Bị đau nhức từ mông xuống bắp chân là bệnh gì? Cách chữa trị hiệu quả

Bị đau nhức từ mông xuống bắp chân là tình trạng khá phổ biến hiện nay và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người mắc. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị tình trạng đau từ mông xuống bắp chân ra sao để đạt hiệu quả tốt nhất? Hãy đi tìm lời giải đáp cho các thắc mắc trên trong bài viết sau đây nhé!

Đau nhức từ vùng mông đến bắp chân là bị gì?

Đau nhức từ mông xuống bắp chân trái hoặc phải là tình trạng cơn đau xuất phát từ lưng dưới gần mông, hông rồi chạy dọc theo dây thần kinh xuống bắp chân. 

Đau từ mông xuống chân thường có một số đặc điểm như: Ban đầu đau nhẹ, sau đó nghiêm trọng dần; đau âm ỉ hoặc ngắt quãng, đôi khi nhói lên; đau từ lưng dưới và mông rồi lan rộng xuống bắp chân, bàn chân; cơn đau được cải thiện khi người bệnh xoa bóp, nghỉ ngơi và tăng lên khi đi lại, vận động, lên xuống cầu thang, đi lại, vận động khó khăn,... Trong trường hợp nặng, người bệnh còn bị mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang.

Đau nhức từ mông xuống bắp chân không phải tình trạng hiếm gặp

Đau nhức từ mông xuống bắp chân không phải tình trạng hiếm gặp

Nguyên nhân gây đau nhức từ mông xuống bắp chân 

Đau nhức từ mông xuống bắp chân có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:

Bệnh đau dây thần kinh tọa 

Theo thống kê, 80% đau nhức từ mông xuống bắp chân trái, phải là triệu chứng của bệnh liên quan đến dây thần kinh tọa. Các cơn đau có thể âm ỉ hoặc ngắt quãng, đôi khi nhói lên như điện giật. 

Dây thần kinh tọa có chiều dài và dày nhất của cơ thể người. Chúng bắt đầu từ thắt lưng, kéo qua mông xuống bắp chân và bàn chân. Bởi vậy, đau dây thần kinh tọa là nguyên nhân chủ yếu gây ra đau nhức từ mông xuống bắp chân phải - trái. Khi dây thần kinh này bị tổn thương, vùng lưng, mông và chân sẽ bị đau nhức, tê bì, châm chích. Cơn đau tăng khi lên xuống cầu thang, đi lại, vận động, cúi xuống hoặc khom người.

Bị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng cũng gây ra đau nhức từ mông xuống bắp chân. Điều này là do đĩa đệm bị thoát vị khiến bao xơ bị rách, nhân nhầy thoát ra và chèn ép lên hệ thống rễ dây thần kinh, gây đau nhức.
Thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh là nguyên nhân hàng đầu gây đau từ mông xuống bắp chân

Thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh là nguyên nhân hàng đầu gây đau từ mông xuống bắp chân

Bệnh thoái hóa đốt sống thắt lưng

Thoái hóa đốt sống thắt lưng khiến, sụn khớp bị mòn, đĩa đệm đàn hồi kém. Điều này khiến cho xương đốt sống dần bị tổn thương do cọ xát mỗi khi cử động. Lúc này, tế bào xương phát triển nhanh để bù đắp, lâu dần hình thành gai cột sống chèn ép lên dây thần kinh tọa gây viêm và đau nhức.

Viêm khớp vùng chậu 

Viêm khớp vùng chậu ít gặp hơn các nguyên nhân đã nêu trên. Bệnh lý này thường xảy ra ở khớp xương cùng, gây đau ở mông và lưng dưới. Trong một số trường hợp, cơn đau lan rộng đến háng, bắp chân, bàn chân, gây khó khăn cho quá trình vận động.

Hội chứng cơ hình lê

Hội chứng cơ hình lê là một rối loạn thần kinh do cơ hình lê gặp trục trặc và chèn ép vào dây thần kinh tọa gây đau nhức từ mông xuống bắp chân đi kèm cảm giác tê bì, ngứa ran, đau cơ mông, đứng lên ngồi xuống khó khăn.

Chấn thương gân kheo

Cơ gân kheo nằm ở mặt sau đùi, có tác dụng hỗ trợ gập gối. Khi cơ gân kheo bị chấn thương sẽ gây ra đau nhức từ mông xuống đầu gối, bắp chân, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể.

Chấn thương khác 

Một số chấn thương trong quá trình lao động, chơi thể thao có thể gây tổn thương dây thần kinh tọa, dẫn đến đau nhức từ mông xuống bắp chân.

Chấn thương khi chơi thể thao cũng có thể gây đau nhức, tê bì vùng mông đến bắp chân

Chấn thương khi chơi thể thao cũng có thể gây đau nhức, tê bì vùng mông đến bắp chân

Đau nhức từ mông xuống bắp chân trái nguy hiểm như thế nào?

