12 Cách chữa đau dây thần kinh tọa đơn giản tại nhà

Nhiều cách chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà như: Xoa bóp, bấm huyệt, chườm nóng, chườm lạnh, tập thể dục,... được nhiều người tin tưởng áp dụng. Vậy tác dụng của các biện pháp này ra sao, có lưu ý gì khi thực hiện không? Đọc ngay bài viết dưới đây để biết ngay bệnh đau dây thần kinh tọa và cách chữa trị hay nhất.

12 Cách chữa đau dây thần kinh tọa an toàn, hiệu quả tại nhà

Đau dây thần kinh tọa (đau dây thần kinh hông to) là bệnh lý cột sống gây ra bởi sự chèn ép rễ dây thần kinh tọa. Việc này gây ra các cơn đau dọc vùng thắt lưng lan xuống hông, mặt ngoài của đùi, cẳng chân, bàn chân và ngón chân. Có nhiều cách chữa đau dây thần kinh tọa, trong đó một số biện pháp có thể thực hiện tại nhà mà lại mang đến kết quả tốt như: Xoa bóp, bấm huyệt, chườm nóng, chườm lạnh, tắm với nước ấm, thay đổi tư thế ngủ,...

Xoa bóp, bấm huyệt

Cách điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa bằng xoa bóp, bấm huyệt từ lâu đã được nhiều người tin tưởng thực hiện. Bấm huyệt trị đau vùng thắt lưng là biện pháp tác động trực tiếp vào hệ thống huyệt đạo ở cột sống lưng, xương lưng và các huyệt đạo liên quan. Xoa bóp, bấm huyệt đem lại nhiều lợi ích trong việc điều trị đau dây thần kinh tọa cấp và mạn tính như:

  • Giãn mạch, tăng cường lưu thông khí huyết, giảm viêm, giảm phù nề.

  • Giãn cơ, giãn dây chằng, giảm áp lực lên cột sống.

  • Thư giãn thần kinh.

Đây là biện pháp đem lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, lại đơn giản và dễ thực hiện nên bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý, việc bấm huyệt nên được tiến hành bởi những người có kinh nghiệm do việc xác định sai huyệt đạo đôi khi không những không giảm đau mà còn làm cho cơn đau trở nên trầm trọng hơn.

Bấm huyệt xoa bóp là cách trị đau dây thần kinh tọa đơn giản dễ thực hiện

Bấm huyệt xoa bóp là cách trị đau dây thần kinh tọa đơn giản dễ thực hiện

Luyện tập thể thao

Các bài tập nhẹ nhàng có tác dụng tốt cho việc chữa đau dây thần kinh tọa nhờ tác dụng giãn cơ xương, dây chằng, duy trì tâm trạng tốt và phục hồi chức năng của cơ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả các bài tập đều phù hợp với người đau dây thần kinh tọa. Người bệnh nên thực hiện một số bài tập đơn giản dưới đây để thu được kết quả tốt nhất.

Bài tập kéo giãn cơ đùi sau

Bài tập này có tác dụng giãn cơ, giảm đau dây chằng, nâng cao sức bền và tăng khả năng vận động cho người bệnh nên là cách điều trị đau dây thần kinh tọa cực kỳ hiệu quả.

Cách tiến hành:

  • Nằm ngửa người trên sàn, từ từ co chân phải, nâng cao chân trái. Đồng thời, dùng hai tay để đỡ lấy phần chân trái kéo về phía mình.

  • Giữ nguyên tư thế trong 10-15s rồi quay trở lại tư thế ban đầu.

  • Đổi bên, thực hiện tương tự với bên còn lại.

Cách chữa bệnh đau dây thần kinh tọa bằng bài tập kéo giãn cơ đùi sau.jpg

Cách chữa bệnh đau dây thần kinh tọa bằng bài tập kéo giãn cơ đùi sau

Bài tập kéo giãn cơ vùng thắt lưng

Bài tập này giúp giảm tê bì, đau nhức chân và bàn chân, tăng cường lưu thông máu và tăng độ linh hoạt cho các cơ vùng thắt lưng.

Cách thực hiện

  • Quỳ sát xuống sàn nhà.

  • Từ từ đưa hai tay áp thẳng xuống sàn phía trước đầu.

  • Hóp bụng, ép sát thân người xuống sàn.

  • Có thể chèn một chiếc gối vào bụng nếu việc gập người quá khó khăn.

