Trong dân gian, các mẹo chữa đau vai gáy bằng lá lốt là phương pháp điều trị khá thông dụng, được áp dụng theo nhiều hình thức khác nhau như sắc nước uống, chườm đắp hoặc kết hợp chế biến thành món ăn… giúp thư giãn gân cơ, cải thiện cơn đau vùng vai gáy và tăng cường lưu thông máu hiệu quả.
Tác dụng của lá lốt trong giảm đau vai gáy
Một số phân tích của y học hiện đại cho thấy trong lá lốt chứa các thành phần có dược tính cao, nổi bật là trong tinh dầu lá lốt có chứa lượng alcaloid và flavonoid có khả năng chống oxy hoá và chống viêm rất hiệu quả. Các dược tính trong lá lốt còn giúp ức chế truyền tín hiệu đau từ vùng vai gáy lên não bộ, từ đó hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau vai gáy nhanh chóng.
Các dược tính trong lá lốt có công dụng cải thiện triệu chứng đau vai gáy hiệu quả
Lá lốt là một loại cây thân thảo có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ hồ tiêu. Trong dân gian, lá lốt được sử dụng như một loại rau gia vị trong các bữa ăn hàng ngày, giúp tăng hương vị đặc trưng cho nhiều món ăn.
Theo nghiên cứu của một số tài liệu y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, vị cay nồng và có mùi thơm đặc trưng. Công dụng của lá lốt rất đa năng như trừ phong hàn, giúp cường gân, kiện cốt, chỉ thống và làm ấm khớp.
Các cách chữa đau vai gáy bằng lá lốt dễ áp dụng
Có rất nhiều mẹo chữa đau vai gáy bằng lá lốt như dùng đường uống, đắp bên ngoài hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để chế biến món ăn. Song, cần phải thực hiện các bài thuốc này đúng cách mới đạt được hiệu quả cao. Bạn đọc có thể tham khảo 10 cách chữa đau vai gáy từ lá lốt được lưu truyền lâu đời trong dân gian dưới đây:
Dùng lá lốt rang muối
Muối ngoài công dụng làm giảm đau và sát trùng thì còn giúp các vị thuốc khác thẩm thấu và đi vào kinh mạch rất tốt. Vì vậy, dùng lá lốt kết hợp với muối để chườm lên vùng vai gáy bị đau sẽ giúp các hoạt chất có trong lá lốt phát huy tối đa dược tính, cải thiện triệu chứng hiệu quả.
Muối được rang nóng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhờ hơi nóng giúp thư giãn gân cơ đang bị kéo căng, giải phóng tình trạng chèn ép, ứ trệ. Từ đó, giúp làm giảm cảm giác đau nhức và khôi phục khả năng vận động cho vùng vai gáy hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
Chuẩn bị: 250g lá lốt và một nắm muối hạt.
Thực hiện:
-
Lá lốt rửa sạch và để ráo, sau đó vò hoặc giã sơ qua.
-
Cho lá lốt cùng với muối hạt lên chảo rang nóng.
-
Sau khi hỗn hợp được rang nóng, cho vào khăn sạch rồi chườm lên vùng vai gáy đang bị đau.
-
Thực hiện liên tục 1 – 2 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
Dùng lá lốt kết hợp với muối rang nóng để chườm giúp giảm đau vai gáy hiệu quả
Dùng lá lốt tươi để đắp
Sử dụng lá lốt tươi để đắp giúp cải thiện tốt tình trạng đau vai gáy ở mức độ nhẹ. Đắp trực tiếp lá lốt tươi lên vùng vai gáy đang bị đau sẽ tạo điều kiện cho các hoạt chất từ thảo dược này thẩm thấu tốt vào bên trong, giúp lưu thông máu và làm dịu cảm giác đau nhanh chóng.
Hướng dẫn thực hiện:
Chuẩn bị: 300g lá lốt tươi
Thực hiện:
-
Dùng 300g lá lốt tươi, ngâm vào nước muối loãng trong 10 phút.
-
Sau đó, rửa sạch và để ráo nước.
-
Cho lá lốt vào cối giã nát rồi đem đắp trực tiếp lên vùng vai gáy bị đau trong khoảng 15 phút.
Lưu ý: Sau khi đắp xong, lấy bã lá lốt ra rồi dùng tay massage lên vùng vai gáy bị đau thêm 3 phút. Mẹo này giúp thư giãn gân cơ và giảm đau tốt hơn, mang lại cảm giác dễ chịu.
Chữa đau vai gáy bằng lá lốt và lá đinh lăng, cây xấu hổ
Theo Đông y, cây xấu hổ có vị ngọt, tính hơi hàn, công dụng an thần, tiêu viêm, thanh nhiệt, giảm đau, được dùng trong điều trị chấn thương, đau lưng, nhức xương hiệu quả. Đinh lăng cũng là vị thuốc được nhiều thầy thuốc sử dụng trong điều trị đau nhức xương khớp. Kết hợp lá lốt, lá đinh lăng và cây xấu hổ sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau vai gáy.
Hướng dẫn thực hiện:
Chuẩn bị: Lá lốt tươi, đinh lăng, cây xấu hổ (300g mỗi loại).
Cách thực hiện:
-
Sử dụng thân và rễ cây lá lốt, rửa sạch, để ráo rồi cắt khúc, đem phơi cho héo.
-
Cùng lúc, rửa sạch cây xấu hổ và lá đinh lăng, để ráo, sao vàng. Sau đó, đem sắc lấy nước uống hàng ngày.
Sử dụng liên tục trong 1 tuần rồi nghỉ 1 tuần, xen kẽ giữa uống và nghỉ.
Chữa đau vai gáy bằng lá lốt, ngải cứu, cỏ xước và xấu hổ
Cỏ xước sao khô có công dụng mạnh gân xương, hỗ trợ giảm đau vai gáy và điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp. Trong dân gian thường kết hợp lá lốt, ngải cứu, cỏ xước và xấu hổ để làm thành bài thuốc chữa đau vai gáy mang lại hiệu quả cao.
Hướng dẫn thực hiện:
Chuẩn bị: Lá lốt tươi, ngải cứu, cỏ xước và cây xấu hổ.
Cách thực hiện:
Rửa sạch 4 nguyên liệu trên, để ráo, cắt nhỏ và sao vàng. Mỗi lần lấy khoảng 1 thìa cà phê mỗi loại cho vào nồi đun nước uống. Bạn có thể cho thêm gừng và cam thảo để dễ uống hơn.
Chữa đau vai gáy bằng lá lốt, ngải cứu, diệp hạ châu
Diệp hạ châu còn được gọi là cây chó đẻ răng cưa, có công dụng thanh nhiệt, giải độc. Kết hợp lá lốt, ngải cứu và diệp hạ châu sẽ tạo ra bài thuốc chữa đau vai gáy hiệu quả nhiều người không ngờ tới.
Hướng dẫn thực hiện:
Chuẩn bị: Lá lốt tươi, ngải cứu, diệp hạ châu theo tỷ lệ bằng nhau.
Cách thực hiện:
3 vị dược liệu rửa sạch, để ráo nước. Giã nát tất cả với nhau hoặc xay nhuyễn. Bỏ vào chảo, sao nhỏ lửa đến chín thì lấy ra, cho lên miếng vải mỏng, chườm ở vị trí đau vai gáy. Thực hiện đều đặn ngày 1 lần trước khi ngủ.
Chườm lá lốt với rượu sao nóng
Rượu trắng có công dụng làm nóng, thư giãn gân cơ, giúp lưu thông máu và giảm đau hiệu quả. Đặc biệt, khi kết hợp cùng lá lốt sẽ giúp các hoạt chất thẩm thấu qua da tốt hơn. Trong dân gian thường kết hợp hai nguyên liệu này để làm thành bài thuốc chữa đau vai gáy, bằng cách đem sao nóng và chườm trực tiếp lên vùng vai gáy bị đau.
Hướng dẫn thực hiện:
Chuẩn bị: 250g lá lốt tươi và 50ml rượu trắng.
Thực hiện:
-
Rửa sạch lá lốt và để ráo.
-
Giã nát lá lốt rồi trộn chung với rượu trắng, sau đó cho hỗn hợp vào chảo sao nóng.
-
Cho hỗn hợp đã sao nóng vào khăn mỏng và chườm trực tiếp lên vùng vai gáy bị đau.
Chườm lá lốt với rượu sao nóng giúp xoa dịu cơn đau vai gáy nhanh chóng
Xoa bóp chỗ đau với rượu lá lốt
Ngâm rượu với rễ cây lá lốt để xoa bóp lên vùng vai gáy đang bị đau cũng đem lại hiệu quả cao được nhiều người áp dụng. Rượu lá lốt có công dụng giảm tình trạng đau mỏi vai gáy, tăng cường tuần hoàn máu và giúp thư giãn gân cơ.
Hướng dẫn thực hiện:
Chuẩn bị: 300g rễ cây lá lốt tươi và 1 lít rượu trắng 40 – 50 độ.
Thực hiện:
-
Rửa sạch rễ cây lá lốt rồi để cho ráo nước.
-
Cho rễ cây lá lốt vào lọ thuỷ tinh và đổ ngập rượu trắng lên.
