Đau dây thần kinh tọa có chữa khỏi mà không cần phẫu thuật?

Đau dây thần kinh tọa có chữa khỏi được không là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây đau nhức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Nếu bạn đang quan tâm đến câu hỏi trên và cần tìm các phương pháp chữa đau thần kinh tọa mà không cần phẫu thuật thì đừng bỏ qua thông tin trong bài viết sau nhé. 

Các triệu chứng khi bị đau dây thần kinh tọa  

Đau thần kinh tọa có thể bắt đầu đột ngột sau một hoạt động gắng sức hoặc khởi phát từ từ. Đặc điểm của đau thần kinh tọa là đau buốt, đau nhói (aching and sharp), chạy dọc theo một đường từ giữa hay dưới mông xuống phần sau ngoài đùi. Dây thần kinh tọa được tạo bởi các rễ thần kinh số 4 (L4), số 5 (L5), dây cùng 1 (S1), 2 (S2), 3 (S3). Tất cả các rễ thần kinh này đều thuộc đám rối thần kinh thắt lưng cùng và trải dài từ phần thắt lưng xuống tới ngón chân. Các triệu chứng đau thần kinh tọa tùy thuộc vào vị trí tổn thương:

- Nếu rễ L4 bị chèn ép sẽ gây đau lan xuống phần trước ngoài đùi và có thể nhầm với bệnh của khớp háng.

- Nếu rễ dây thần kinh lưng số 5 bị chèn ép thì những cơn đau sẽ xuất hiện từ phía ngoài lưng, eo lan xuống cẳng chân rồi ngón út của bàn chân. 

- Khi rễ thần kinh số 1 bị tổn thương thì cơn đau sẽ bắt đầu từ phía sau mông, xuống đùi, thông qua cẳng chân đến mặt ngoài của bàn chân. 

- Một số trường hợp có cảm giác tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân hoặc bàn chân. 

Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép lâu ngày, tổn thương nghiêm trọng thì những cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên và dữ dội hơn. Càng để lâu thì cơn đau từ mông xuống bắp chân càng ảnh hưởng nghiêm trọng gây hạn chế vận động. Người bệnh đi lại khó khăn, cảm giác nhấc chân, bước đi không chính xác nên dễ vấp ngã. 

Cơn đau ở mỗi người có thể rất khác nhau, từ đau nhẹ đến đau nhói hoặc đau dữ dội. Đôi khi, có thể cảm thấy như điện giật. Nó có thể tồi tệ hơn khi bạn ho hoặc hắt hơi. Ngồi lâu cũng có thể làm nặng thêm các triệu chứng.

Vị trí đau dây thần kinh tọa

Vị trí đau dây thần kinh tọa

Nguyên nhân và đối tượng thường mắc bệnh

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa thường gặp là do các bệnh lý cột sống như gai đốt sống, thoát vị đĩa đệm,... Đối tượng dễ mắc bệnh này khá phong phú có thể gặp ở người lao động nặng, nhân viên văn phòng, thanh niên và người già,...

Nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa

- Nguyên nhân thường gặp: Thoát vị đĩa đệm khiến đĩa đệm cột sống phồng lồi, gai đốt sống chèn ép lên dây thần kinh tọa, gây đau nhức.

- Các nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa khác: Chấn thương, viêm cột sống dính khớp, xẹp lún đốt sống, khối u chèn ép, nhiễm trùng, ảnh hưởng từ gãy xương chậu, mang thai,... Những người có chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, điều độ cũng dễ bị đau thần kinh tọa do có nguy cơ cao mắc bệnh lý liên quan đến cột sống. 

Đối tượng dễ bị đau thần kinh tọa

Vận động viên, nhân viên văn phòng, người lao động nặng, béo phì, tiểu đường,... là những đối tượng có nguy cơ cao bị đau dây thần kinh tọa. Đau dây thần kinh tọa có thể gặp ở hầu hết các đối tượng, lứa tuổi. Tuy nhiên, người từ 30 - 60 tuổi có nguy cơ cao bị bệnh này hơn các đối tượng khác. 

Thừa cân, béo phì là nguyên nhân đau dây thần kinh tọa khá phổ biến

Thừa cân, béo phì là nguyên nhân đau dây thần kinh tọa khá phổ biến

Các cách chữa đau thần kinh tọa hiệu quả không cần phẫu thuật

Phẫu thuật đau dây thần kinh tọa là giải pháp cuối cùng được lựa chọn, khi bệnh đã chuyển nặng và các phương pháp điều trị khác không đạt được hiệu quả. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, người bệnh thường xuất hiện cơn đau nhẹ, chưa gây khó chịu nhiều nên hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp điều trị không cần phẫu thuật dưới đây

Luyện tập thể thao cho khối cơ quanh cột sống khỏe mạnh

Đau thắt lưng và đau dây thần kinh tọa có thể xảy ra do các cơ xung quanh cột sống bị kéo căng quá mức. Do đó, nếu áp dụng các bài tập chữa đau thần kinh tọa tại nhà cần tập trung tác động vào khối cơ vùng thắt lưng sẽ giúp giảm đau hiệu quả. 

