên, làm cho đĩa đệm khô và giảm độ linh hoạt, hạn chế khả năng nâng đỡ của các đốt sống.

  • Người ít vận động: Những người không thường xuyên hoạt động, tập luyện thể dục có khả năng bị đau cột sống lưng dưới rất cao. Vì cơ thể nếu không tập luyện sẽ dẫn đến tình trạng yếu cơ bụng và cơ lưng, làm hạn chế khả năng hỗ trợ cho cột sống nâng đỡ cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy, tập thể dục nhịp điệu cường độ thấp thường xuyên giúp duy trì tính linh hoạt và độ chắc khoẻ của đĩa đệm.

  • Người béo phì: Nếu không kiểm soát cân nặng hiệu quả thì sẽ khiến cơ thể bị thừa cân hoặc tăng cân nhanh chóng, điều này tạo sự áp lực lớn lên cột sống dẫn đến tình trạng đau vùng lưng dưới.

  • Phụ nữ mang thai: Hiện tượng đau cột sống lưng dưới thường gặp ở phụ nữ mang thai, vì khung xương chậu buộc phải thay đổi để thích ứng với kích thước và trọng lượng của thai nhi. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ biến mất sau khi sinh xong.

  • Di truyền: Tình trạng bệnh viêm cột sống dính khớp thường là do di truyền. Đây là hiện tượng viêm ở mối nối giữa các đốt sống lưng hoặc giữa cột sống và xương chậu.

  • Đeo balo/cặp quá nặng: Theo Viện Phẫu thuật Chỉnh hình Mỹ khuyến cáo trẻ em không nên đeo balo/cặp nặng hơn 15 – 20% so với trọng lượng của cơ thể, vì mang balo quá nặng sẽ dẫn đến tình trạng mỏi cơ và căng cơ lưng.

  • Người mắc các bệnh lý liên quan đến tâm thần: Các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, âu lo và căng thẳng quá mức có thể làm ảnh hưởng đến cơ thể, trong đó bao gồm cả hiện tượng căng cơ làm đau nhức lưng dưới.

  • Người phải mang vác nặng: Các công việc lao động nặng như khuân vác, nâng, đẩy hoặc kéo mạnh khiến cột sống bị rung hoặc xoắn dẫn đến chấn thương gây đau lưng. Bên cạnh đó, các công việc ít vận động như làm tại văn phòng phải ngồi lâu, ít di chuyển, tư thế ngồi xấu cũng là yếu tố gây đau cơ lưng dưới.

Cách điều trị đau lưng dưới hiệu quả

Một số phương pháp điều trị bệnh đau cột sống lưng phía dưới phổ biến như dùng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu, chườm đá lạnh, tắm nước ấm… thường mang lại kết quả tốt cho người bệnh.

Chăm sóc tại nhà

Dưới đây là một vài cách giảm đau lưng dưới tại nhà mà bạn có thể tự thực hiện. Tuy nhiên, cần lưu ý là các cách này chỉ thật sự hiệu quả trong 72 giờ đầu tiên kể từ khi triệu chứng đau xuất hiện. Còn nếu sau 72 giờ tự điều trị ở nhà, cơn đau lưng dưới không cải thiện thì hãy liên hệ với bác sĩ hoặc cơ sở y tế.

  • Cần dừng toàn bộ các hoạt động thể chất trong vài ngày và liên tục chườm đá lạnh vào vùng lưng dưới. Chỉ nên dùng đá lạnh trong vòng 48 – 72 giờ kể từ khi phát hiện cơn đau, sau đó thì chuyển sang sử dụng nhiệt

  • Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không cần kê đơn như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Motrin IB, Advil) để làm giảm cơn đau mỏi. Có thể kết hợp thêm với các thuốc giãn cơ để cải thiện triệu chứng đau lưng dưới hiệu quả hơn.

  • Khi ngủ, nếu nằm ngửa gây khó chịu thì hãy thử nằm nghiêng sang một bên, đầu gối cong lại và đặt một chiếc gối giữa hai chân. Còn trong trường hợp nằm ngửa thoải mái thì hãy đặt một chiếc gối dưới đùi để giảm sự áp lực lên phần lưng dưới.

  • Thường xuyên mát xa nhẹ nhàng và tắm nước ấm để thư giãn các cơ bị căng cứng ở lưng.

Chuom-da-lanh-giup-lam-diu-con-dau-lung-duoi-hieu-qua-trong-72-gio-dau-tien-ke-tu-khi-xuat-hien-trieu-chung-dau.webp

Chườm đá lạnh giúp làm dịu cơn đau lưng dưới hiệu quả trong 72 giờ đầu tiên kể từ khi xuất hiện triệu chứng đau

Dùng thuốc kê toa

Nếu trong trường hợp các loại thuốc giảm đau không kê toa không mang lại hiệu quả khi bị đau lưng dưới, hãy đến cơ sở y tế hoặc bác sĩ để được kê các loại thuốc theo toa như:

  • Thuốc giãn cơ.

  • Thuốc chống động kinh để giảm đau nếu tình trạng bệnh liên quan đến dây thần kinh.

  • Thuốc kháng viêm không có chứa steroid.

  • Steroid (NSAIDs).

  •  Corticosteroid dạng tiêm.

