Bệnh đau dây thần kinh tọa gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Dấu hiệu đau dây thần kinh tọa rất dễ nhận biết qua một số triệu chứng lâm sàng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu dây thần kinh tọa nằm ở đâu? Các nguyên nhân, dấu hiệu của chứng đau thần kinh tọa, từ đó lựa chọn cách điều trị đúng đắn nhé!
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, nối từ phần thắt lưng đến đầu các ngón chân. Có hai dây thần kinh tọa trái và phải, có chức năng chi phối cảm giác vận động và hỗ trợ nuôi dưỡng các bộ phận mà nó đi qua trong cơ thể.
Đau dây thần kinh tọa là gì?
Bệnh đau dây thần kinh tọa (Sciatica pain) còn được gọi là đau thần kinh hông to, có biểu hiện đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa từ cột sống thắt lưng lan rộng xuống đùi, cẳng chân và các ngón chân. Tùy vào vị trí tổn thương của dây thần kinh mà hướng lan của các cơn đau sẽ khác nhau. Thông thường, người bệnh chỉ đau dây thần kinh tọa ở một bên, hiếm khi đau cả hai bên.
Đau dây thần kinh tọa có biểu hiện đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa từ cột sống thắt lưng lan rộng xuống đùi, cẳng chân và các ngón chân
Bị đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không?
Đau dây thần kinh tọa không nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị dứt điểm sẽ gây ra một số biến chứng như: Teo cơ, cứng cột sống, suy giảm chức năng của bàng quang, thậm chí bại liệt vĩnh viễn.
Hầu hết các trường hợp bệnh đau dây thần kinh toạ mới xuất hiện đều được điều trị khỏi mà không cần phẫu thuật. Còn trường hợp đau thần kinh tọa nghiêm trọng đã có biến chứng thì cần phải phẫu thuật để làm giảm các triệu chứng đau.
Đối tượng có khả năng bị đau dây thần kinh tọa
Các nghiên cứu năm 2011 cho thấy, tỷ lệ nữ bị đau dây thần kinh tọa cao hơn nam, thường gặp ở lứa tuổi lao động từ 30 – 50 tuổi. Đau dây thần kinh tọa có nguy cơ cao xảy ra ở các đối tượng sau:
-
Thừa cân, béo phì: Khi trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ tạo áp lực lên cột sống khiến cột sống bị tổn thương, lâu ngày có thể gây ra một số bệnh lý cột sống, trong đó có đau thần kinh tọa.
-
Lao động nặng: Người làm các công việc thường xuyên phải xoay lưng hoặc khuân vác nặng sẽ gây ảnh hưởng lên vùng cột sống và dây thần kinh tọa ở thắt lưng.
-
Ngồi tại chỗ quá lâu: Những người có thói quen ngồi tại chỗ quá lâu hoặc người làm văn phòng, ít vận động thường có khả năng cao mắc bệnh đau thần kinh tọa.
-
Bệnh đái tháo đường: Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị tổn hại dây thần kinh cao hơn người bình thường.
Người lao động nặng trong thời gian dài dễ bị đau dây thần kinh tọa
Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến như:
-
Thoát vị đĩa đệm: Đây là một trong các nguyên nhân đau dây thần kinh tọa phổ biến nhất. Khi nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi bao xơ đè trực tiếp lên dây thần kinh tọa khiến cơ quan này bị tổn thương. Thông thường, người bị thoát vị đĩa đệm tại vị trí L5S1 và L4L5 có nguy cơ đau thần kinh tọa cao hơn.
-
Các bệnh lý về cột sống: Hẹp ống sống, viêm đĩa đệm cột sống, thoái hoá cột sống, tổn thương thân đốt sống… là một số nguyên nhân có nguy cơ dẫn đến đau thần kinh tọa.
-
Chấn thương cột sống thắt lưng: Các chấn thương tại vùng thắt lưng nếu không được chữa trị triệt để có thể gây đau thần kinh tọa.
-
Thói quen sinh hoạt không tốt: Thường xuyên đi giày cao gót, tập luyện thể thao không đúng cách, ngồi quá lâu và sai tư thế… là các nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa.
- Tuổi tác cao và lao động nặng cũng là nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa.
Thường xuyên ngồi làm việc quá lâu và ngồi sai tư thế là một trong các nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa
Dấu hiệu đau dây thần kinh tọa phổ biến
Một số triệu chứng đau dây thần kinh tọa thường gặp gồm:
-
Đau nhức tại các vị trí có dây thần kinh tọa đi qua: Tuỳ vị trí bị tổn thương mà sẽ có các biểu hiện lâm sàng khác nhau như: Tổn thương tại rễ thần kinh L4 cơn đau sẽ lan đến khoeo chân, còn trường hợp tổn thương tại rễ thần kinh L5 cơn đau sẽ lan xuống lòng bàn chân và các ngón chân.
