Đau đốt sống cụt là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và hướng chữa trị

Hiện nay, Đau đốt sống cụt (thường gọi là đau xương cụt) là bệnh lý xảy ra đối với nhiều người nhưng ít được chú ý đến. Tình trạng này xuất hiện khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó chịu gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gì gây bệnh đau đốt sống xương cụt và cách giải quyết như thế nào? Hãy cùng Cốt Thóai Vương tìm hiểu qua bài viết này.

Vị trí của xương cụt và nhận diện cơn đau 

Xương cụt là xương có hình gần tam giác nằm ở phần dưới cùng của cột sống. Xương này được tạo thành từ sự kết hợp của 4 - 6 đốt sống cụt dính liền nhau. Tùy theo giới tính, xương cụt sẽ có kích thước và hình dáng khác nhau. Cụ thể, xương cụt ở nữ giới sẽ có cấu tạo xiên chéo, cong ra bên ngoài, kích thước ngắn hơn so với nam giới để tạo không gian cho khoang chậu và phù hợp cho quá trình sinh con.

Xương cụt thường nằm ở phần cuối cùng của cột sống

Xương cụt thường nằm ở phần cuối cùng của cột sống

Xương cụt tuy có kích thước rất nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng nhất định đối với cơ thể con người. Chẳng hạn như giúp cân bằng cơ thể, phân bố trọng lượng ở hai bên xương hông và xương cùng để tạo sự ổn định khi ngồi, nơi kết nối các cơ quan khác trong cơ thể. Đồng thời, xương cụt còn hỗ trợ và nâng đỡ ổn định cột sống trong các hoạt động như đi, đứng, chạy, nhảy,...

Tuy nhiên, do một số nguyên nhân về bệnh lý và sinh lý, xương cụt bị tổn thương và dẫn đến tình trạng đau nhức. Các cơn đau có thể lây sang các vùng lân cận gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của người bệnh.

Đau đốt sống cụt là bệnh gì?

Đau đốt sống cụt (đau xương cụt) là bệnh xảy do xương cụt bị mất tính ổn định dẫn đến viêm các khớp lân cận, đặc biệt là khớp cùng chậu. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, các cơn đau sẽ chuyển biến từ nhẹ đến dữ dội và thường có xu hướng tăng dần khi thực hiện các hoạt động như ngồi xuống, đứng lâu, đi vệ sinh hoặc quan hệ tình dục.

Đồng thời, cơn đau xương cụt còn có thể lan xuống vùng hông và chân khiến cho việc hoạt động càng trở nên khó khăn. Đôi khi, người bệnh còn có cảm giác đau nhói, đau âm ỉ và kéo dài thường xuyên. Không chỉ vậy, xương cụt bị tổn thương còn gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của toàn bộ xương sống, làm suy giảm chức năng vận động. 

Đau đốt sống cụt thường mang đến cảm giác đau âm ỉ và kéo dài

Đau đốt sống cụt thường mang đến cảm giác đau âm ỉ và kéo dài

Nếu cơn đau kéo dài hơn vài tháng, người bệnh nên đi khám để điều trị kịp thời nếu không đau xương cụt có nguy cơ trở thành mạn tính. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc điều trị và khó đạt được kết quả tốt nhất.

Các triệu chứng đặc trưng khi đau đốt sống cụt

Đau đốt sống cụt thường có dấu hiệu bệnh rất khó nhận biết. Đa số cơn đau chủ yếu ở vùng hông, lưng hoặc chân và thường có một số đặc điểm như sau:

  • Đau và căng cứng ở vùng trên mông.

  • Đa số cơn đau thường âm ỉ và chỉ đôi khi mới có cảm giác đau nhói.

  • Mức độ cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng khi ngồi, đứng, cúi thấp,...

  • Cơn đau lan rộng khắp cả vùng mông hoặc có thể lan rộng sang hai bên hông, lưng, đi xuống mông và chân.

Bên cạnh đó, người bệnh còn sẽ mắc thêm một số triệu chứng kèm theo như: yếu cơ, khó ngủ, mất cảm giác, buồn nôn, tê hoặc ngứa ran… Tuy nhiên, mỗi người bệnh sẽ có biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Vì vậy, nếu xuất hiện các cơn đau xương khớp, người bệnh nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và xác định bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến đau đốt sống xương cụt 

Chấn thương trực tiếp thường là nguyên nhân phổ biến gây tổn thương và dẫn đến bệnh đau đốt sống xương cụt. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là hậu quả của một số vấn đề sinh lý hoặc bệnh lý cơ bản.

Nguyên nhân cơ học

  • Áp lực, căng thẳng kéo dài hoặc ít vận động như ngồi xe máy, xe đạp hoặc ngồi mặt ghế cứng quá lâu gây áp lực lên cột sống cụt.

  • Thừa cân béo phì dẫn đến vùng xương cụt phải chịu nhiều áp lực trọng lượng dư thừa dẫn đến tổn thương và đau nhức.

  • Chấn thương: Ngã từ trên cao, tai nạn giao thông hay va chạm khi chơi thể thao có thể khiến xương cụt bị gãy hoặc trật khớp, gây ra đau đớn dữ dỗi.

  • Nguyên nhân bệnh lý

  • Gai cột sống: Các gai xương hình thành trên xương cụt.

  • Vị trí của xương cụt bị lệch hoặc bị biến dạng bẩm sinh.

  • Thoái hóa cột sống thắt lưng: Quá trình thoái hóa tự nhiên gây hao mòn và tổn thương xương cụt.

  • Một số căn bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng, ung thư, hình thành khối u hoặc các bệnh lý về xương khớp… cũng là nguyên nhân dẫn đến đau xương cụt.

Nguyên nhân sinh lý

  • Thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, chẳng hạn như canxi.

  • Giảm cân đột ngột khiến các lớp đệm bảo vệ xương cụt bị mất đi và khiến xương cụt trở nên nhạy cảm hơn.

  • Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh đau đốt sống xương cụt ở nữ giới cao gấp 5 lần so với nam giới. Nguyên nhân chủ yếu có thể là do sự thay đổi trong quá trình mang thai, góc xương chậu rộng hơn hoặc do sinh con. 

Phụ nữ có thai cũng có thể bị đau xương cụt.png

Phụ nữ có thai cũng có thể bị đau xương cụt

Bệnh đau xương cụt liệu có nguy hiểm?

Hầu hết các căn bệnh đau đốt sống xương cụt do căng thẳng kéo dài thì thường không gây nghiêm trọng và có thể điều trị tại nhà. Người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt và tư thế vận động, các cơn đau sẽ dần giảm và có thể không tái phát lại.

Tuy nhiên, nguyên nhân gây đau đốt sống xương cụt bắt nguồn từ các vấn đề xương khớp hoặc bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng, người bệnh cần điều trị sớm. Bởi vì bệnh có thể sẽ trở thành mạn tính rất khó để chữa trị. Có thể thấy, dù căn bệnh có nguy hiểm hay không, người bệnh cũng cần xử lý dứt điểm cơn đau xương chậu để không gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

Các phương pháp chẩn đoán đau đốt xương cụt chính xác 

Để có thể chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ xác nhận cơn đau xương cụt thông qua bệnh sử và kết quả kiểm tra thể chất. Dưới đây là các bước thứ tự giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác.

Thu thập thông tin bệnh sử y tế

Bác sĩ sẽ xác nhận các thông tin như: Thời điểm xuất hiện cơn đau, vị trí cơn đau rõ nhất, có từng bị đau, bị chấn thương gần đây hoặc có đang điều trị bệnh phụ khoa,... Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được mức độ và nguyên nhân gây nên bệnh đau đốt sống cụt.

Bác sĩ sẽ thu thập các thông tin liên quan người bệnh để tiến hành chẩn đoán nguyên nhân bệnh.jpg

Bác sĩ sẽ thu thập các thông tin liên quan người bệnh để tiến hành chẩn đoán nguyên nhân bệnh

Kiểm tra thể chất:

Bên cạnh thu thập về bệnh sử, bác sĩ còn sẽ kiểm tra thể chất của người bệnh như dùng tay sờ nắn vùng xung quanh xương cụt, quan sát bệnh nhân thực hiện động tác cơ bản,... Từ đó, thông qua mức độ phản ứng, bác sĩ sẽ đưa ra phán đoán chính xác cơn đau có phải do xương cụt hoặc từ một tổn thương ở vị trí khác trên cột sống hay không. 

Mức độ phản ứng ở vùng đau sẽ giúp bác sĩ nhận biết được tình trạng của bệnh đau đốt sống cụt.jpg

Mức độ phản ứng ở vùng đau sẽ giúp bác sĩ nhận biết được tình trạng của bệnh đau đốt sống cụt

Phân tích hình ảnh

Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp chẩn đoán qua hình ảnh như chụp X - Quang, MRI hay CT. Từ đó, bác sĩ sẽ có thể phát hiện những tổn thương bao gồm gai xương, khối u, gãy xương hoặc các bệnh lý về xương khớp,... Sau khi tiến hành chẩn đoán và xác định nguyên nhân cụ thể, người bệnh sẽ được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp chẩn đoán từ hình ảnh giúp bác sĩ đưa ra nguyên nhân và mức độ bệnh chính xác.jpg

Phương pháp chẩn đoán từ hình ảnh giúp bác sĩ đưa ra nguyên nhân và mức độ bệnh chính xác

Các cách điều trị đau xương cụt phù hợp

Hầu hết cách điều trị bệnh đau đốt sống cụt sẽ được điều chỉnh theo mức độ và nguyên nhân gây đau. Dưới đây là các cách điều trị phổ biến:

Thay đổi tư thế ngồi

Tư thế ngồi là một trong những nguyên nhân gây đau và áp lực lên xương cụt. Để giảm bớt sự khó chịu và cảm giác đau, người bệnh nên rướn người về phía trước và nhẹ nhàng đặt người xuống ghế. Đồng thời, khi ngồi, bạn nên giữ thẳng lưng, tựa vào ghế và đặt hai chân ngay ngắn trên sàn nhà. Điều này sẽ giúp người bệnh giảm được trọng lực, áp lực của cơ thể dồn lên xương cụt.

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên phải ngồi làm việc thì nên đặt một chiếc gối đệm dưới ghế ngồi. Lớp đệm êm ái sẽ giúp xương cụt được thư giãn, thoải mái và ít nhạy cảm hơn.

Thay đổi tư thế là một trong những cách giúp giảm đau và giảm áp lực lên xương cụt.jpg

Thay đổi tư thế là một trong những cách giúp giảm đau và giảm áp lực lên xương cụt

Sử dụng các loại thuốc giảm đau

Phương pháp này chỉ phù hợp đối với trường hợp đau nhẹ, người dùng có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để làm dịu vùng xương cụt. Tuy nhiên, nếu cơn đau nghiêm trọng và kéo dài, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc liều mạnh hơn hoặc tiêm thuốc trực tiếp vào xương cụt, cột sống.

Thuốc có tác dụng giảm đau nhưng chỉ có tác dụng tạm thời và nếu sử dụng nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.jpg

Thuốc có tác dụng giảm đau nhưng chỉ có tác dụng tạm thời và nếu sử dụng nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Bổ sung chất dinh dưỡng và nuôi dưỡng xương khớp từ bên trong

Một trong những phương pháp giúp cải thiện đau đốt sống cụt được rất nhiều người áp dụng đó chính là nuôi dưỡng, bổ sung cơ chất từ bên trong. Đặc biệt là sử dụng các hợp chất từ thiên nhiên, ví dụ như dầu vẹm xanh. Dầu vẹm xanh được chiết xuất từ con sò vẹm xanh chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, các vitamin cần thiết cho việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp. Sở dĩ thành phần này được đánh giá tốt bởi nó có tác dụng giảm đau sưng khớp lên đến 93,7% và phục hồi khả năng vận động lên đến 70%. Điều này đã được chứng minh bởi rất nhiều chuyên gia, bác sĩ nổi tiếng đánh giá về tác dụng cũng như công dụng hiệu quả của dầu vẹm xanh. 

Không chỉ vậy, hợp chất omega 3 trong thành phần còn có công dụng giúp chống viêm, chống oxy hóa và tăng cường độ chắc khỏe cho xương khớp. Chính vì các công dụng tuyệt vời đó, dầu vẹm xanh còn được kết hợp với nhiều thành phần khác như thiên niên kiện, nhũ hương,... nhằm mang đến công dụng và tăng cường hiệu quả tối ưu nhất.

thanh-phan-vitamin-va-duong-chat-doi-dao-cua-dau-vem-xanh-giup-nang-cao-chac-khoe-va-nuoi-duong-xuong-khop-tu-ben-trong

Thành phần vitamin và dưỡng chất dồi dào của dầu vẹm xanh giúp nâng cao chắc khỏe và nuôi dưỡng xương khớp từ bên trong

Phương pháp vật lý trị liệu

Một số bài tập trị liệu sẽ giúp người bệnh giảm được các cơn đau, tăng cường sức mạnh cho các cơ, hỗ trợ xương cụt chắc khỏe và dẻo dai. Đồng thời, các bài chuyên sâu còn có thể đưa xương cụt bị lệch về đúng vị trí giúp người bệnh không còn cảm giác đau nhức mỗi khi cử động.

Người bệnh đau đốt sống cụt có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để hỗ trợ điều trị bệnh

Người bệnh đau đốt sống cụt có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để hỗ trợ điều trị bệnh

Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp này chỉ được chỉ định khi các cách điều trị trên không mang đến kết quả cho người bệnh. Hầu hết các bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ một phần hoặc toàn bộ xương cụt đối với trường hợp phẫu thuật. Mặc dù loại bỏ xương cụt nhưng cơn đau sẽ không thể hết ngay lập tức sau khi phẫu thuật. Người bệnh phải cần một khoảng thời gian nhất định để xương cụt ổn định, chữa lành tổn thương thì cảm giác đau nhức và khó chịu mới có thể biến mất.

>> Xem thêm : Các bài viết tại Cốt Thoái Vương để biết thêm thông tin!

Phương pháp phẫu thuật chỉ được thực hiện khi các phương pháp khác đều không mang đến kết quả cho điều trị bệnh .jpg

Phương pháp phẫu thuật chỉ được thực hiện khi các phương pháp khác đều không mang đến kết quả cho điều trị bệnh 

Phòng ngừa đau đốt sống cụt hiệu quả

Ngoài việc tránh gây chấn thương ở phần xương cụt, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề để phòng tránh hoặc giảm thiểu bệnh đau đốt sống cụt hiệu quả. Dưới đây là các lưu ý quan trọng:

  • Không nên ngồi, đứng hoặc chạy xe trong thời gian lâu.

  • Ngồi đúng tư thế như thẳng lưng, không cúi gập người về phía.

  • Hãy trang bị nệm ghế hoặc dụng cụ đỡ lưng đối với các công việc cần ngồi nhiều.

  • Hạn chế công việc mang vác hoặc khiêng vật nặng.

  • Tham gia luyện tập thể thao và hạn chế uống bia, các chất độc hại như thuốc lá, chất kích thích.

  • Tăng cường bổ sung những thực phẩm có lợi hoặc tái tạo xương khớp.

Hy vọng, bài viết này sẽ giúp cung cấp toàn bộ thông tin về bệnh đau cột sống cụt. Trong trường hợp cơn đau trở nên nghiêm trọng và kéo dài, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Nếu bạn cần tư vấn thêm, có thể để lại bình luận bên dưới để được các chuyên viên tư vấn trực tiếp.