Lưu ý, các loại thuốc giảm đau chỉ có hiệu quả trong tức thời, không có khả năng chữa đau lưng dưới hết hoàn toàn và cơn đau có thể tái phát sau khi hết tác dụng của thuốc. Sử dụng đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý uống quá liều lượng sẽ gây nên một số tác dụng phụ nguy hiểm.

Thuoc-giam-dau-lung-duoi-chi-co-tac-dung-trong-thoi-gian-ngan-4-6-gio.webp

Thuốc giảm đau lưng dưới chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn 4-6 giờ

Dùng chế phẩm từ dầu vẹm xanh

Hiện nay, sản phẩm hỗ trợ điều trị tình trạng đau lưng cột sống phía dưới có chứa thành phần dầu vẹm xanh đang được rất nhiều người bệnh tin dùng. Kết hợp chế phẩm từ dầu vẹm xanh với các phương pháp điều trị khác giúp rút ngắn quá trình phục hồi của bệnh, khôi phục khả năng vận động linh hoạt, giúp người bệnh nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường, khỏe mạnh và tự tin hơn.

Theo nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào năm 2007 cho thấy kết quả khả năng cải thiện đau lưng, cải thiện khả năng vận động sau khi sử dụng sản phẩm có chứa dầu vẹm xanh tốt, mà không gây tác dụng phụ nào.

Dầu vẹm xanh là một dược liệu an toàn có nguồn gốc từ thiên nhiên, có chứa hàm lượng dinh dưỡng omega 3 rất cao, nhiều vitamin và các dưỡng chất tốt như canxi, protein, axit béo không no… Các hoạt chất này giúp cho người bệnh khỏe mạnh hơn, làm chậm quá trình thoái hoá, giảm đau và kháng viêm, tăng khả năng phục hồi các tổn thương ở cột sống, đồng thời làm chậm quá trình tiến triển của bệnh đau vùng lưng dưới hiệu quả.

Vật lý trị liệu

Một số phương pháp vật lý trị liệu như sử dụng sóng âm, liệu pháp nhiệt, siêu âm, kích thích điện, xoa bóp hoặc nắn khớp… hỗ trợ cải thiện tình trạng đau vùng lưng dưới. Tùy tình trạng sức khoẻ của người bệnh mà bác sĩ chỉ định một số bài tập vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng phù hợp hơn, hỗ trợ đẩy tranh quá trình chữa đau lưng dưới hiệu quả.

Tuy nhiên, trong quá trình chữa đau lưng dưới bằng phương pháp này, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Không nên tự ý tập tại nhà vì tập không đúng phương pháp sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Trị liệu thần kinh cột sống

Trị liệu thần kinh cột sống là cách trị đau lưng dưới không cần dùng thuốc, bác sĩ sử dụng tay hoặc dụng cụ để nắn chỉnh các vị trí sai lệch của xương cột sống vùng thắt lưng và hệ thần kinh. Phương pháp này giúp kích thích khả năng tự phục hồi của cơ thể, khôi phục khả năng vận động và là cách chữa đau lưng dưới hiệu quả.

Trị liệu đau mỏi cơ

Cách trị đau lưng dưới này khá ít người biết đến. Đây là phương pháp trị liệu đau mỏi cơ giúp tác động sâu vào mô cơ thông qua trị liệu bằng tay kết hợp với các thiết bị vật lý trị liệu hiện đại, giúp giảm cơn đau lưng dưới hiệu quả, lưu thông máu tốt hơn, giảm mệt mỏi, căng thẳng, giúp ngủ ngon hơn. Điều trị đau sống lưng dưới bằng phương pháp trị liệu đau mỏi cơ do chấn thương, làm việc nặng nhọc, ngồi làm việc quá lâu, bong gân… tuy hiệu quả nhưng khá tốn kém và cần phải kiên trì trong thời gian dài.

Phuong-phap-vat-ly-tri-lieu-giup-phuc-hoi-benh-dau-lung-cot-song-phia-duoi-hieu-qua.webp

Phương pháp vật lý trị liệu giúp phục hồi bệnh đau lưng cột sống phía dưới hiệu quả

Phẫu thuật

  • Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật cho người bệnh để giải quyết tình trạng đau nhức lưng dưới. Phương pháp này là bước cuối cùng nếu trước đó người bệnh đều thất bại với các phương pháp điều trị khác. Phẫu thuật sẽ được áp dụng trong trường hợp khẩn cấp như người bệnh bị mất tự chủ đại tiểu tiện hoặc bệnh lý thần kinh tiến triển nhanh chóng.

  • Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ các gai xương hoặc nhân nhầy đĩa đệm chèn ép lên rễ dây thần kinh.

  • Sử dụng nhiệt điện nội đĩa – IntraDiscal Electrothermal Therapy (IDET) để tạo hình nhân nhầy. Đây là phương pháp điều trị can thiệp ít xâm lấn cho bệnh đau thắt lưng dưới bị ảnh hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Trên đây là những thông tin cần biết về đau lưng dưới, hy vọng đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về tình trạng này và giải pháp cải thiện bệnh hiệu quả. Nếu bạn còn có bất cứ băn khoăn nào liên quan đến đau lưng dưới, hãy để lại bình luận để được tư vấn viên giải đáp chi tiết. 

>> Xem thêm: Các bài viết tại Cốt Thoái Vương để biết thêm thông tin!

Nguồn tham khảo:

  • https://www.herbalgram.org/resources/herbclip/issues/bin_310

  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/324572

  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26630428/