-
Có cảm giác đau tại vùng cột sống thắt lưng: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh đau thần kinh tọa. Cơn đau lan tỏa từ vùng thắt lưng đến mông và kéo dài xuống phía sau chân.
-
Cường độ đau thất thường: Người bệnh sẽ gặp các cơn đau khác nhau, từ âm ỉ đến dữ dội hoặc sẽ có cảm giác như một cú giật. Cơn đau sẽ tăng lên khi người bệnh di chuyển hoặc vận động sinh hoạt như cúi, gập người, hắt hơi…
-
Tê, ngứa ran hoặc yếu cơ: Người bị đau dây thần kinh tọa thường có cảm giác tê ngứa và yếu cơ chân tay, gây bất tiện trong sinh hoạt.
Đau thần kinh tọa khi nào nên thăm khám bác sĩ?
Triệu chứng đau thần kinh tọa ở mức độ nhẹ sẽ tự hết nếu được chăm sóc tốt tại nhà. Nên thăm khám bác sĩ khi các biện pháp chăm sóc tại nhà không hiệu quả, làm cho cơn đau có diễn biến nghiêm trọng hơn, cụ thể:
-
Có cảm giác đau đột ngột và dữ dội tại lưng hoặc chân, tê ngứa hoặc yếu cơ ở chân.
-
Không tự chủ được ruột và bàng quang.
-
Đau đớn nghiêm trọng khi bị chấn thương, chẳng hạn như tai nạn giao thông.
Cảm giác đau đớn dữ dội thì nên đi thăm khám bác sĩ ngay
4 Phương pháp chẩn đoán bệnh đau thần kinh tọa
Chẩn đoán bệnh đau thần kinh tọa dựa vào các triệu chứng lâm sàng và một số nghiệm pháp hỗ trợ chẩn đoán như: Nghiệm pháp Lasègue, hệ thống xác định điểm đau Valleix, phản xạ của gân và xương…
Sau đó, người bệnh sẽ được chẩn đoán cận lâm sàng bằng một số biện pháp như:
-
Chụp X – quang được chỉ định trong các trường hợp X – quang thường quy bình thường, hoặc có triệu chứng bị trượt đốt sống, thoái hoá cột sống thắt lưng.
-
Chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định chính xác vị trí và dạng tổn thương của khối thoát vị, mức độ thoát vị hoặc một số nguyên nhân ít gặp khác như khối u, viêm đĩa đệm…
-
Chụp CT cắt lớp được chỉ định khi người bệnh không có điều kiện để chụp MRI.
-
Điện cơ EMG giúp phát hiện và đánh giá các rễ thần kinh bị tổn thương.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp xác định chính xác vị trí và nguyên nhân đau dây thần kinh tọa
6 Cách điều trị chứng đau dây thần kinh tọa hiệu quả
Chữa trị chứng đau dây thần kinh tọa hiệu quả bằng 6 phương pháp sau:
Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng nội khoa
Thực hiện chế độ nghỉ ngơi lành mạnh như nằm giường êm, hạn chế khuân vác nặng, đứng hoặc ngồi quá lâu…
Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng dùng thuốc
-
Thuốc giảm đau như Paracetamol, Tramadol, Aspirin... thường được sử dụng nhưng cần có sự kê toa của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc giảm đau gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
-
Thuốc chống viêm không chứa Steroid: Một số loại thuốc kháng viêm thuộc nhóm NSAIDs như Naproxen, Ibuprofen, Celecoxib, Diclofenac…
-
Thuốc giãn cơ: Hai loại thuốc giãn cơ phổ biến được bác sĩ chỉ định để giúp làm giảm tình trạng co thắt ở cơ là Eperisone, Tolperisone.
-
Các loại thuốc vitamin B.
-
Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng giúp giảm đau.
Dùng thuốc để chữa đau dây thần kinh tọa ở chân
Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu
Sau khi cơn đau cấp tính được cải thiện, các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ lập chương trình phục hồi chức năng gồm các bài tập điều chỉnh tư thế, giúp cải thiện tính linh hoạt của xương khớp, giảm cơn đau thần kinh tọa. Các biện pháp vật lý trị liệu thông thường như:
-
Massage tại các vị trí bị đau nhức.
-
Thực hiện một số bài tập thể dục trị liệu cho cơ lưng và thắt lưng để cải thiện tính linh hoạt của cột sống.
-
Đeo đai lưng giúp giảm áp lực lên cột sống.
Điều trị đau dây thần kunh tọa bằng Massage
Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa khi các phương pháp chữa trị nội khoa thất bại hoặc có hiện tượng teo cơ và bị chèn ép nặng. Tuỳ vào nguyên nhân gây đau thần kinh tọa mà sẽ có các phương pháp phẫu thuật khác nhau. Hai phương pháp phẫu thuật thường gặp như:
-
Phẫu thuật lấy nhân đĩa đệm: Phương pháp này được chỉ định khi điều trị đau thần kinh toạ 3 tháng không có hiệu quả hoặc bị rối loạn cảm giác nặng, hạn chế vận động. Thủ thuật cắt bỏ một phần đĩa đệm bị thoát vị gây chèn ép lên dây thần kinh.
-
Phẫu thuật cắt cung phía sau đốt sống: Được chỉ định đối với trường hợp đau thần kinh tọa do hẹp ống sống. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ làm cho cột sống mất vững và khả năng tái phát cao.
Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng ngoại khoa
Điều trị đau dây thần kinh tọa hỗ trợ
Một số biện pháp điều trị hỗ trợ thông dụng như:
+ Chườm lạnh: Ban đầu khi cơn đau xuất hiện, dùng túi chườm lạnh đặt lên vùng bị đau khoảng 20 phút vài lần/ ngày.
+ Chườm nóng: Sau 2 – 3 ngày, sử dụng túi chườm nóng hoặc đèn nhiệt đặt lên vị trí đau 20 phút. Nếu cơn đau không giảm, người bệnh hãy thử chườm xen kẽ ấm và lạnh.
Chườm lạnh hoặc nóng vào chỗ đau dây thần kinh tọa
+ Châm cứu: Đây là phương pháp dùng kim châm điểm vào các huyệt trên cơ thể giúp cải thiện cơn đau. Tuy nhiên, phương pháp này có thể không hiệu quả ở một số người bệnh.
+ Nắn khớp xương: Nắn, điều chỉnh cột sống giúp khôi phục khả năng vận động, cải thiện các chức năng chuyển động của cột sống, nhưng không phù hợp để làm giảm cơn đau nhức.
+ Kết hợp dầu vẹm xanh: Kết hợp sản phẩm có chứa dầu vẹm xanh với các phương pháp điều trị khác giúp rút ngắn quá trình chữa trị đau thần kinh tọa rất hiệu quả được nhiều người bệnh tin dùng. Nhờ chứa các thành phần có hoạt tính sinh học cao như omega 3, các dưỡng chất và vitamin thiết yếu, axit béo không no, protein, canxi… chiết xuất từ dầu vẹm xanh đã mang lại một số công dụng hiệu nghiệm như:
-
Hỗ trợ làm giảm các cơn đau thần kinh tọa, đau thắt lưng.
-
Giúp phục hồi khả năng vận động nhanh chóng.
-
Ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt…
-
Bổ sung các dưỡng chất cần thiết để phòng ngừa nguy cơ thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm…
-
Giảm tỷ lệ tái phát bệnh.
Dầu vẹm xanh chứa nhiều khoáng chất và hoạt tính sinh học cao giúp hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả
Lưu ý phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa
Bệnh đau thần kinh tọa gây nhiều phiền toái và bất tiện cho người bệnh, vì vậy cần phải có các phương pháp phòng ngừa và ngăn tình trạng tái phát bệnh, ví dụ như:
-
Tập luyện thể thao và các bài tập thể dục đều đặn, đúng cách.
-
Ngồi đúng tư thế: Lựa chọn chỗ ngồi có chỗ dựa, tay vịn và chân đế xoay để lưng được thoải mái. Nên đặt gối hoặc khăn cuộn sau lưng giúp duy trì đường cong sinh học của cột sống.
-
Hạn chế vận động mạnh: Giảm thiểu các công việc lao động nặng như khuân vác, kéo hoặc đẩy vật nặng…
Đau dây thần kinh tọa không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng như bại liệt, teo cơ. Các dấu hiệu đau dây thần kinh tọa rất dễ nhận biết, cần phát hiện sớm để có phương pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả hơn. Trong đó, kết hợp điều trị bằng sản phẩm có chiết xuất từ dầu vẹm xanh giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm mà không gây tác dụng phụ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào bạn hãy để lại phản hồi dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất!
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sciatica/symptoms-causes/syc-20377435
https://www.spine-health.com/conditions/sciatica/types-sciatic-nerve-pain
https://www.webmd.com/back-pain/ss/slideshow-how-to-ease-sciatic-nerve-pain