Tập yoga hoặc thể dục giúp tăng tính linh hoạt hông và gân kheo 

Cơ mông, hông hoặc gân kheo bị kéo căng có thể gây đau thần kinh tọa. Do đó, tập yoga hoặc các bài tập nhẹ nhàng có thể giúp các cơ thư giãn, làm dịu cơ Piriformis bị viêm hoặc hoạt động quá mức. Piriformis hay cơ hình lê, là một cơ nhỏ ở đáy cột sống và phía trên dây thần kinh tọa. Ngồi trong thời gian dài, lười vận động hoặc khối cơ này bị viêm sẽ chèn ép lên dây thần kinh tọa, gây đau. Dưới đây là 2 cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà giúp cơ Piriformis được kéo căng, từ đó giảm đau hiệu quả:

- Cách 1: Nằm ngửa trên sàn, co 2 đầu gối để đặt bàn chân trên sàn. Sau đó, nâng chân phải và bắt chéo trên đầu gối. Dùng 2 tay vòng ra sau đùi trái và giữ chặt, kéo phần đùi lên gần ngực cho đến khi bạn cảm thấy căng ở mông. Giữ nguyên tư thế trên trong khoảng 20 - 30 giây rồi lặp lại ở bên đối diện.

Bài tập chữa đau thần kinh tọa tại nhà giúp giảm đau hiệu quảBai-tap-giup-giam-dau-day-than-kinh-toacotthoaivuong.jpg

Bài tập chữa đau thần kinh tọa tại nhà giúp giảm đau hiệu quả

- Cách 2: Nằm ngửa, duỗi thẳng 2 chân trên sàn. Tay trái giữ lấy đầu gối phải và kéo đầu gối lên sát với vai phải rồi giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 – 30 giây. Sau đó, bạn lặp lại với bên đối diện.

Trị liệu thần kinh cột sống hoặc xoa bóp, châm cứu 

Trị liệu thần kinh cột sống là biện pháp điều trị đau dây thần kinh tọa phổ biến nhờ việc tăng cường chuyển động của các đốt xương sống. Ngoài ra, xoa bóp, châm cứu cũng được áp dụng để điều trị bệnh này để giúp cơ bắp được thả lỏng, giảm đau, cải thiện sự linh hoạt của cột sống.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh chỗ đau 

Chườm lạnh là cách chữa đau dây thần kinh tọa được nhiều người lựa chọn, giúp cơn đau thuyên giảm rất hiệu quả. Bạn hãy lấy một túi đá lạnh và cho vào một chiếc khăn sạch và chườm lên vị trí bị đau vài lần trong ngày. Nếu sau vài ngày, cơn đau vẫn không thuyên giảm hoặc cải thiện không đáng kể, có thể chuyển sang chườm nóng. Hoặc kết hợp cả chườm nóng và chườm lạnh giúp tăng hiệu quả giảm đau.

Chữa đau dây thần kinh tọa bằng cách chườm nóng hoặc lạnh lên vị trí đau

Chữa đau dây thần kinh tọa bằng cách chườm nóng hoặc lạnh lên vị trí đau

Dùng thuốc cải thiện các triệu chứng 

Trong trường hợp bị đau nặng hoặc các biện pháp chữa đau dây thần kinh tọa khác không đạt hiệu quả như mong đợi, bác sĩ có thể kê thuốc điều trị để giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng khó chịu. Một số loại thuốc thường được chỉ định bao gồm: Thuốc chống viêm, giãn cơ, chống trầm cảm ba vòng, thuốc tiêm steroid ngoài màng cứng. 

Bạn hãy lưu ý dùng thuốc điều trị đau dây thần kinh tọa theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi hoặc giảm/tăng liều. Ngoài ra, hãy thông báo ngay cho bác sĩ các bất thường về sức khỏe để được xử lý kịp thời, phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Dùng thêm thực phẩm chức năng chứa dầu vẹm xanh

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị đau dây thần kinh tọa ở trên, các chuyên gia khuyến khích người bệnh sử dụng kết hợp thêm với thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả hơn. 

Tiêu biểu là sản phẩm có thành phần chính dầu vẹm xanh đã được nghiên cứu bởi các chuyên gia trong ngành tại các cơ sở và bệnh viện danh tiếng. Trong đó, dầu vẹm xanh đã được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu năm 2007 cho kết quả rất tốt với những người bị bệnh thoái hóa khớp, cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa, thoái hóa khớp. Đặc biệt, sản phẩm có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ, không tương tác với các loại thuốc khác.

Dầu vẹm xanh kết hợp cùng với các thảo dược và thành phần quý khác như nhũ hương, thiên niên kiện, magie, canxi, vitamin B1, B2, glycine, MSM sẽ giúp nâng cao hiệu quả giảm đau, kháng viêm trong các bệnh lý đau lưng, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa, thoái hóa cột sống,... 

Dầu vẹm xanh - Dược liệu quý hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa hiệu quả

Dầu vẹm xanh - Dược liệu quý hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa hiệu quả

Trên đây là một số thông tin giải đáp câu hỏi: Đau dây thần kinh tọa có chữa khỏi được không và các cách chữa tại nhà không cần phẫu thuật được nhiều người áp dụng hiện nay. Nếu bạn còn các thắc mắc khác cần được tư vấn, vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết để được hỗ trợ sớm nhất nhé.

Nguồn tham khảo: 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sciatica/symptoms-causes/syc-20377435

https://www.healthline.com/health/back-pain/sciatic-stretches#reclining-pigeon-pose

https://www.medicalnewstoday.com/articles/7619#treatments