Tê bì chân tay là hiện tượng phổ biến mà hầu như ai cũng từng trải qua trong đời. Tuy nhiên, khi nào thì tình trạng này cần được điều trị và thuốc trị tê bì chân tay hiện nay là gì? Đọc ngay bài viết dưới đây để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng về tình trạng này nhé.
Tê bì chân tay là gì?
“Bì” là da, “tê bì” là hiện tượng tê ngoài da. Tê bì chân tay làm rối loạn cảm giác một phần cơ thể. Thường xảy ra ở các đầu ngón tay, cánh tay, bàn chân và các ngón chân.
Ban đầu, người bệnh có cảm giác tê như bị kiến bò hay kim chích vào da tại các đầu ngón tay, ngón chân. Hay đôi khi cũng có cảm giác chuột rút khá khó chịu. Mức độ tê đau ngày càng tăng lên gây đau buốt từ cánh tay lan xuống cổ tay, bàn ngón tay, dọc cả cánh tay. Người bệnh cũng có cảm giác cầm nắm đồ vật không chắc, đi lại khó khăn, chân đi đứng cảm giác không thật, bì bì.
Nếu tình trạng này kéo dài mà không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như yếu liệt cơ và nặng hơn là gây mất khả năng kiểm soát vận động.
Tê bì chân tay khiến người bệnh khó chịu
Bệnh tim mạch
Một số trường hợp khi mắc các bệnh lý về tim mạch cũng có biểu hiện tê bì tay chân do tim hoạt động kém hiệu quả. Quá trình lưu thông máu trong cơ thể cũng không tốt dẫn đến hiện tượng tê ở tay và chân kéo dài. Ngoài ra còn kèm theo mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, hồi hộp, ngất xỉu,...
Rối loạn chuyển hóa
Tê bì chân tay cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu, béo phì, rối loạn của mô liên kết, viêm dây thần kinh ngoại vi do bệnh đái tháo đường,...
Xơ vữa động mạch
Tê bì chân tay cũng là một trong những triệu chứng cảnh báo sớm của bệnh xơ vữa động mạch. Người mắc có cảm giác tê bì ở hầu hết các ngón tay, ngón chân. Nặng hơn là tê bì cả cánh tay, nhiều trường hợp đầu cũng bị tê, khó chịu.
Thiếu các vitamin và khoáng chất
Vitamin như B1, B6, B12, E hay axit folic, canxi, kali đều là những chất cần thiết đối với chức năng của hệ thần kinh. Khi thiếu các vitamin này sẽ gây viêm dây thần kinh ngoại biên, phù nề dẫn đến tê bì chân tay.
Nhiễm độc
Nếu cơ thể bị nhiễm các độc tố như chì, thủy ngân, asen,… hay một số chất thải trong công nghiệp sẽ có biểu hiện tê bì chân tay. Và ngộ độc rượu cũng làm tê bì chân tay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh.
Dùng thuốc trị tê bì chân tay khi nào?
Các triệu chứng của tê bì chân tay có thể xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Từ cảm giác tê rần, châm chích tại các đầu ngón tay ngón chân đến các triệu chứng xuất hiện nặng trên toàn cơ thể. Vì vậy, không phải trường hợp nào cũng cần sử dụng thuốc để điều trị. Một số triệu chứng dưới đây là dấu hiệu cảnh báo người bệnh cần dùng thuốc trị tê bì chân tay:
-
Tê bì chân tay kéo dài hoặc trở nặng gây mất cảm giác.
-
Tê bì chân tay kèm co cứng cơ, sưng đau các khớp.
-
Khả năng vận động bị hạn chế, ảnh hưởng tới sinh hoạt.
8 Thuốc trị tê bì chân tay và thực phẩm hỗ trợ phổ biến hiện nay
Hiện, có nhiều loại thuốc trị tê bì chân tay trên thị trường. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng dùng thuốc như nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tê bì chân tay và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid, corticoid, giãn cơ hay chống trầm cảm,...
Thuốc giảm đau không kê đơn
Để giảm nhanh các triệu chứng tê bì, châm chích, nhiều người thường sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn như: Paracetamol. Đây là loại thuốc giảm đau nhẹ và vừa phổ biến hiện nay, giúp làm giảm nhanh các triệu chứng tê bì chân tay.
Thuốc chống viêm không steroid
Trong một số trường hợp, tê bì chân tay là kết quả của quá trình viêm và chèn ép dây thần kinh. Vì vậy, trong tình huống này, các bác sĩ có thể kê cho người bệnh thuốc giảm đau chống viêm không steroid. Các thuốc trị tê tay chân điển hình là: Naproxen, Ibuprofen, Celecoxib,...
Các thuốc này được sử dụng để giảm đau, kháng viêm, giảm sự chèn ép các dây thần kinh và ngăn ngừa cơn đau tái phát.
Thuốc giảm đau thần kinh
Gabapentin là thuốc giảm đau thần kinh thường được dùng để trị đau dây thần kinh ngoại biên, đau thần kinh tọa,...
Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin có thể được dùng để trị tê bì tay chân
Thuốc giãn cơ
Thuốc giãn cơ như eperisone, tolperisone chlorhydrate,… giúp giảm co thắt, giải phóng áp lực chèn ép lên rễ thần kinh. Thường được kết hợp với thuốc giảm đau, chống viêm để nâng cao hiệu quả cải thiện tình trạng tê bì chân tay.
Việc sử dụng các thuốc giãn cơ giúp thư giãn các cơ, giảm sự kích thích các dây thần kinh, cải thiện tê bì chân tay. Hiện nay, hai nhóm thuốc giãn cơ phổ biến được sử dụng là thuốc chống co thắt và chống co cứng.
Thuốc chống co thắt làm giãn cơ vân từ đó làm giãn và giảm co thắt cơ bắp. Các thuốc phổ biến trong nhóm là: Methocarbamol, Cyclobenzaprine, Metaxalone, Chlorzoxazone,...
Tùy nguyên nhân co cứng gây tê bì chân tay, người bệnh có thể sử dụng các thuốc khác nhau như: Baclofen, Dantrolene, Diazepam,...
Thuốc chống trầm cảm Milnacipran
Milnacipran là thuốc chống trầm cảm ức chế quá trình hấp thu serotonin và norepinephrine. Về cơ chế, thuốc khôi phục sự cân bằng dẫn truyền thần kinh nên được sử dụng phổ biến do có tác dụng giảm tê bì chân tay ở cả đối tượng bị trầm cảm.
Corticosteroid
Corticoid là thuốc giảm đau chống viêm tác dụng mạnh. Thuốc thường được sử dụng cho người bị tê bì chân tay mức độ nặng. Thuốc có thể dùng đường uống hoặc tiêm.
-
Corticoid đường uống: Dùng cho trường hợp tê bì chân tay do viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống,... Hai loại thuốc phổ biến nhất được dùng là Prednisolon và Methylprednisolon.
-
Corticoid đường tiêm: Với các trường hợp tê bì chân tay nặng do gai cột sống, phồng đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ có thể chỉ định tiêm corticoid cho người bệnh. Biện pháp này giúp làm giảm sưng viêm nhanh chóng, từ đó tạo điều kiện cho các dây thần kinh được phục hồi.
Thuốc trị tê tay chân do tiểu đường
Một trong những biến chứng của tiểu đường là tình trạng tê bì chân tay. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, giải pháp để khắc phục tê tay chân là kiểm soát tốt đường huyết.
Các thuốc tiểu đường thường được sử dụng là: Insulin, Sulfonylurea, Metformin,... Các thuốc này giúp duy trì đường huyết ổn định, tránh các biến chứng do đái tháo đường gây ra nên làm giảm tê bì chân tay hiệu quả.
Thực phẩm, viên uống bổ sung
Bổ sung thực phẩm, viên uống giúp cải thiện và phòng ngừa tê bì chân tay là biện pháp đang được nhiều người áp dụng. Lý do là bởi, nguyên nhân gây tê bì chân tay là do thiếu hụt chất dinh dưỡng, lưu thông máu kém.
Một chế độ ăn uống không đầy đủ vitamin và khoáng chất làm cho xương khớp yếu đi và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý cột sống chèn ép rễ dây thần kinh gây tê bì chân tay. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở người cao tuổi do sự hấp thu dinh dưỡng giảm mà quá trình thoái hóa lại diễn ra nhanh. Hay những người ít vận động, nhân viên văn phòng trên 30 tuổi chế độ ăn uống không hợp lý, lười thể dục thể thao cũng dễ bị tê bì chân tay.
Vì vậy, người bệnh nên tích cực bổ sung các thực phẩm, sản phẩm cung cấp dưỡng chất cần thiết cho xương khớp, cải thiện tê bì tay chân đó là:
-
Viên uống Orihiro 1500mg bổ sung Glucosamine.
-
Viên uống Blackmores Joint Formula Advanced bổ xương khớp.
-
Viên uống Ostelin Calcium & Vitamin D3 nâng cao sức khỏe xương khớp.
-
Viên uống Blackmores Glucosamine tốt cho cột sống, xương khớp.
Tuy nhiên, để cải thiện và phòng ngừa tê bì tay chân hiệu quả, việc chỉ bổ sung các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe xương khớp, cột sống thôi là chưa đủ. Bởi vậy hiện nay nhiều người lựa chọn sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên vừa giúp bổ sung glucosamine, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe xương khớp vừa giảm đau, kháng viêm cải thiện triệu chứng tê bì tay chân hiệu quả lâu dài. Đặc biệt có chứa nhũ hương, giúp chống viêm trong các trường hợp tê bì do rễ thần kinh bị chèn ép, hoạt huyết giúp cải thiện tê bì do lưu thông máu kém cải thiện cả nguyên nhân gây tê bì chân tay sinh lý, bệnh lý,....
- Viên uống Cốt Thoái Vương, hỗ trợ tăng cường sự chắc khỏe xương khớp.
Các viên uống này đều cung cấp một lượng lớn các vitamin và muối khoáng cần thiết cho cơ thể, có tác dụng chăm sóc và nâng cao sức khỏe xương khớp một cách toàn diện.
Tiêu biểu như Cốt Thoái Vương, sản phẩm uy tín đã có mặt trên thị trường gần 15 năm qua. Thành phần của Cốt Thoái Vương bao gồm nhiều dược liệu quý như dầu vẹm xanh, thiên niên kiện, nhũ hương và các vitamin, khoáng chất: Vitamin B1, vitamin B2, vitamin K2, canxi, magie,... giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho khớp. Hỗ trợ làm giảm triệu chứng do viêm, thoái hóa khớp. Đau nhức khớp do khô khớp. Tăng cường sự chắc khỏe xương khớp.
Đặc biệt, nhũ hương có tác dụng hoạt huyết, hóa ứ nên rất tốt cho các trường hợp bị tê bì chân tay do máu kém lưu thông. Nhũ hương cũng có tác dụng kháng viêm rất tốt nên thường dùng trong các trường hợp tê bì tay chân do rễ thần kinh bị chèn ép dẫn đến viêm.
Trong dầu vẹm xanh chứa hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất tốt cho người tê bì chân tay
Các bài thuốc nam đơn giản
Rất nhiều người lựa chọn các bài thuốc nam để cải thiện tình trạng tê bì chân tay bởi tính an toàn và cách thực hiện cũng khá đơn giản. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc nam dưới đây:
- Đu đủ: Chuẩn bị 1 quả đu đủ xanh, khoảng 30g ý dĩ. Đem cả 2 loại này đun cùng 1 bát nước với một chút đường trắng cho đến khi sôi một lúc thì đổ ra bát, để nguội uống. Kiên trì thực hiện ngày 1 lần trong 1 tuần để thấy rõ hiệu quả.
- Ngải cứu: Chuẩn bị ngải cứu, cỏ xước, lá lốt mỗi loại 30g. Đem hỗn hợp thảo dược đun với nước uống hàng ngày. Hoặc dùng ngải cứu cùng muối hạt đem đun sôi, đổ ra chậu, thêm chút nước lạnh cho vừa đủ nóng, ngâm tay chân sẽ giúp thông kinh hoạt lạc, cải thiện tê bì chân tay.
- Lá lốt: Lấy 20g lá lốt tươi rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sau đó đun cùng với 3 bát nước đến khi còn ½ bát thì đổ ra, để nguội rồi uống 2 lần/ngày.
- Gừng tươi: Lấy khoảng 1 củ gừng già, đập dập, ngâm cùng rượu và 2 thìa muối trắng. Xoa trực tiếp hỗn hợp lên vùng tay chân bị tê bì.
Các bài thuốc đông y
Theo đông y, tê bì chân tay được cho là do cơ thể suy nhược gặp phải phong, hàn, thấp nhiệt mà ra. Để cải thiện tình trạng này, nhiều người sử dụng các bài thuốc như:
- Bài thuốc 1: Đẳng sâm 16g, 12g bạch truật, 12g táo nhân, 12g hoài sơn, 10g bạch thược, 10g bạch chỉ, 10g mạch môn, 10g quy đầu, 10g thần khúc, 10g dài hồ, 10g bạch linh, 9g cát cánh, 8g phòng phong – Hoài sơn mỗi vị 12g; Bạch thược – Bạch chỉ – Mạch môn – Quy đầu – Thần khúc – Sài hồ – Bạch linh mỗi vị 10g; Cát cánh 9g, 8g phòng phong, 6g cam thảo, 4g can khương, 4g quế chi. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
- Bài thuốc 2: 20g thục địa 20g, 16g kê huyết đằng, 16g táo nhân, 16g bạch thược, 12g mộc qua, 12g ngưu tất, 12g tục đoạn, 12g quy đầu, 12g câu kỷ tử, 12g tang ký sinh, 10g mạch môn, 8g xuyên khung, 6g trích thảo. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
Mặc dù tính an toàn cao nhưng ngày nay nhiều người ít lựa chọn bài thuốc đông y bởi cách thực hiện phức tạp, khó uống, khó bảo quản.
Trị tê bì chân tay bằng thuốc Đông y tương đối an toàn cho người sử dụng
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị tê bì chân tay
Nếu sử dụng đúng cách, việc dùng thuốc có thể làm giảm các triệu chứng tê bì tay chân một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, mỗi một phương pháp, loại thuốc lại có những ưu nhược điểm riêng. Người bệnh cần chú ý một số điều sau trong quá trình dùng thuốc để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất:
-
Thăm khám bác sĩ trước để đảm bảo chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây tê bì chân tay và lựa chọn thuốc phù hợp.
-
Nếu tê bì chân tay là triệu chứng của một bệnh lý khác, cần điều trị tốt căn nguyên.
-
Thông báo cho bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ của thuốc trong quá trình sử dụng.
-
Mua thuốc Đông y tại các cơ sở uy tín để tránh hàng giả, hàng nhái.
-
Thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau xanh, hoa quả, thịt cá,...
-
Nên sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất nếu chế độ ăn không cung cấp đủ.
Hy vọng thông qua bài viết, người đọc đã hiểu hơn về các loại thuốc trị tê bì chân tay phổ biến trên thị trường hiện nay. Tùy vào mức độ tê bì cũng như nguyên nhân gây bệnh, người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc khác nhau. Nếu có thắc mắc gì về tình trạng tê bì chân tay, hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận phía dưới.
Nguồn tham khảo:
https://www.healthdirect.gov.au/limb-numbness
https://www.medicalnewstoday.com/articles/321560
https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/4-reasons-for-tingling-or-numbness-in-the-arms-and-legs