Trượt đốt sống L5 ra trước 1 độ là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc mà rất nhiều độc giả đã gửi về cho chúng tôi. Để giúp độc giả hiểu rõ về căn bệnh này và có câu trả lời chính xác cho những thắc mắc của mình, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích nhất. Đừng bỏ lỡ!
Trượt đốt sống ra trước 1 độ là bệnh gì?
Trượt đốt sống thắt lưng là tình trạng đốt sống trên trượt ra trước hoặc ra sau so với đốt sống dưới, gây đau thắt lưng. Trường hợp nặng có thể gây đau lan xuống hông, chân, đi đứng khó khăn, dễ vấp ngã.
Mức độ trượt được xác định bằng tỷ lệ dựa trên phim X-quang ở tư thế nghiêng. Tỷ lệ trượt được tính bằng khoảng cách trượt với độ rộng của thân đốt sống trượt.
-
Độ 1: Trượt 0 - 25% thân đốt sống.
-
Độ 2: Trượt 26 - 50% thân đốt sống.
-
Độ 3: Trượt 51 - 75% thân đốt sống.
-
Độ 4: Trượt 76 - 100% thân đốt sống.
-
Độ 5: Trượt hoàn toàn, đốt trên hoàn toàn rời khỏi bề mặt thân đốt dưới.
Trượt đốt sống ra trước 1 độ
Như vậy, trượt đốt sống L5 ra trước 1 độ là hiện tượng đốt sống L5 bị lệch từ 0 - 25% thân đốt sống ra phía trước.
Nhận biết triệu chứng trượt đốt sống L5 ra trước 1 độ như thế nào?
Trượt đốt sống L5 ra trước 1 độ là tình trạng bệnh đang ở trong giai đoạn đầu, người mắc có thể gặp phải một vài cơn đau lưng thoáng qua. Cũng có một số trường hợp, cơn đau xuất hiện nhiều hơn ở vùng thắt lưng, đau tăng khi vận động, đi lại, đứng hoặc ngồi lâu, cúi hoặc ngửa cột sống.
Dần dần, cơn đau sẽ lan xuống mông, đùi, cẳng chân, bàn ngón chân, kèm theo tê bì. Cơn đau thường tăng lên khi ho, hắt hơi, lao động, đi lại, mang vác vật nặng,... Khi nằm, nghỉ ngơi thì cơn đau giảm đáng kể hoặc không còn nữa. Nhưng khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng thì rất khó khăn. Đôi khi, người bệnh cảm nhận được sự trượt của đốt sống khi cúi, ngửa.
Đau thắt lưng khi vận động là biểu hiện của trượt đốt sống
Nếu trượt đốt sống L5 ra trước 1 độ không được điều trị sớm sẽ tiến triển sang các mức độ nghiêm trọng hơn, dẫn đến thay đổi tư thế và dáng đi, co cứng cơ ở thắt lưng, khiến người bệnh phải đi hơi khom lưng về phía trước, có thể kèm theo vẹo cột sống sang bên. Các cơn đau sẽ tăng lên cả về mức độ và tần suất, khi sử dụng đai định hình cột sống thì triệu chứng này sẽ được cải thiện.
Nguyên nhân gây trượt đốt sống L5 ra trước 1 độ là gì?
Nguyên nhân gây trượt đốt sống nói chung và trượt đốt sống L5 ra trước 1 độ nói riêng về căn bản là giống nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
- Trượt đốt sống bẩm sinh: Đây là loại trượt đốt sống do rối loạn phát triển, xuất hiện từ thời niên thiếu, liên quan đến thiểu sản của phần trên xương cùng.
- Trượt đốt sống do khuyết eo: Eo là phần giao nhau của gai ngang, mảnh và hai mỏm khớp trên - dưới của một thân đốt sống. Eo có vai trò quan trọng đối với sự vững chắc của cột sống. Khuyết eo là tổn thương làm mất sự liên tục của cung sau, gây trượt đốt sống.
Khuyết eo gây trượt đốt sống L5 ra trước 1 độ
Trượt đốt sống do thoái hóa: Thoái hóa cột sống, đặc biệt là thoái hóa đĩa đệm và sụn khớp làm mất tính bền vững vốn có của cột sống, gây trượt đốt sống.
Trượt đốt sống do bệnh lý: Các bệnh lý nhiễm khuẩn hoặc ung thư làm phá hủy cấu trúc của cột sống, dẫn đến trượt đốt sống.
Trượt đốt sống do chấn thương: Chấn thương làm gãy cuống sống, mấu khớp, khiến cột sống không còn vững, một số trường hợp gây trượt đốt sống.
Trượt đốt sống sau phẫu thuật: Phẫu thuật cắt cung sau hoặc cắt cung sau mở rộng kèm theo cắt các mấu khớp cũng dẫn đến trượt đốt sống.
Chẩn đoán trượt đốt sống L5 ra trước 1 độ như thế nào?
Để chẩn đoán trượt đốt sống L5 ra trước 1 độ cần phải căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng như: Tình trạng đau thắt lưng, co cứng cơ cạnh sống, hạn chế tầm vận động của cột sống, dáng đi, mức độ đau thần kinh tọa, teo cơ,... Đồng thời thực hiện các chẩn đoán hình ảnh bao gồm:
-
Chụp X-quang: Các tư thế thẳng, nghiêng, cúi tối đa và ưỡn tối đa, có thể chụp thêm phim chếch ¾ (phải, trái). Việc này giúp chẩn đoán chính xác vị trí, mức độ trượt, xác định có bị gãy eo hay không.
Chụp X-quang giúp chẩn đoán trượt đốt sống L5
-
Cắt lớp vi tính (CT Scan): Chẩn đoán về cấu trúc xương, xác định vị trí, mức độ trượt và các tổ thương của eo, mấu khớp, hẹp ống sống,…
-
Cộng hưởng từ (MRI): Để đánh giá tổn thương về mô mềm và sự chèn ép thần kinh trong trượt đốt sống vùng thắt lưng - cùng. Trên phim cộng hưởng từ có thể phát hiện nguyên nhân gây chèn ép thần kinh như: Thoát vị đĩa đệm, vôi hóa dây chằng, các tổ chức xơ sẹo, hẹp lỗ ghép,…
Điều trị trượt đốt sống L5 ra trước 1 độ như thế nào?
Nếu được phát hiện sớm và có hướng điều trị trượt đốt sống L5 ra trước độ 1 đúng cách sẽ giúp hồi phục được như ban đầu. Bởi vậy, ngay khi có biểu hiện bất thường, người bệnh cần có biện pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng:
Điều trị nội khoa
Đây là phương pháp điều trị trượt đốt sống L5 ra trước 1 độ chủ yếu được áp dụng. Cụ thể là:
-
Mặc áo cố định cột sống ngoài.
-
Hạn chế hoạt động mạnh, sai tư thế, lao động nặng để cải thiện được các triệu chứng của bệnh.
-
Trong các đợt đau cấp phải nằm nghỉ ngơi.
-
Có thể sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau.
-
Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Tập thể dục tăng cường sức cơ lưng, đùi, bụng.
-
Giảm cân đối với người béo phì.
- Bổ sung dinh dưỡng cho cột sống chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống, ngăn chặn trượt đốt sống hiệu quả. Theo thống kê, đa phần các trường hợp bị trượt đốt sống hiện nay có liên quan đến thoái hóa cột sống, đĩa đệm. Bởi vậy, việc bổ sung dinh dưỡng và làm chậm quá trình thoái hóa có vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh.
Để làm được điều này, nhiều người tin tưởng sử dụng sản phẩm chứa dầu vẹm xanh có hoạt tính sinh học cao, giúp chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống tự nhiên. Đồng thời, trong dầu vẹm xanh còn có nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của cột sống. Dầu vẹm xanh đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng tốt với các trường hợp viêm, thoái hóa khớp, cột sống tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ giảm cứng khớp, sưng khớp, đau khớp và phục hồi khả năng vận động đạt “rất tốt” và “tốt” trên 70%, trong đó giảm sưng khớp là 93,7%. Tốt nhất, nên kết hợp với thiên niên kiện, nhũ hương, vitamin nhóm B, canxi, magie, glycin, MSM để nâng cao hiệu quả giảm đau nhức, tăng cường sức khỏe cột sống, đĩa đệm, phòng ngừa trượt đốt sống.
Dầu vẹm xanh tốt cho người bị trượt đốt sống L5 ra trước 1 độ
Phẫu thuật
Là biện pháp cuối cùng được áp dụng, mục đích là để giải phóng sự chèn ép rễ thần kinh, làm vững cột sống, thường được chỉ định khi:
-
Trượt đốt sống đã được điều trị bảo tồn 6 - 12 tháng điều trị bảo tồn mà tình trạng bệnh không giảm, ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động.
-
Đau nhiều, sử dụng thuốc và các biện pháp nghỉ ngơi không có hiệu quả.
-
Có nguy cơ liệt vận động một hoặc hai chân, teo cơ, rối loạn cơ vòng bàng quang (bí tiểu).
-
Trượt đốt sống nặng, tiến triển do khuyết eo đốt sống ở trẻ nhỏ.
Trượt đốt sống L5 ra trước 1 độ là tình trạng nhẹ, có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và lựa chọn biện pháp phù hợp. Để tăng cường sức khỏe của cột sống, đừng quên sử dụng sản phẩm chứa dầu vẹm xanh mỗi ngày nhé!