-
Đậy kín nắp lọ thuỷ tinh và ngâm trong khoảng 1 tháng ở nơi thoáng mát, sau đó đem ra sử dụng.
-
Mỗi lần dùng, lấy ra một lượng vừa đủ rồi xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng vai gáy bị đau trong vòng 5 – 10 phút.
Thực tế, mẹo chữa đau vai gáy bằng lá lốt và rượu sẽ cho thấy hiệu quả nhanh chóng. Nhưng chỉ nên sử dụng cho người đau vai gáy nhẹ. Tránh dùng cho người có làn da mẫn cảm, quá mỏng hoặc đang có bệnh về da liễu, vì rượu có tính nóng, có thể gây rát, bỏng, thậm chí loét da
Bài thuốc chữa đau vai gáy bằng lá lốt + ngải cứu + giấm gạo
Trong ngải cứu có chứa nhiều hoạt chất có dược tính cao như: Cineol, Atemose, Sitosterol, Thujone và Dehydromatricaria ester. Các dược tính có trong ngải cứu có tác dụng giúp giảm sưng, ngăn ngừa tình trạng viêm và giảm đau hiệu quả. Hiệu quả giảm đau vai gáy sẽ tăng lên nếu kết hợp ngải cứu với lá lốt và giấm gạo.
Hướng dẫn thực hiện:
Chuẩn bị: 250g lá lốt tươi, 250g ngải cứu tươi và 50ml giấm gạo.
Thực hiện:
-
Rửa sạch lá lốt và ngải cứu rồi để cho ráo nước.
-
Sau đó, cho hai nguyên liệu vào cối giã sơ qua.
-
Cho hỗn hợp vào chảo rồi trộn cùng với giấm gạo và sao nóng, sau đó dùng khăn mỏng bọc lại, chườm lên vị trí vai gáy bị đau trong vòng 15 – 20 phút.
-
Người bệnh nên thực hiện phương pháp này liên tục 1 – 2 lần/ngày để đạt hiệu quả cao.
Bài thuốc từ lá lốt, ngải cứu và giấm gạo có tác dụng giảm sưng, ngăn ngừa các phản ứng viêm và giảm đau vai gáy hiệu quả
Uống nước sắc lá lốt
Uống nước sắc lá lốt giúp mạnh cốt, cường gân và mang lại nhiều công dụng tốt trong việc điều trị đau vai gáy như tăng cường lưu thông máu, giảm sưng viêm, cải thiện đau nhức xương khớp đặc biệt là khi trời lạnh.
Hướng dẫn thực hiện:
Chuẩn bị: 20 – 30g lá lốt tươi.
Thực hiện:
-
Ngâm lá lốt trong nước muối loãng trong vòng 10 phút.
-
Sau đó rửa sạch lá lốt lại nhiều lần rồi để ráo nước.
-
Thái nhỏ lá lốt và cho vào nồi đun sôi cùng với 500ml nước trong vòng 5 phút.
-
Chắt nước, bỏ phần bã và chia nước thuốc ra làm 3 phần rồi uống ngay trong ngày.
-
Người bệnh nên áp dụng đều đặn đến khi cơn đau vai gáy thuyên giảm.
Ăn các món từ lá lốt
Lá lốt là một loại rau gia vị quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Vì vậy, dùng lá lốt để chế biến thành các món ăn cũng là một trong những mẹo hỗ trợ điều trị bệnh đau vai gáy đơn giản mà hiệu quả.
Có thể tham khảo một số món ăn từ lá lốt dành cho người bị đau vai gáy dưới đây:
- Cháo lá lốt
Chuẩn bị:
-
50g lá lốt tươi.
-
200g gạo tẻ.
-
100g thịt heo băm nhuyễn.
Cách chế biến:
-
Rửa sạch lá lốt với nước muối loãng, để ráo nước rồi thái nhỏ.
-
Vo sạch gạo và cho vào nồi cùng 1 lít nước, ninh nhừ.
-
Khi gạo nở mềm, cho thịt băm vào ninh thêm đến khi nào thịt chín thì nêm nếm theo khẩu vị, rồi cho lá lốt vào sau cùng.
-
Đảo đều chờ cháo sôi trở lại thì tắt bếp, chia cháo thành 2 phần và ăn ngay trong ngày.
-
Người bệnh nên thưởng thức khi cháo còn ấm nóng.
- Chả lá lốt
Chuẩn bị:
-
15 – 20 lá lốt tươi.
-
300g thịt heo nạc hoặc thịt ba chỉ.
-
Hành lá và các gia vị cần thiết theo khẩu vị.
Cách chế biến:
-
Rửa sạch lá lốt với nước muối loãng và để ráo nước, nên cẩn thận tránh làm rách lá.
-
Thịt rửa sạch, để ráo nước rồi đem xay nhỏ.
-
Rửa sạch hành lá, thái nhỏ cho vào thịt đã xay.
-
Nêm nếm gia vị theo khẩu vị rồi trộn đều hỗn hợp lên.
-
Cho một lượng thịt vừa đủ vào giữa lá lốt, cuộn lại, đem rán.
-
Vớt chả lá lốt để vào đĩa có giấy thấm dầu, rồi bày ra đĩa và thưởng thức như món ăn cơm bình thường hàng ngày.
Chả lá lốt là mẹo hỗ trợ điều trị bệnh đau vai gáy đơn giản mà hiệu quả
Lưu ý khi dùng lá lốt điều trị đau vai gáy
Để các mẹo chữa đau vai gáy bằng lá lốt đem lại hiệu quả tốt nhất, cần chú ý một số vấn đề sau:
-
Các cách chữa đau vai gáy từ lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không nên quá lạm dụng hoặc dùng để thay thế cho các phương pháp điều trị mà bác sĩ đã chỉ định.
-
Lá lốt là dược liệu tự nhiên nên có tác dụng chậm, cần kiên trì trong thời gian dài mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
-
Lá lốt có tính nóng, không nên sử dụng nếu bị táo bón, nóng trong người hoặc bị nhiệt miệng.
-
Phụ nữ đang cho con bú cần cẩn trọng khi sử dụng.
-
Nếu có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, nổi mề đay… khi sử dụng thì hãy dừng lại ngay lập tức và đi thăm khám tại các cơ sở y tế.
-
Người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp, nhất là chú trọng các hoạt động thể dục mỗi ngày.
Kiên trì áp dụng các bài thuốc từ lá lốt trong thời gian dài có thể làm giảm mức độ đau nhức và cải thiện khả năng vận động của vùng cổ vai gáy.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và có hiệu quả khi bệnh mới khởi phát, cơn đau vai gáy còn ở mức độ nhẹ và vừa. Trường hợp, người bệnh bị đau vai gáy đã lâu ngày, có dấu hiệu đau dữ dội và dai dẳng nên thăm khám tại các cơ sở y tế để có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.
Kết hợp cùng chế phẩm từ sò vẹm xanh giúp giảm đau hiệu quả hơn
Bên cạnh, các ưu điểm của mẹo chữa đau vai gáy bằng lá lốt thì cũng còn tồn tại nhiều nhược điểm như tốn thời gian thực hiện mà hiệu quả mang lại chậm. Bởi vậy, hiện nay nhiều người lựa chọn biện pháp đơn giản hơn là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, được bào chế với công nghệ hiện đại dạng viên nén tiện dùng. Đó chính là sản phẩm chứa dầu vẹm xanh vừ giúp bổ sung dưỡng chất hữu cơ cần thiết cho cột sống chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và giảm đau, kháng viêm hiệu quả.
Theo nghiên cứu từ năm 2012 đã được đăng tải trên trang thông tin khoa học Pubmed: “Vẹm xanh giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức của các bệnh lý về xương khớp và giúp tăng cường, khôi phục khả năng vận động”.
Dầu vẹm xanh chứa một số thành phần có hoạt tính sinh học cao như các chất chống viêm tự nhiên, omega 3, omega 6, canxi, glucosamine, các vitamin, magie… giúp giảm đau, chống viêm, cải thiện tốt tình trạng đau vai gáy. Đặc biệt khi được kết hợp cùng một số thảo dược quý như nhũ hương, thiên niên kiện giúp ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng đau cổ vai gáy, đau xương khớp hiệu quả hơn. Đồng thời, bổ sung các dưỡng chất quan trọng giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi của bệnh.
Chế phẩm từ dầu vẹm xanh kết hợp với nhũ hương, thiên niên kiện giúp giảm triệu chứng đau vai gáy nhanh chóng và hiệu quả
Qua đó có thể thấy, các mẹo chữa đau vai gáy bằng lá lốt giúp cải thiện tình trạng đau vai gáy một cách an toàn. Tuy nhiên, phương pháp này mang lại hiệu quả chậm và chỉ đáp ứng khi bệnh đang ở mức độ nhẹ, mới khởi phát. Người bệnh có thể tham khảo phương pháp hỗ trợ điều trị đau vai gáy bằng chế phẩm từ dầu vẹm xanh kết hợp với thiên niên kiện và nhũ hương giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng mà hiệu quả mang lại cao.
Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn về tình trạng bệnh của bạn, hãy để lại lời nhắn ở mục phản hồi dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất!