Đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không? Tác dụng là gì?

Đau dây thần kinh tọa gây khó khăn trong sinh hoạt, công việc của người bệnh. Phương pháp đi bộ được khuyến khích để cải thiện các triệu chứng của đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn e ngại về tác dụng thực sự của phương pháp này. Hãy cùng tìm hiểu: “Đau dây thần kinh tọa nên đi bộ không?” qua những thông tin ở bài viết dưới đây.

Tổng quan về bệnh dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa là hiện tượng đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa, thường xuất phát từ cột sống thắt lưng lan ra ngoài vùng đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá ngoài đến tận các ngón chân. 

Nguyên nhân gây ra bệnh đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là bệnh lý xương khớp thứ 2 phổ biến sau viêm khớp. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa phổ biến như:

  • Thoát vị đĩa đệm: Những người bị thoát vị đĩa đệm L4L5 và L5S1 sẽ có nguy cơ bị đau thần kinh tọa cao hơn. Nguyên nhân là do nhân nhầy trong đĩa đệm bị thoát ra, chèn ép lên dây thần kinh, dẫn đến các tổn thương.
  • Hẹp ống sống: Đây là tình trạng thu hẹp của một hoặc nhiều khoảng trống trong cột sống, làm giảm khoảng không gian có sẵn của tủy sống và các dây thần kinh tủy sống phân nhánh. Điều này khiến cho tủy sống và các dây thần kinh bị kích thích, chèn ép, dẫn đến đau thần kinh tọa.
  • Trượt đốt sống: Tình trạng của đốt sống bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên dây thần kinh tọa, gây đau.
  • U cột sống: Những khối u bên trong tủy sống hoặc dọc theo tủy sống phát triển ngày càng lớn gây chèn ép thần kinh cũng là nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa.
  • Hội chứng cơ hình lê: Đây là tình trạng khi một cơ nằm sâu trong mông bị căng hoặc cơ thắt. Điều này sẽ gây áp lực và kích thích dây thần kinh tọa.

Triệu chứng của đau thần kinh tọa

Triệu chứng nổi bật của đau dây thần kinh tọa là người bệnh sẽ gặp các cơn đau ở khu vực dây thần kinh bị tổn thương và xung quanh. Khi gặp một trong các triệu chứng sau đây, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán:

  • Đau nhức dọc đường đi của dây thần kinh tọa: Người bệnh bị đau dây thần kinh thường xuất hiện cơn đau lan từ thắt lưng đến mông và lan xuống bàn chân, ngón chân.
  • Đau cột sống thắt lưng: Cơn đau dữ dội hoặc diễn ra âm ỉ thường kéo dài từ mông đến phía sau chân, đặc biệt là khi di chuyển hoặc cử động.
  • Tê, yếu cơ: Những người bị đau thần kinh tọa sẽ có cảm giác tê, yếu và ngứa tay chân, khó khăn trong quá trình di chuyển và sinh hoạt hằng ngày.

dau-day-than-kinh-toa-anh-huong-cuoc-song-cua-moi-nguoi.jpg

Đau dây thần kinh tọa ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh

Đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không? 

Đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không là điều mà nhiều người thắc mắc. Theo nhiều chuyên gia y tế nhận định, đau dây thần kinh tọa nên đi bộ thường xuyên. Việc này mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả:

Khi đi bộ, người bệnh sẽ cải thiện được tình trạng đau nhức, cứng khớp, tê bì. Dành thời gian đi bộ mỗi ngày sẽ giúp các cơ khớp được giãn ra, hạn chế sự chèn ép của dây thần kinh, thúc đẩy quá trình lưu thông máu của cơ thể. Đồng thời, đi bộ cũng giúp nâng cao sức bền, tăng độ linh hoạt, nuôi dưỡng sụn khớp và giúp xương chắc khỏe. 

di-bo-cai-thien-trieu-chung-dau-day-than-kinh-toa.jpg

Đi bộ giúp cải thiện các triệu chứng đau dây thần kinh tọa

Hướng dẫn đi bộ đúng cách để khỏe mạnh hơn

Những người đau dây thần kinh tọa cần lưu ý một vài vấn đề sau khi đi bộ để mang lại hiệu quả:

Khởi động cơ thể

Đây là bước đầu tiên trước khi bắt đầu đi bộ. Khởi động sẽ giúp xương khớp dẻo dai hơn, tăng độ đàn hồi, làm giảm sự chèn ép lên dây thần kinh khi vận động.

