Bỗng nhiên bị đau hông trái và tê chân trái ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động khiến nhiều người lo lắng. Vậy hiện tượng đau hông trái và tê chân trái là biểu hiện của bệnh gì? Cần làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé! Đừng bỏ lỡ!
Đau hông trái và tê chân trái là biểu hiện của bệnh gì?
Đau hông trái và tê chân trái là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về dây thần kinh tọa. Đây là dây thần kinh dài nhất và chi phối toàn bộ hoạt động của các chi dưới.
Khi dây thần kinh tọa bên trái bị tổn thương sẽ gây đau từ thắt lưng xuống chân trái, làm hạn chế vận động. Mà căn nguyên sâu xa khiến dây thần kinh tọa bị tổn thương đó chính là do bệnh lý tại cột sống như: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống chèn ép lên dây thần kinh này và gây đau nhức từ mông xuống bắp chân trái. Cụ thể là:
Đau dây thần kinh tọa
Theo các thống kê, 80% số người bị đau dây thần kinh chân trái với biểu hiện đau hông trái và tê chân trái là do đau dây thần kinh tọa gây ra. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể bắt đầu từ vùng thắt lưng ở bên hông, sau đó trải dài qua hông, sau đùi, 2 bắp chân sau và đến tận nơi từng ngón chân, kẽ chân. Có 2 dây thần kinh tọa bên trái và phải. Vì vậy, khi dây thần kinh tọa bên nào bị chèn ép thì các cơn đau sẽ xuất hiện dọc theo đường đi của dây thần kinh đó. Ví dụ dây thần kinh tọa bên trái bị chèn ép sẽ gây đau hông trái và tê chân trái.
Người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải các cơn đau từ thắt lưng xuống chân trái, tê bì khiến việc cử động của chân trái gặp nhiều khó khăn, dễ vấp ngã.
Đau hông trái và tê chân trái là biểu hiện của dây thần kinh tọa bị chèn ép
Hiện tượng đau nhức từ mông xuống bắp chân trái sẽ ngày càng dữ dội và nghiêm trọng hơn nếu dây thần kinh tọa bị chèn ép nhiều cũng như không có hướng điều trị sớm, đúng cách.
Nguyên nhân gây sâu xa khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép, gây đau hông trái và tê bì chân trái được cho là do các bệnh lý:
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép, gây đau từ thắt lưng xuống chân trái, phải. Khi đĩa đệm bị rách, vỡ sẽ làm nhân keo bên trong đĩa đệm tràn ra ngoài và chèn lên dây thần kinh tọa. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, nhưng để chèn ép lên dây thần kinh tọa thì thường xảy ra ở đốt sống L4 - L5. Đau nhức từ mông xuống bắp chân do thoát vị đĩa đệm sẽ gây ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động của người bệnh. Nếu các cơn đau từ thắt lưng xuống chân trái không được can thiệp và xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn vận động, rối loạn cảm giác ở 2 chân, liệt các chi,…
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng chèn ép rễ dây thần kinh gây đau lan xuống hông, chân
Gai đốt sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng lâu ngày sẽ dẫn đến sự hình thành các gai xương mọc chồi ra ngoài. Nếu gai xương xuất hiện ở vị trí L4 - L5 sẽ chọc vào dây thần kinh tọa và gây đau nhức dây thần kinh bên trái hoặc phải. Nếu gai xương này chọc vào dây thần kinh tọa bên trái, người bệnh sẽ thường xuyên bị đau hông trái và tê chân trái, khiến việc vận động trở nên khó khăn.
Gai đốt sống thắt lưng cũng là nguyên nhân gây đau hông trái và tê chân trái thường gặp
Cần làm gì khi bị đau hông trái và tê chân trái?
Tình trạng đau hông trái và tê chân trái sẽ ngày càng diễn biến xấu nếu không có biện pháp điều trị sớm, hiệu quả. Người bệnh sẽ có biểu hiện tê cứng, mỏi cơ, đau buốt cột sống cực độ, gây hạn chế hay thậm chí là mất khả năng vận động. Bởi vậy, ngay khi có biểu hiện đau hông trái và tê chân trái, người bệnh cần xử trí càng sớm càng tốt. Cụ thể là:
-
Tránh mang vác nặng, làm việc hay luyện tập thể dục thể thao quá sức.
-
Tránh giữ nguyên 1 tư thế trong thời gian dài, nên thay đổi tư thế thường xuyên hoặc tập một vài động tác đơn giản sau mỗi 1 giờ đồng hồ.
-
Không thay đổi tư thế đột ngột.
-
Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh bị căng thẳng, áp lực, stress quá mức.
-
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, vitamin, chất xơ giúp xương chắc khỏe, dẻo dai.
-
Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ uống chứa cồn như bia, rượu.
-
Luyện tập thể dục thể thao khoa học, đều đặn để giúp xương khớp được thư giãn và tăng cường độ dẻo dai, linh hoạt.
-
Với trường hợp cơn đau nghiêm trọng hơn, có thể sử dụng các thuốc tây y điều trị triệu chứng: Dùng thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ,... kết hợp với thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm.
-
Nên phối hợp các biện pháp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
-
Vật lý trị liệu: Áp dụng các bài tập thể dục, xoa bóp, kéo nắn, chiếu hồng ngoại, chườm nóng,...
-
Điều trị ngoại khoa: Áp dụng khi điều trị bằng phương pháp nội khoa không hiệu quả hoặc có nguy cơ liệt. Phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ khối nhân nhầy chèn ép hoặc thay thế bằng một đĩa đệm nhân tạo hay loại bỏ gai xương. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro trong và sau phẫu thuật, hơn nữa, cũng không thể ngăn chặn bệnh tái phát.
Vật lý trị liệu giúp giảm đau hông trái và tê chân trái
Tình trạng đau hông trái và tê chân trái có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe cũng như công việc của người bệnh. Bởi vậy, ngay khi có những biểu hiện bất thường, người bệnh cần có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt.