Trượt đốt sống L4 L5 là hiện tượng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa trong vài năm trở lại đây. Bệnh gây ra các cơn đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội vùng lưng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, khả năng lao động của người bệnh. Tuy nhiên, nguyên nhân do đâu và cách điều trị bệnh như thế nào thì không phải ai cũng biết. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về trượt đốt sống lưng nhé.
Trượt đốt sống lưng L4 L5 là gì?
Trượt đốt sống L4 L5 là tình trạng đốt sống L4 trượt ra trước hoặc sau so với đốt sống L5. Tình trạng này khiến người bệnh đau nhức dữ dội, vận động khó khăn, đặc biệt là khi cúi người và vận động mạnh. Cột sống thắt lưng bao gồm 5 đốt sống từ L1 đến L5, tuy nhiên 2 đốt sống L4 L5 là vị trí dễ bị tổn thương, trượt ra trước hoặc sau do phải cử động nhiều và chịu trọng lượng lớn của cơ thể trong thời gian dài.
Cấu tạo cột sống thay đổi khi trượt đốt sống lưng L4 L5
Các mức độ trượt đốt sống lưng L4 L5
Tùy thuộc vào độ lệch nhau giữa hai đốt sống, trượt đốt sống lưng L4 L5 được chia thành 5 mức độ dựa trên kết quả chụp X - quang tư thế nghiêng. Cụ thể:
-
Trượt đốt sống lưng L4 L5 độ 1: Lệnh 0 - 25% thân đốt sống.
-
Trượt đốt sống lưng L4 L5 độ 2: Lệnh 26 - 50% thân đốt sống.
-
Trượt đốt sống lưng L4 L5 độ 3: Lệnh 51 - 75% thân đốt sống.
-
Trượt đốt sống lưng L4 L5 độ 4: Lệnh 76 - 100% thân đốt sống.
Triệu chứng trượt đốt sống lưng L4 L5
Nhìn chung, các triệu chứng của trượt đốt sống lưng L4 L5 phụ thuộc nhiều vào giai đoạn cũng như mức độ đốt sống lệch nhau. Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể chỉ xuất hiện những cơn đau lưng thoáng qua.
Khi bệnh tiến triển, sẽ có các cơn đau nặng vùng thắt lưng. Đau tăng khi người bệnh đi lại, đứng lâu, cúi người đột ngột, ho, hắt hơi hoặc thay đổi tư thế. Khi được nằm hoặc nghỉ ngơi, cơn đau giảm hoặc hết hẳn.
Ở giai đoạn nặng, khi đốt sống lệch nhiều, người bệnh có thể thay đổi tư thế, đi hơi khom người về phía trước và có thể kèm theo cong vẹo cột sống. Triệu chứng đau xuất hiện theo cơn và có xu hướng ngày càng dày đặc.
Nhận biết trượt đốt sống lưng L4 L5 qua những dấu hiệu đặc trưng sau đây:
- Đau âm ỉ, liên tục ở quanh vùng đốt sống L4 L5 hoặc đau cách hồi. Đau khi vận động và hết khi nghỉ ngơi.
- Cơn đau tăng khi xoay, vặn, cúi người,… do tác động đến các đốt sống thắt lưng.
- Bệnh càng nặng thì khả năng di chuyển, vận động càng kém linh hoạt.
- Xuất hiện vết lõm ở vị trí L4 L5.
- Khi quan sát ở tư thế đứng, người bệnh xuất hiện các dấu hiệu cong vẹo cột sống, nếu sử dụng áo nẹp cột sống hoặc ưỡn người, cơn đau giảm đi rõ rệt.
Người bệnh xuất hiện cơn đau lưng dữ dội khi trượt đốt sống L4 L
Nguyên nhân gây trượt đốt sống thắt lưng L4 L5
Để điều trị tốt trượt đốt sống lưng L4 L5, cần xác định chính xác tác nhân gây bệnh. Một số nguyên nhân có thể là thủ phạm gây ra căn bệnh này như:
Thoái hóa đĩa đệm
Khi các đĩa đệm bị mất nước, giảm độ đàn hồi khiến bao xơ của đĩa đệm dễ bị nứt vỡ, các diện khớp bị tổn thương, cột sống mất đi sự vững chắc vốn có, khiến đốt sống trượt ra trước hoặc sau.
Chấn thương cột sống
Chấn thương do tai nạn, chơi thể thao có thể dẫn tới gãy vỡ các mấu khớp, tổn thương trụ sau, mất vững cột sống và trượt đốt sống.
Bệnh lý
Một số bệnh lý có nguy cơ cao gây trượt đốt sống lưng L4 L5 như nhiễm khuẩn, ung thư,... Chúng có thể khiến cột sống bị hoại tử, phá hủy cột sống, mất cân đối giữa hai trục vận động và dẫn tới trượt đốt sống.
Loạn dưỡng xương
Sự phát triển không bình thường ngay từ nhỏ gây ra sự kém bền vững của hệ thống trụ nâng đỡ có thể khiến các khớp, cột sống không đảm bảo được chức năng của mình nên dễ bị trượt đốt sống.
Phẫu thuật
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, u tủy,... có thể làm tổn thương diện khớp, gây mất vững cột sống và trượt đốt sống L4 L5.
Chẩn đoán trượt đốt sống lưng L4 L5
Để có thể xác định chính xác trượt đốt sống lưng L4 L5, bên cạnh những dấu hiệu điển hình như đau vùng thắt lưng, cong vẹo cột sống, người bệnh cần tiến hành thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng như chụp X-quang, CT Scan, MRI,...
-
Chụp X - quang: Giúp chẩn đoán bệnh, xác định mức độ trượt đốt sống. Người bệnh thường được chỉ định tiến hành chụp X-quang các tư thế: Thẳng, nghiêng, ưỡn người tối đa và cúi người tối đa.
-
CT Scan (chụp cắt lớp vi tính): Cho phép đánh giá cấu trúc xương, vị trí tổn thương, mức độ nghiêm trọng bệnh,...
-
Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp đánh giá tổn thương mô mềm và sự chèn ép thần kinh trong bệnh lý trượt đốt sống thắt lưng. Xác định chính xác nguyên nhân chèn ép dây thần kinh.
Chụp cộng hưởng từ MRI giúp xác định mức độ chèn ép rễ thần kinh do trượt đốt sống thắt lưng
Cách điều trị trượt đốt sống thắt lưng phổ biến, hiệu quả cao
Để có thể khắc phục tình trạng đau nhức do trượt đốt sống thắt lưng, điều quan trọng là cần điều trị bệnh sớm. Tùy thuộc vào tình trạng, mức độ nghiêm trọng mà thực hiện điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật.
Điều trị nội khoa
Hầu hết các trường hợp trượt đốt sống lưng L4 L5 đều được bắt đầu bằng điều trị nội khoa. Nếu đối tượng mắc bệnh là người trẻ tuổi, việc hạn chế vận động, nằm nghỉ và mặc áo nẹp cố định cột sống giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh. Với người bệnh lớn tuổi, điều trị trượt đốt sống lưng L4 L5 thường bao gồm những biện pháp sau:
-
Mặc áo nẹp cố định cột sống và vận động theo hướng dẫn.
-
Nghỉ ngơi trong các cơn đau cấp.
-
Sử dụng thuốc giãn cơ, giảm đau chống viêm.
-
Điều trị vật lý trị liệu.
-
Giảm cân trong trường hợp béo phì.
-
Tăng cường tập luyện các bài tập rèn luyện sức bền cơ lưng, ngực, bụng.
Phẫu thuật
Việc phẫu thuật với người bị trượt đốt sống lưng L4 L5 thường chỉ định trong các trường hợp:
-
Thất bại trong việc điều trị bảo tồn ít nhất 6 tuần, cơn đau gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, lao động.
-
Cơn đau xảy ra thường xuyên, nghỉ ngơi hay điều trị bằng thuốc đều không mang lại hiệu quả.
-
Trượt đốt sống thắt lưng dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: Teo cơ, rối loạn cơ vòng bàng quang, liệt,...
-
Trượt đốt sống do khuyết eo đốt sống ở trẻ nhỏ.
Việc phẫu thuật trượt đốt sống thắt lưng giúp người bệnh giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép và tăng sự vững chắc cho cột sống. Hiện có nhiều phương pháp phẫu thuật được tiến hành như: Ghép xương liên thân đốt lối sau, cố định cột sống bằng nẹp vít cuống đốt, phẫu thuật nắn chỉnh trượt,...
Phẫu thuật được thực hiện với một số trường hợp trượt đốt sống lưng L4 L5 nhất định
Phẫu thuật hay điều trị nội khoa chỉ giải quyết triệu chứng của bệnh nhưng chưa giải quyết căn nguyên sâu xa gây bệnh là sự thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho sụn khớp, đĩa đệm. Vì vậy, hiện nay nhiều người có xu hướng sử dụng kết hợp các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để bổ sung chất dinh dưỡng cho cột sống.
Tiêu biểu trong số đó là dầu vẹm xanh được chiết xuất từ con sò vẹm xanh ở biển. Dầu vẹm xanh có tác dụng tốt trong việc cải thiện các bệnh lý về cột sống. Nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho thấy dầu vẹm xanh chứa những thành phần cực kỳ tốt cho hệ xương khớp như: Omega 3, kẽm, canxi, glucosamine, vitamin B12,.... Thành phần omega 3 trong dầu vẹm xanh có hoạt tính sinh học cao, có khả năng chống oxy hóa, phục hồi các tế bào bị tổn thương.
Chính vì tác động vào nguyên nhân gốc rễ gây bệnh, xu hướng kết hợp dầu vẹm xanh với các biện pháp điều trị khác ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng phối hợp dầu vẹm xanh với các thuốc hay thực phẩm khác mà không lo bất kỳ tác dụng phụ hay tương tác thuốc nào xảy ra. Sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, an toàn với người sử dụng và không tương tác với các thuốc khác.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bệnh lý trượt đốt sống L4 L5. Nhìn chung, điều quan trọng nhất trong điều trị bệnh là người bệnh cần duy trì một chế độ sinh hoạt đúng đắn và tuân thủ chế độ điều trị bác sĩ đã đề ra. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về trượt đốt sống lưng L4 L5, hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận phía dưới để được đội ngũ chuyên gia giải đáp.
Nguồn tham khảo:
-
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3407308/
-
https://southendccg.nhs.uk/about-us/key-documents/pathways/musculoskeletal/musculoskeletal-leaflets/1040-spondylolisthesis-patient-leaflet/file
-
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8351422/