Xẹp Đốt Sống L1 Là Gì? Làm Thế Nào Để Cải Thiện Và Phòng Ngừa?

Xẹp đốt sống L1 là vấn đề ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, định nghĩa cụ thể về tình trạng này thì không phải ai cũng nắm rõ. Hiện nay, rất nhiều người tin tưởng lựa chọn sản phẩm từ thiên nhiên để cải thiện tình trạng đau nhức do xẹp đốt sống gây ra. Tại sao lại như vậy? Tất cả những thắc mắc này sẽ được cotthoaivuong.co giải quyết ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Xẹp đốt sống L1 là gì?

Các chuyên gia hàng đầu về cơ xương khớp cho biết, xẹp đốt sống L1 là tình trạng thân đốt sống có kí hiệu L1 không còn vững chắc, bị vỡ, xẹp lún, làm biến dạng cột sống.1

Nếu không được điều trị sớm sẽ có nguy cơ phát sinh một số biến chứng nguy hiểm như: Gù, vẹo cột sống, liệt nửa người hoặc liệt toàn thân. Các triệu chứng thường gặp khi bị xẹp đốt sống L1 là:

  • Đau nhức vùng thắt lưng: Cơn đau thường đột ngột hoặc kéo dài liên tục, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của người mắc.

  • Biến dạng cột sống: Khi bị xẹp đốt sống, chiều cao của các đốt sống giảm, cấu trúc cột sống trở nên lỏng lẻo và dần mất hẳn khả năng uốn cong tự nhiên.

  • Giảm hoặc mất khả năng cử động: Khi bị xẹp đốt sống, mọi chuyển động của cột sống sẽ không còn được uyển chuyển, linh hoạt nữa. Sự lệch lạc của cột sống khi chuyển động sẽ chèn ép vào dây thần kinh, mô mềm xung quanh cột sống, gây đau nhức.

Nguyên nhân gây xẹp đốt sống L1 là gì?

Đa phần các trường hợp bị xẹp đốt sống L1 đều liên quan đến tình trạng loãng xương. Bởi lúc này, cấu trúc đốt sống trở nên xốp, mỏng và dễ gãy hơn. Chỉ cần một vài hoạt động mạnh cũng có thể chính là tác nhân khiến cho cột sống bị gãy, xẹp, lún. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây xẹp đốt sống L1 thường gặp là:

  • Loãng xương : Khi bệnh nhân bị loãng xương do thiếu hụt canxi hoặc theo quy luật tự nhiên, cấu trúc của đốt sống L1 trở nên không ổn định, xương trở nên giòn hơn, mật độ xương giảm (thiếu canxi) và phát triển bệnh loãng xương. Những bệnh nhân thường xuyên khuân vác vật nặng hoặc vận động mạnh sẽ có nguy cơ gãy xương cao hơn trong cuộc sống hàng ngày... Các đốt sống của bệnh nhân có thể bị xẹp trong tình trạng tồn tại và phát triển lâu ngày.
  • Chấn thương đốt sống L1: Đây là nơi phải chịu nhiều áp lực, dễ bị tổn thương trong quá trình lao động, chơi thể thao, đi lại,… Khi có lực tác động vào vị trí này sẽ làm nứt vỡ, xẹp lún cột sống L1 kèm theo nhiều di chứng nguy hiểm khác.

  • Ung thư di căn: Cột sống thắt lưng là khu vực có nhiều loại ung thư di căn tác động đến. Chúng sẽ phá hỏng cấu trúc đốt sống, khiến xương yếu, dễ bị xẹp lún.

Bệnh xẹp đốt sống L1 xảy ra phổ biến ở người trung niên, thường xuyên lao động nặng nhọc, chơi thể thao quá sức trong thời gian dài hoặc lười vận động. Khi phát hiện vùng thắt lưng có dấu hiệu đau nhức, người bệnh nên hết sức cảnh giác.

Chấn thương là nguyên nhân gây xẹp đốt sống thường gặp

Điều trị xẹp đốt sống L1 như thế nào?

Khi bị xẹp đốt sống, việc đầu tiên cần làm là giúp người bệnh giảm đau, lấy lại chức năng vận động. Một số phương pháp thường được áp dụng hiện nay đó là:

Xẹp đốt sống ở mức độ nhẹ

Phần lớn những người bị xẹp đốt sống L1 đều ở giai đoạn nhẹ; bệnh mới phát nên chưa để lại hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa, thủ tục điều trị sẽ trở nên đơn giản hơn; khả năng lành bệnh là rất cao vì lúc này các đốt sống chỉ bị tổn thương nhẹ.

Một chuyên gia có thể thực hiện thao tác thủ công cột sống của bệnh nhân để điều trị xẹp đốt sống L1 giai đoạn nhỏ. Đồng thời, khuyến khích giảm đau và chữa bệnh bằng cách tăng cường các hoạt động vật lý trị liệu, chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi đầy đủ.

Mức độ trung bình

Ở bệnh nhân xẹp đốt sống L1 mức độ trung bình,thân đốt sống L1 chưa bị dập hoặc vỡ thành từng mảnh nhỏ . Mặc dù ở giai đoạn này bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nhưng vẫn có thể khắc phục bệnh hiệu quả bằng một số biện pháp vật lý trị liệu : 

  • Sử dụng vật lý trị liệu (chiếu đèn hồng ngoại IR, chiếu laser, chườm nóng, sóng siêu âm…) theo tư vấn của chuyên gia. Những cách này sẽ hỗ trợ bệnh nhân giảm bớt sự khó chịu, tăng tốc độ chữa lành và tăng tỷ lệ thành công của liệu pháp. Nó cũng giúp giảm khả năng tái phát bệnh.

  • Kéo căng và điều chỉnh cột sống thắt lưng bằng tay.

  • Thực hiện các hoạt động trị liệu hỗ trợ phục hồi chức năng và hỗ trợ điều trị bệnh.

Mức độ nặng: Ở giai đoạn nặng nhất Thân đốt sống L1 đã bị gãy, gãy thành nhiều mảnh hoặc bị thay đổi cấu trúc đáng kể dẫn đến xẹp đốt sống L1. Thuốc, vật lý trị liệu và các liệu pháp y tế khác chỉ giảm đau một phần và hỗ trợ bệnh nhân phục hồi trong thời điểm này,nếu không đỡ có thể cân nhắc phẫu thuật.

Xẹp đốt sống L1 là bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống cũng như tinh thần của người mắc. Do đó, khi có biểu hiện này, người bệnh cần xác định biện pháp xử trí sớm, hiệu quả. Tuy nhiên, tránh lạm dụng các loại thuốc giảm đau vì có rất nhiều tác dụng phụ trên gan, thận và dạ dày.