Bài tập kéo giãn cơ vùng thắt lưng giúp thư giãn cơ thể, giảm đau do đau thần kinh tọa

Bài tập kéo giãn cơ vùng thắt lưng giúp thư giãn cơ thể, giảm đau do đau thần kinh tọa

Bài tập kéo giãn cơ tháp

Cơ tháp (cơ hình lê) là lớp cơ sâu, nằm xiên cơ mông lớn. Khi các cơ này bị căng cứng hoặc kích thích có thể chèn ép vào các dây thần kinh, gây đau thần kinh tọa. Bài tập sau đây có tác dụng giãn cơ, thả lỏng cơ thể vô cùng hiệu quả.

Cách tiến hành

  • Nằm ngửa người, hai bàn chân đặt thẳng lên sàn và gập hai đầu gối lại.

  • Dùng tay trái kéo đầu gối phải về phía vai phải, giữ nguyên trong 10s.

  • Trở về tư thế ban đầu, đổi bên và thực hiện tương tự.

Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng bài tập kéo giãn cơ tháp cực kỳ đơn giản

Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng bài tập kéo giãn cơ tháp cực kỳ đơn giản

Chườm nóng

Chườm nóng là cách chữa đau dây thần kinh tọa lâu ngày đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà. Biện pháp này có tác dụng kích thích lưu thông khí huyết, tăng cường trao đổi chất, giãn cơ, giãn dây chằng nên cực kỳ hiệu quả trong các trường hợp đau mạn tính. Cách thực hiện chườm nóng cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần một miếng vải ấm, một túi chườm nóng hoặc một chai thủy tinh đựng nước ấm. Tiến hành xoa đều vào vùng bị đau trong 15-20 phút. Thực hiện ngày 3 lần, liên tiếp trong nhiều ngày để thấy hiệu quả rõ ràng.

Tuy nhiên, nên chú ý không nên dùng nước quá nóng để chườm, tránh để người bệnh bị bỏng.

Chườm lạnh

Nếu chườm nóng thích hợp với các trường hợp đau dai dẳng lâu ngày thì chườm lạnh là biện pháp phù hợp với những người đau thần kinh tọa cấp tính, đau kèm sưng viêm. Biện pháp này có tác dụng gây tê, ức chế dẫn truyền cảm giác đau, giảm sưng, giảm viêm nhanh chóng.

Để chườm lạnh, người bệnh có thể tiến hành:

  • Chuẩn bị khăn mềm được ngâm trong nước đá hoặc được bọc một vài viên đá.

  • Chườm vào vùng bị đau trong 10-15 phút. Tránh để khăn quá lạnh gây bỏng lạnh.

  • Thực hiện 2-3 lần/ ngày. Chỉ sau vài lần, người bệnh sẽ thấy cơn đau giảm đi đáng kể.

Chườm lạnh làm giảm nhanh triệu chứng do đau thần kinh tọa cấp tính

Chườm lạnh làm giảm nhanh triệu chứng do đau thần kinh tọa cấp tính

Tắm với nước ấm

Việc tắm nước ấm giúp người bệnh thư giãn cơ thể, tăng lưu thông máu, giảm cứng khớp và giảm đau đáng kể. Người bệnh có thể thực hiện biện pháp này hàng ngày. Lưu ý, nước tắm chỉ nên hơi ấm (40-50 độ C), tránh để quá nóng do có thể gây bỏng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thêm một số loại tinh dầu như: Tinh dầu bưởi, tinh dầu chanh, cam, quế,... để massage, xoa bóp, tăng cường hiệu quả giảm đau.

Điều chỉnh tư thế ngủ

Một tư thế ngủ phù hợp không những đem lại một giấc ngủ ngon mà còn hạn chế tình trạng đau nhức do đau dây thần kinh tọa. Hai tư thế vàng cho người bệnh đau dây thần kinh hông to là nằm ngửa và nằm nghiêng.

Người bệnh nên kết hợp cả hai tư thế này trong lúc ngủ. Việc nằm ngửa giúp duy trì đường cong sinh lý của cơ thể, tăng cường lưu thông máu, giúp cho các bộ phận được thư giãn nên giảm các triệu chứng do đau thần kinh tọa gây ra.

Việc nằm nghiêng giúp hạn chế tình trạng cứng khớp, đau và tê bì mỗi sáng. Người bệnh cũng nên chú ý nằm nghiêng người sang bên không bị đau, hơi co đầu gối và kẹp một chiếc gối mỏng vào giữa hai chân để có kết quả trị đau dây thần kinh tọa tốt nhất.

Luân phiên nằm thẳng và nằm nghiêng khi ngủ giúp tăng hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm

Luân phiên nằm thẳng và nằm nghiêng khi ngủ giúp tăng hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm

Đảm bảo tư thế chuẩn, thay đổi tư thế phù hợp

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc thay đổi tư thế thường xuyên mỗi 20 phút đem lại hiệu quả tốt trong việc điều trị đau dây thần kinh tọa. Cứ sau một thời gian ngồi liên tục, người bệnh có thể đứng lên đi lại một chút, thường xuyên thay đổi tư thế ngủ ban đêm hoặc thay đổi luân phiên các tư thế đứng,... Việc này có tác dụng lớn trong việc làm chậm và ngăn ngừa tái phát bệnh nhờ làm giảm áp lực, giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh tọa. Cần lưu ý là người bệnh cần thực hiện các tư thế đúng trong toàn bộ quá trình để thu được hiệu quả cao nhất.

Dùng lá lốt điều trị đau dây thần kinh tọa

Lá lốt là vị thuốc cổ truyền có tính ấm, vị cay, tác dụng chỉ thống, ôn trung, tán hàn. Lá lốt từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc chữa đau dây thần kinh tọa nhờ tác dụng giảm đau, giảm viêm, tăng cường lưu thông khí huyết. Một số bài thuốc đơn giản từ lá lốt mà người bệnh có thể tham khảo để điều trị đau dây thần kinh tọa như:

Dùng lá lốt với ngải cứu

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá lốt.

  • Một nắm ngải cứu.

  • Giấm trắng.

Cách tiến hành:

  • Lá lốt, ngải cứu đem rửa sạch, giã nát rồi thêm giấm trắng.

  • Đem hỗn hợp trên đi chưng nóng.

  • Để nguôi, đắp lên vùng bị đau trong 30 phút.

  • Thực hiện ngày 1-2 lần trong vài tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.

Dùng nước sắc lá lốt

Nguyên liệu: Lá lốt, nước trắng.

Cách tiến hành:

  • Đem lá lốt rửa sạch, sắc với 3 chén nước trắng đến khi còn 1 chén.

  • Bỏ bã, lấy phần nước uống khi còn ấm.

Chườm nóng bằng lá lốt và muối hạt

Nguyên liệu:

  • Lá lốt.

  • Muối hạt to.

  • Muối hạt to.

Cách tiến hành:

  • Đem sao nóng lá lốt và muối hạt.

  • Bọc hỗn hợp trên trong một túi vải sạch, chườm vào vùng bị đau trong 20-30 phút.

  • Thực hiện 1-2 lần/ ngày.

Chườm nóng bằng lá lốt và muối hạt giảm đau do đau thần kinh tọa nhanh chóng.png

Chườm nóng bằng lá lốt và muối hạt giảm đau do đau thần kinh tọa nhanh chóng

Dùng cây cỏ xước

Theo Đông y, cỏ xước là vị thuốc có vị đắng, tính mát, quy kinh can thận, có tác dụng bổ can thận, trừ ứ, giải nhiệt, mạnh gân cốt và giảm đau. Theo Tây y, cỏ xước chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống viêm, giảm đau nhức, tăng cường sức bền thành mạch nên được sử dụng nhiều nhất trong các  cách chữa đau dây thần kinh tọa.

Bài thuốc từ nước sắc cỏ xước

Nguyên liệu

  • Nguyên liệu

  • Nước trắng

Cách tiến hành

  • Đem cỏ xước rửa sạch, để ráo rồi đun với khoảng 1 lít nước.

  • Đun đến sôi, bỏ cái, lấy nước uống thay trà hàng ngày.

  • Nên duy trì trong ít nhất 1 tuần để thấy hiệu quả điều trị đau dây thần kinh tọa.

Bài thuốc từ cỏ xước và các vị khác

Nguyên liệu

  • Cỏ xước

  • Rau má

  • Lá lốt

  • Mò hoa trắng

  • Trinh nữ

  • Xích đông hoa

Cách tiến hành

  • Đem các nguyên liệu trên rửa sạch, đun với 1 lít nước trắng,

  • Đun trong 30 phút, đem bỏ cái, lấy phần nước còn lại chia làm 3.

  • Mỗi bữa uống 1 lần, ngày 3 lần trong ít nhất 10 ngày để thấy hiệu quả.

Bài thuốc chữa đau thần kinh tọa từ cỏ xước cực hiệu quả

Bài thuốc chữa đau thần kinh tọa từ cỏ xước cực hiệu quả

Dùng rễ đinh lăng

Đinh lăng là loại thảo dược có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng làm bền thành mạch, tăng cường tuần hoàn máu, phục hồi xương khớp bị tổn thương. Đặc biệt, đinh lăng có tác dụng tốt trong việc điều trị đau dây thần kinh tọa, trị thấp khớp, bồi bổ, phục hồi cơ thể.

Bài thuốc từ cây đinh lăng chữa đau dây thần kinh tọa

Nguyên liệu:

  • Rễ đinh lăng.

  • Gừng.

  • Mật ong nguyên chất.

Cách tiến hành:

  • Rễ đinh lăng đem rửa sạch, để ráo nước và thái lát nhỏ.

  • Tẩm đinh lăng với gừng và mật ong nguyên chất.

  • Đem đinh lăng đã tẩm đi sao vàng, hạ thổ.

  • Cho đinh lăng đã hạ thổ sắc với khoảng 1 lít nước, lấy nước uống trong ngày.

  • Nên uống liên tục trong 10 ngày liên tiếp để thấy rõ hiệu quả giảm đau của đinh lăng.

Rễ đinh lăng được ví như nhân sâm của người Việt trong việc chữa đau thần kinh tọa

Rễ đinh lăng được ví như nhân sâm của người Việt trong việc chữa đau thần kinh tọa

Dùng thuốc không kê toa

Nếu các biện pháp trên không đem lại hiệu quả, người bệnh có thể cần sử dụng thuốc giảm đau để làm giảm nhanh các triệu chứng tê bì, nhức mỏi chân tay, thắt lưng. Một số thuốc được sử dụng phổ biến là paracetamol, thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau thần kinh,...

Việc lựa chọn thuốc phụ thuộc nhiều vào đặc điểm cơn đau của người bệnh cũng như các bệnh lý mắc kèm. Mặc dù một số thuốc trong những thuốc kể trên là thuốc không kê đơn, có thể dễ dàng mua tại bất kỳ nhà thuốc nào nhưng những loại thuốc này cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nếu bị lạm dụng. Paracetamol nếu dùng quá liều có thể gây ngộ độc gan, các thuốc nhóm NSAIDs (meloxicam, ibuprofen, diclofenac,...) lại gây hại trên đường tiêu hóa, gây loét dạ dày, tá tràng, gan, thận,....

Sử dụng dầu vẹm xanh cải thiện đau dây thần kinh tọa hiệu quả

Dầu vẹm xanh nổi lên như một hiện tượng, được hàng nghìn người tin dùng nhờ tác dụng cải thiện đau dây thần kinh tọa hiệu quả. Nhiều nghiên cứu trong nước cũng như quốc tế chỉ ra rằng, dầu vẹm xanh có tác dụng tốt trong việc giảm đau, bổ sung chất dinh dưỡng, làm chậm quá trình thoái hóa và tiến triển của bệnh.

Dầu vẹm xanh có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.jpg

Dầu vẹm xanh có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả mà không gây tác dụng phụ

Nghiên cứu tại Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2007 cho thấy: “Dầu vẹm xanh làm giảm cứng khớp, đau khớp, sưng khớp, phục hồi khả năng vận động từ “tốt” đến “rất tốt”. Cũng trong nghiên cứu này, khi phân tích thành phần, dầu vẹm xanh cho thấy nó chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và phục hồi cột sống, đĩa đệm, dây chằng như: Omega3, omega 6, canxi, magie, sắt, kẽm, vitamin B, vitamin D,....

Nghiên cứu khác đăng tải trên Pubmed, được thực hiện bởi Maryam Abshirin và cộng sự cho thấy: Việc sử dụng dầu vẹm xanh mang lại lợi ích giảm đau và không gây tác dụng phụ tiêu cực đáng kể trên các bệnh nhân bị bệnh lý về cột sống.

Ngoài ra, dầu vẹm xanh khi được kết hợp với một số thảo dược khác như nhũ hương, thiên niên kiện,...sẽ làm tăng tác dụng cải thiện triệu chứng đau dây thần kinh tọa.

Một vài lưu ý cần nhớ khi điều trị đau dây thần kinh tọa tại nhà

Chữa đau dây thần kinh tọa bằng các biện pháp trên khá dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng của mình, người bệnh cần lưu ý một số điều sau để đạt được kết quả điều trị hiệu quả nhất:

- Tránh lạm dụng một phương pháp mà bỏ qua các phương pháp điều trị khác.

- Nếu thấy bất kỳ bất thường nào, đặc biệt là dùng thuốc, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn kịp thời.

- Tránh lạm dụng thuốc không kê đơn do các thuốc này tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn. Tốt nhất, người bệnh nên đi khám để được nhận điều trị y tế chuẩn.

Trên đây là 12 cách chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà hiệu quả cao được nhiều người tin tưởng áp dụng. Người bệnh có thể kết hợp nhiều biện pháp như dùng thuốc, xoa bóp, bấm huyệt, sử dụng các sản phẩm chứa dầu vẹm xanh,... để tăng tác dụng cải thiện bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách điều trị đau dây thần kinh tọa, hãy để lại bình luận phía dưới, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.