Đau nhức từ mông xuống bắp chân trái có xu hướng trẻ hóa, một số trường hợp chỉ gần 30 tuổi đã gặp phải cơn đau nhức từ mông xuống bắp chân trái, ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống. Nếu không có biện pháp điều trị sớm, đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

- Giảm hoặc mất khả năng vận động.

 - Yếu cơ, teo cơ.

- Mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột.

- Bại liệt.

Các phương pháp chẩn đoán đau nhức từ mông xuống bắp chân

Để chẩn đoán nguyên nhân đau nhức từ mông xuống bắp chân một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử chấn thương, bệnh lý, khám lâm sàng thông qua các triệu chứng.

Ngoài ra, người bệnh có thể sẽ được yêu cầu chụp X-quang, cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT), điện cơ đồ, xét nghiệm đo tốc độ dẫn truyền thần kinh.

Các cách chữa trị khi bị đau nhức từ mông xuống bắp chân hiệu quả

Để chữa trị đau từ mông xuống bắp chân hiệu quả, người bệnh có thể đồng thời áp dụng các biện pháp sau:

Tự giảm đau tại nhà

- Chườm lạnh: Thường được áp dụng khi người bị đau do chấn thương, việc này sẽ giúp giảm đau, viêm và hạn chế bầm tím. Hãy bọc một ít đá vào túi hoặc khăn rồi chườm lên vùng đau nhức, lặp lại từ 4-6 giờ trong 3 ngày đầu để có kết quả tốt nhất.

Chườm lạnh giúp giảm đau từ mông xuống bắp chân hiệu quả

Chườm lạnh giúp giảm đau từ mông xuống bắp chân hiệu quả

- Chườm ấm: Thường dùng cho người bị đau từ mông xuống bắp chân do các bệnh lý cột sống. Biện pháp này sẽ giúp làm dịu cảm giác đau nhức, giảm viêm, tăng cường lưu thông máu. Ngoài ra, việc này còn giúp các cơ vùng thắt lưng, chân được thư giãn, khả năng vận động tốt hơn. Bạn có thể dùng khăn ấm hoặc chai thủy tính chứa nước ấm, túi chườm lăn đều từ thắt lưng xuống bắp chân. Áp dụng liên tục 20 phút/lần x 4 lần/ngày.

- Xoa bóp massage: Xoa bóp được coi là biện pháp giảm đau nhanh và hiệu quả, phù hợp với người bị đau nhức từ mông xuống bắp chân trái, phải. Biện pháp này giúp đả thông kinh mạch, khí huyết lưu thông tốt, hỗ trợ giải nén dây thần kinh, tán huyết ứ, giảm tê bì và đau nhức. Đồng thời giúp thư giãn cơ và các khớp xương, cải thiện tình trạng căng cơ, cứng khớp, tăng khả năng vận động và tính linh hoạt. Nên xoa bóp mỗi ngày 2 lần để cải thiện triệu chứng nhanh hơn.

- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Điều chỉnh thời gian lao động, nghỉ ngơi hợp lý giúp cột sống không bị quá tải, giảm áp lực cho đĩa đệm, giảm sự chèn ép lên dây thần kinh tọa, từ đó cải thiện đau nhức từ mông xuống bắp chân trái, phải hiệu quả. Lưu ý, cũng không nên nghiêng về bên trái hoặc phải quá lâu.

Nghỉ ngơi giúp giảm đau nhức hiệu quả

Nghỉ ngơi giúp giảm đau nhức hiệu quả

- Thuốc giảm đau, giãn cơ: Với những trường hợp đau nhức từ mông xuống bắp chân trái, phải mức độ trung bình hoặc nặng thì có thể áp dụng biện pháp dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ tây y:

+ Paracetamol: Là thuốc giảm đau thông thường, thường dùng cho trường hợp đau ở mức độ trung bình. Trường hợp nặng hơn có thể kết hợp với codein, tramadol,...

+ Chống viêm không steroid (ibuprofen, naproxen…): Thường được kết hợp với thuốc giảm đau để điều trị các cơn đau nhức ở mức độ trung bình, nặng.

+ Thuốc giãn cơ (tolperisone, eperisone): Nếu tình trạng đau nhức từ mông xuống bắp chân trái, phải kèm theo căng cơ thì nên sử dụng thêm thuốc giãn cơ, giảm co cứng và giảm đau.

+ Thuốc giảm đau thần kinh (gabapentin): Đây là thuốc điều trị đau thần kinh tọa khá phổ biến. Gabapentin có tác dụng giảm đau do dây thần kinh bị chèn ép, phòng ngừa và điều trị hội chứng chân không yên, động kinh…

+ Corticosteroid: Thường được dùng trong các trường hợp nặng, giúp chống viêm mạnh và giảm đau nhanh.

- Kết hợp vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu thường được sử dụng kết hợp với thuốc hoặc dùng sau phẫu thuật để phục hồi chức năng vận động cho người bị đau nhức từ mông xuống bắp chân phải, trái. Các phương pháp thường được áp dụng là bài tập vật lý trị liệu, chiếu tia hồng ngoại, sử dụng nhiệt…

- Tắm với nước ấm: Nước ấm sẽ giúp thư giãn các cơ trên cơ thể bạn, từ đó giúp giảm đau, giảm căng thẳng do cơ phải làm việc, luyện tập sau một ngày dài. Ngoài ra, tắm nước ấm giống như một liệu pháp massage toàn thân, giúp cơ thể ngủ ngon hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tắm với nước ấm giúp cơ thể thư giãn, giảm đau, ngủ ngon hơn

Tắm với nước ấm giúp cơ thể thư giãn, giảm đau, ngủ ngon hơn

Giảm đau hiệu quả với các thực phẩm chăm sóc sức khỏe

Bên cạnh các giải pháp giảm đau từ mông xuống bắp chân ở trên, nhiều người bệnh hiện nay có xu hướng kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược chăm sóc sức khỏe để nâng cao hiệu quả điều trị, ngăn ngừa tái phát tốt hơn. Dưới đây là một số sản phẩm được nhiều chuyên gia đánh giá cao và người bệnh tin dùng:

- Cốt Thoái Vương:

Cốt Thoái Vương là sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên như: Dầu vẹm xanh, nhũ hương, thiên niên kiện, glycine, các loại vitamin (B1, B2, K2), canxi, magie giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho khớp, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm do thoái hóa khớp, đau nhức khớp do khô khớp, tăng cường sức khỏe của xương khớp. Thích hợp với người bị thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp. 

Đặc biệt, Cốt Thoái Vương đã được nghiên cứu tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Trường Đại học Y Hà Nội cho thấy giúp cải thiện tình trạng đau thắt lưng, đau thần kinh tọa ở người bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Sản phẩm không gây tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài mà không gây tương tác thuốc, thực phẩm,...

Cốt Thoái Vương là sự lựa chọn tin cậy của nhiều người bị bệnh về cột sống

Cốt Thoái Vương là sự lựa chọn tin cậy của nhiều người bị bệnh về cột sống

- Hoạt huyết Phục cốt hoàn: 

Hoạt huyết Phục cốt hoàn là sản phẩm thảo dược với các thành phần như: Hầu vĩ tóc, na rừng, hy thiêm, gối hạc, hoàng cầm, quế chi,... có tác dụng cải thiện cảm giác đau, tê bì trong các bệnh lý xương khớp như đau khớp, đau dây thần kinh tọa, thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, sản phẩm còn bổ sung chất nhầy dịch khớp, hỗ trợ quá trình tái tạo sụn khớp, giúp xương khớp vận động linh hoạt. 

Sản phẩm Hoạt huyết Phục cốt hoàn

Sản phẩm Hoạt huyết Phục cốt hoàn

- Jex Max: 

Jex Max là sản phẩm được sản xuất tại Mỹ với công dụng hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp với thành phần đa dạng các hoạt chất thiên nhiên. Đồng thời, sản phẩm còn hỗ trợ, nâng cao sức khỏe sụn khớp và xương dưới sụn, mang đến sự linh hoạt, dẻo dai cho xương khớp.

Viên uống xương khớp Jex Max

Viên uống xương khớp Jex Max

- Glucosamine Orihiro:

Glucosamine Orihiro là sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp của Nhật Bản. Sản phẩm bổ sung glucosamine cho các sụn khớp; giảm đau nhức trong các bệnh lý xương khớp; tăng chất nhờn và dịch nhầy giúp xương khớp vận động linh hoạt.

Sản phẩm Glucosamine Orihiro

Sản phẩm Glucosamine Orihiro

Phẫu thuật với những tình trạng nặng

Trong nhiều trường hợp, người bị đau nhức từ mông xuống bắp chân sẽ được chỉ định phẫu thuật khi:

- Dây thần kinh bị chèn ép, tổn thương nghiêm trọng.

- Đau nhức nghiêm trọng, kéo dài trên 3 tháng.

- Các phương pháp điều trị nội khoa khác không đạt được hiệu quả như mong muốn.

- Đĩa đệm tổn thương nghiêm trọng không thể phục hồi.

- Gai cột sống có kích thước lớn.

Dựa vào mức độ cụ thể, người bệnh có thể được mổ nội soi hoặc mổ hở. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng xuất huyết, cục máu đông,...

Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị khi bị đau nhức từ mông xuống bắp chân hiệu quả. Nếu có thắc mắc khác cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận phía dưới bài viết bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/piriformis-syndrome

https://www.medicalnewstoday.com/articles/318587

https://www.webmd.com/back-pain/ss/slideshow-visual-guide-to-sciatica