Khớp xương kêu rắc rắc: Dấu hiệu nguy hiểm chớ chủ quan

Xương kêu rắc rắc mỗi khi cử động là dấu hiệu cảnh báo khớp xương không còn trơn chu, bị khô và thoái hóa. Tình trạng này xảy ra thường xuyên và đi kèm với đó là các cơn đau nhức thì chắc chắn đó là biểu hiện của bệnh lý xương khớp nguy hiểm như khô khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp,... mà bạn không được chủ quan. Để hiểu rõ hơn về điều này, mời bạn xem ngay bài viết dưới đây!

Vì sao khớp xương kêu rắc rắc?

Lý giải cho câu hỏi “vì sao khớp xương kêu rắc rắc” mỗi khi cử động, các chuyên gia giải thích rằng: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xương hay kêu rắc rắc khi cử động bao gồm thiếu dịch khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, viêm gân,...

Các bệnh lý về xương khớp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xương khớp kêu rắc rắc

Do thiếu dịch khớp

Đây là nguyên nhân chính khiến khớp xương kêu rắc rắc mỗi khi vận động. Bởi dịch khớp hay còn gọi là chất dịch nhầy có tác dụng bôi trơn và làm giảm độ ma sát các đầu xương, sụn, giúp các khớp xương duy trì sự linh hoạt khi chuyển động. Vì thế, nếu chất dịch này bị hao hụt sẽ khiến các đầu xương ma sát vào nhau nhiều hơn, gây ra các triệu chứng đau nhức và làm cho khớp xương kêu rắc rắc.

Sụn khớp bị tổn thương

Khi sụn khớp bị tổn thương hoặc bào mòn do quá trình lão hóa sẽ làm lộ ra phần xương dưới sụn. Khi cử động các đầu xương cọ xát vào nhau phát ra âm thanh do không còn lớp sụn bọc bảo vệ. 

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý xương khớp mạn tính do các tế bào khỏe mạnh của cơ thể bị hệ miễn dịch tấn công nhầm và gây viêm. Khi bị viêm khớp dạng thấp sẽ khiến các khớp xương kêu răng rắc, đau nhức, khớp sưng tấy,...

Viêm gân

Viêm gân cũng là một trong những nguyên nhân khiến xương khớp kêu rắc rắc. Vì gân là một bộ phận quan trọng có vai trò làm cầu nối giữa các cơ với xương. Nếu cầu nối này bị viêm sẽ khiến cho các khớp xương cọ xát trực tiếp với nhau, từ đó xuất hiện các tiếng kêu rắc rắc và kèm theo là các cơn đau nhức dữ dội tại các vị trí bị tổn thương. 

Thoái hoá khớp

Khi bị thoái hóa khớp, vị trí bị tổn thương đầu tiên là sụn khớp, sau đó là xương dưới sụn, dây chằng, gân cơ và chất dịch khớp. Tất cả các bộ phận này đều suy yếu, đàn hồi kém, khô khớp nên mỗi lần cử động sẽ phát ra tiếng kêu răng rắc hoặc lục khục và đi kèm là các cơn đau nhức khó chịu.

Thoái hóa cột sống

Theo thời gian, cột sống dần thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, hạn chế khả năng tái tạo, đĩa đệm mất nước, giảm độ đàn hồi. Mọi cử động của cột sống đều không còn được linh hoạt, uyển chuyển như trước và hiện tượng xương cột sống kêu răng rắc mỗi khi vận động chính là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo cột sống đang dần suy yếu, thoái hóa.

 

Thoái hóa cột sống làm các sụn khớp bị bào mòn và phát ra tiếng kêu răng rắc mỗi khi cử động

Vôi hóa ổ khớp

Vôi hóa ổ khớp là bệnh lý thường xảy ra do canxi bị lắng đọng ở sụn và xương dưới sụn, từ đó gây ra những cơn đau dữ dội đột ngột ở đầu gối mỗi khi hoạt động. Vậy nên, khi các khớp xương kêu răng rắc có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng vôi hóa đang tiến triển nặng.

Gai khớp gối

Khi khớp gối bị thoái hóa hoặc viêm lâu ngày sẽ dẫn tới hậu quả là sự xuất hiện của các gai xương. Theo thời gian, gai khớp gối sẽ mọc dài ra cọ xát trực tiếp vào nhau. Vì thế, mỗi khi vận động các khớp xương sẽ có tiếng kêu răng rắc kèm theo các cơn đau nhức khó chịu.

Gai cột sống

Khi cột sống bị thoái hóa, đĩa đệm mất nước, xẹp dần sẽ khiến cho các đốt sống cọ xát vào nhau và tổn thương. Lúc này, cơ thể sẽ tự sửa chữa bằng cách đưa canxi về vị trí tổn thương, tạo thành các gai xương chèn ép vào dây thần kinh, gây đau và dẫn đến hiện tượng xương cột sống kêu răng rắc khi cử động.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài. Đĩa đệm xẹp xuống, mất khả năng đàn hồi, các đốt sống cọ xát vào nhau khi vận động, dẫn đến hiện tượng xương cột sống kêu răng rắc. Kèm theo đó là những cơn đau do khối nhân nhầy chèn ép vào rễ thần kinh.

Cột sống kêu rắc rắc là biểu hiện của thoát vị đĩa đệm

Khớp xương kêu rắc rắc có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, các khớp xương phát ra tiếng kêu rắc rắc hoặc lục khục mỗi khi cử động do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do bệnh lý về cơ xương khớp gây ra. Hệ quả từ các căn bệnh này để lại vô cùng nặng nề như biến chứng teo cơ, bại liệt, nghiêm trọng nhất có thể là tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Do đó, bạn tuyệt đối không nên chủ quan và xem nhẹ triệu chứng này. Đặc biệt, nếu đi kèm với tình trạng xương cốt kêu rắc rắc là cơn đau nhức, sưng, viêm, giảm khả năng vận động thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp.

Biện pháp phòng tránh khớp xương kêu rắc rắc hiệu quả

Tình trạng xương khớp kêu răng rắc không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và kinh tế của người bệnh. Do đó, để phòng tránh tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

Thường xuyên tập thể dục, thể thao

Tích cực vận động thể dục, thể thao 30 - 45 phút mỗi ngày là cách giúp xương khớp chắc khỏe, cơ khớp dẻo dai và phòng tránh được các bệnh liên quan đến xương khớp. Ngoài ra, tập thể dục giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng và khỏe mạnh hơn. Một số bài tập hữu ích mà bạn có thể áp dụng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, thể dục dưỡng sinh, khiêu vũ, yoga,...
Tư thế đúng chuẩn

Ngồi làm việc đúng tư thế, lưng thẳng. Thường xuyên thay đổi tư thế, tránh ngồi khom hay giữ một tư thế quá lâu ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cột sống. Bên cạnh đó, một số thói quen xấu như bẻ khớp tay, khớp chân, vặn người mạnh hoặc cúi người bê vác quá lâu cũng khiến cho cơ xương khớp dễ bị cứng, dịch khớp giảm tiết, teo cơ, giãn dây chằng, loãng xương và mất dần chức năng của khớp.

Mỗi khi cử động, xương cốt kêu rắc rắc đi kèm cơn đau nhức là dấu hiệu bạn không được chủ quan

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Xây dựng chế độ ăn đầy đủ và khoa học là việc làm vô cùng cần thiết. Điều này có thể giúp bạn ngăn chặn tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở các cơ xương khớp và tăng khả năng tiết dịch khớp. Do vậy, bạn nên bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng như thực phẩm giàu chất béo, canxi, chất xơ, vitamin D, photpho, kali,... vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Việc sắp xếp công việc khoa học, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi cũng là giải pháp hữu ích để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa quá trình lão hóa xương. Bởi khi nghỉ ngơi, cơ thể sẽ có thời gian để tái tạo năng lượng và làm lành các tổn thương khớp. Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì trạng thái vui vẻ lạc quan và tâm lý thoải mái. Tránh suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng quá mức ảnh hưởng tới hệ thần kinh dẫn đến những điều không tốt cho sức khỏe. 

Dùng dầu vẹm xanh

Dầu vẹm xanh được xem là “vị thuốc cứu tinh” của người bệnh xương khớp. Bởi dầu vẹm xanh đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới đánh giá cao nhờ có chứa omega-3, omega-6, glucosamine, chondroitin,… giúp cho cột sống chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa xương. Đặc biệt, thành phần EPA và DHA có tác dụng giảm đau, kháng sưng viêm, chống oxy hóa, từ đó giúp giảm nhanh các  triệu chứng đau do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,...

Để chứng minh cho điều này, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng về tác dụng của dầu vẹm xanh trong điều trị các bệnh về xương khớp như sau: Dầu vẹm xanh giúp làm giảm sưng đau, cứng khớp và phục hồi khả năng vận động tốt >70%, giảm tình trạng sưng khớp là 93,7% và hoàn toàn lành tính, không gây bất kỳ tác dụng phụ nào lên cơ thể.

Dầu vẹm xanh chứa nhiều DHA và EPA có tác dụng giảm đau, kháng viêm và tăng cường sức khỏe xương khớp

Hy vọng với những thông tin chúng tôi đã cung cấp ở trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về tình trạng xương kêu rắc rắc. Để phòng tránh và điều trị tình trạng này, ngoài việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ thì bạn nên tham khảo dùng thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như dầu vẹm xanh để tăng hiệu quả điều trị tốt hơn. Nếu bạn còn thắc mắc hay quan tâm về sản phẩm hãy để lại thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm nhất có thể.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.medicinenet.com/joint_cracking/symptoms.htm
  • https://universityhealthnews.com/daily/bones-joints/bones-creaking-joints-are-noisy-get-used-to-it/
  • https://www.michiganfootcare.com/arthritis-creaking-joints.html