Đồng thời, khởi động cũng có thể giúp người bệnh hạn chế xảy ra một số vấn đề trong quá trình đi bộ như: sai khớp, chuột rút,...Thời gian khởi động thích hợp cho người bệnh là khoảng 10 phút. Người bị đau dây thần kinh tọa khi đi bộ cần tập trung vào các động tác xoay khớp gối và khớp hông.

Thời gian đi bộ

Những người đau dây thần kinh tọa cần lựa chọn thời gian đi bộ hợp lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Duy trì đi bộ khoảng 20 phút mỗi ngày một cách đều đặn sẽ tăng khả năng vận động, giúp xương khớp khỏe mạnh.
  • Khi các triệu chứng đau thuyên giảm, người bệnh có thể tăng thời gian đi bộ lên 30 phút mỗi ngày.
  • Nếu cơ thể có những dấu hiệu đau nhức, mệt mỏi, người bệnh cần nghỉ ngơi và dừng việc đi bộ.
  • Trong quá trình đi bộ, người đau dây thần kinh tọa không nên đi liên tục mà nên nghỉ giữa quãng khoảng 5 phút để bảo toàn sức lực.

Bên cạnh đó, người đau dây thần kinh tọa cũng phải lưu ý:

  • Cường độ đi bộ: Cần thực hiện di chuyển nhẹ nhàng, giữ cho cơ thể vận động với tinh thần dễ chịu, thoải mái. Quãng đường đi bộ tối đa khoảng 1,5km. Nếu các triệu chứng có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh có thể tăng quãng đường đi bộ.
  • Chọn giày đi bộ phù hợp vừa vặn và thoải mái, đúng kích cỡ của bàn chân, để tránh nguy cơ trật chân, trật khớp, bong gân và những tổn thương khác.
  • Người đau dây thần kinh tọa cần tuân theo sự hướng dẫn của huấn luyện viên hay người có kinh nghiệm khi thực hiện đi bộ.
  • Sau khi đi bộ, cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung nước và các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Thời gian đi bộ tốt nhất là vào sáng sớm lúc không khí ít khói bụi, trong lành phù hợp cho quá trình di chuyển của cơ thể.

Kết hợp sử dụng với dầu vẹm xanh

Dầu vẹm xanh là chế phẩm được chiết xuất từ sò vẹm xanh ngoài đại dương. Theo các nghiên cứu khoa học trên thế giới, dầu vẹm xanh có hàm lượng omega 3 cao, có tác dụng kích hoạt các tế bào amino acid tự do, chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng, chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, dầu vẹm xanh có các thành phần dinh dưỡng tự nhiên tốt cho sự phát triển của cột sống, cải thiện các cơn đau, kháng viêm, tăng cường lưu thông máu, làm chậm quá trình thoái hóa, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa bệnh phát triển và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, dầu vẹm xanh cũng giúp phục hồi đĩa đệm và sụn, cung cấp glucosamine lycans, canxi và vitamin D thúc đẩy quá trình làm lành và ngăn chặn tổn thương tại đốt sống.

dau-vem-xanh-cai-thien-dau-day-than-kinh-toa.jpg

Dầu vẹm xanh hỗ trợ cải thiện đau dây thần kinh tọa

Những thông tin trên đây giúp người bệnh trả lời câu hỏi: “Đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ?”. Người đau dây thần kinh tọa nên đi bộ thường xuyên để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, việc tập luyện nên tuân theo sự hướng dẫn của các bác sĩ và huấn luyện viên. Hãy để lại bình luận nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến phương pháp này cần sự giải đáp chi tiết của chúng tôi. 

Nguồn tham khảo:

https://www.spine-health.com/blog/2-walking-tips-avoid-sciatica-pain

https://www.healthline.com/health/back-pain/is-walking-good-for-sciatica

https://paceptclinic.com/patient-information/is-walking-good-for-sciatic-nerve-pain