Đau dây thần kinh tọa chân trái là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh đau dây thần kinh tọa chân trái gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu đau dây thần kinh tọa chân trái là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Từ đó, người bệnh có thể lựa chọn cho mình cách điều trị đúng đắn nhé!

Đau dây thần kinh tọa chân trái là gì?

Dây thần kinh tọa còn được gọi với cái tên khác là dây thần kinh hông to. Dây thần kinh tọa kéo dài từ thắt lưng đến đầu các ngón chân. Đây là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể. Có hai dây thần kinh tọa trái và phải, đóng vai trò chi phối cảm giác vận động và hỗ trợ nuôi dưỡng các cơ quan phần thân dưới.

Khi dây thần kinh tọa bên trái bị tổn thương có thể gây ra cơn đau nhức, dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa từ cột sống thắt lưng lan xuống chân trái, đùi, cẳng chân và các ngón chân.

Đau dây thần kinh tọa chân trái không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị dứt điểm có thể dẫn đến một số biến chứng như: Hạn chế vận động, teo cơ, cứng cột sống, rối loạn đại tiểu tiện, thậm chí bại liệt vĩnh viễn.

Đau dây thần kinh tọa chân trái có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.jpg

Đau dây thần kinh tọa chân trái có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân nào làm đau dây thần kinh tọa chân trái?

Đau thần kinh tọa chân trái có thể xảy ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến như:

  • Thói quen sinh hoạt không tốt: Tập thể thao không đúng cách, thường xuyên đi giày cao gót, ngồi quá lâu và sai tư thế,… là các nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, làm tăng nguy cơ mắc đau thần kinh tọa chân trái.

  • Chấn thương cột sống thắt lưng: Các chấn thương tại vùng thắt lưng nếu không sớm chữa trị có thể gây đau thần kinh tọa.

  • Thoát vị đĩa đệm: Đây là một trong các nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa bên trái phổ biến nhất. Khi nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi bao xơ đè trực tiếp lên rễ thần kinh bên trái khiến cơ quan này bị tổn thương. Thoát vị đĩa đệm tại vị trí các đốt sống L5S1, L4L5 có nguy cơ gây đau thần kinh tọa cao hơn.

  • Các bệnh lý về cột sống: Hẹp ống sống, trượt đốt sống, viêm đĩa đệm cột sống, thoái hoá cột sống, xẹp đốt sống,… cũng làm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa chân trái.

  • Người cao tuổi, người lao động nặng thường xuyên cũng có nguy cơ cao bị đau dây thần kinh tọa chân trái.

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân hàng đầu gây đau dây thần kinh tọa chân trái .jpg

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân hàng đầu gây đau dây thần kinh tọa chân trái 

Hướng dẫn giảm đau dây thần kinh tọa chân trái

Có thể chữa trị chứng đau dây thần kinh tọa bên trái bằng cách dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, vật lý trị liệu, phẫu thuật. Tùy thuộc vào mức độ đau dây thần kinh tọa chân trái nghiêm trong đến mức nào mà lựa chọn biện pháp thích hợp.

Dùng thuốc giảm đau

Khi bị đau dây thần kinh tọa bên trái hay đau dây thần kinh tọa nói chung, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc như sau:

  • Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, ibuprofen, diclofenac, tramadol, aspirin,... Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, tránh lạm dụng thuốc để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.

  • Thuốc giãn cơ: Để làm giảm tình trạng đau dây thần kinh tọa do co thắt cơ, các bác sĩ có thể chỉ định người dùng thuốc giãn cơ như eperisone, tolperisone.

  • Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng: Đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn và mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng.

Thuốc tây y giúp giảm đau dây thần kinh tọa chân trái nhanh nhưng không nên dùng kéo dài

Thuốc tây y giúp giảm đau dây thần kinh tọa chân trái nhanh nhưng không nên dùng kéo dài

Vật lý trị liệu

Người bị đau dây thần kinh tọa bên trái có thể tập vật lý trị liệu sau khi đẩy lùi được cơn đau cấp tính. Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh của mỗi người, các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ thiết lập chương trình phục hồi chức năng giúp giảm đau thần kinh tọa như:

  • Xoa bóp, bấm huyệt.

  • Kéo giãn cột sống.

  • Các bài tập trị liệu.

  • Đeo đai lưng giúp giảm áp lực lên cột sống.

Phẫu thuật ngoại khoa

Trường hợp bệnh tiến triển nặng có nguy cơ xuất hiện các biến chứng như teo cơ, chèn ép dây thần kinh tọa bên trái gây ra những cơn đau nhức dữ dội, hoặc phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, người mắc có thể được chỉ định phẫu thuật.

Tuỳ vào nguyên nhân bị đau dây thần kinh tọa chân trái mà sẽ có phương pháp phẫu thuật khác nhau. Các phương pháp phẫu thuật thường gặp nhất có thể kể đến như:

  • Phẫu thuật lấy nhân đĩa đệm: Được chỉ định khi người bệnh bị đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ dây thần kinh.

  • Phẫu thuật cắt cung phía sau đốt sống: Áp dụng khi đau thần kinh tọa do hẹp ống sống. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm mất vững cột sống và nguy cơ tái phát cao.

Phẫu thuật đau dây thần kinh tọa chân trái chỉ được áp dụng khi có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm

Phẫu thuật đau dây thần kinh tọa chân trái chỉ được áp dụng khi có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm

Điều trị hỗ trợ

Các biện pháp điều trị hỗ trợ thông dụng thường được dùng giúp giảm đau dây thần kinh tọa bên trái như:

  • Chườm lạnh: Ban đầu khi cơn đau xuất hiện, có thể dùng túi chườm lạnh đặt lên vùng bị đau khoảng 20 phút/lần, thực hiện 2-3 lần/ngày sẽ giúp làm giảm sưng viêm vùng thắt lưng, từ đó cải thiện tình trạng đau nhức.

  • Chườm nóng: Sau 2-3 ngày chườm lạnh, nên chuyển sang chườm nóng để tăng cường tuần hoàn máu, giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho phần lưng dưới và chân, làm giảm đau và ngăn ngừa cơn đau tái phát. Sử dụng túi chườm đặt lên vị trí đau khoảng 20 phút. Nếu cơn đau không giảm, bạn có thể thử chườm xen kẽ nóng, lạnh.

  • Châm cứu: Theo đông y, bị đau dây thần kinh tọa bên trái là do khí huyết ứ trệ, kém lưu thông. Do đó, khi châm cứu sẽ giúp điều hòa khí huyết, tăng lưu thông máu, cải thiện đau dây thần kinh tọa chân trái hiệu quả. 

Ngày nay, ngoài việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị trên, nhiều người lựa chọn kết hợp sử dụng dầu vẹm xanh giúp cải thiện đau thần kinh tọa bên trái rất hiệu quả. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh dầu vẹm xanh mang lại hiệu quả cải thiện độ linh động của cột sống, tăng cường khả năng vận động, hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa rất tốt. Nhờ chứa các hoạt chất như omega 3, các vitamin và dưỡng chất thiết yếu, protein, canxi… chiết xuất vẹm xanh mang đến tác dụng hỗ trợ giảm đau nhức thắt lưng, đau thần kinh tọa, ngăn ngừa biến chứng teo cơ, bại liệt, phục hồi khả năng vận động, ngăn ngừa cơn đau tái phát.

đau dây thần kinh tọa chân trái

Sản phẩm chứa dầu vẹm xanh là lựa chọn của nhiều người bệnh

Đau dây thần kinh tọa chân trái tuy không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không chữa trị sớm và đúng cách sẽ gây ra một số biến chứng như rối loạn đại tiểu tiện, teo cơ, bại liệt,... Các dấu hiệu đau dây thần kinh tọa rất dễ nhận biết, người bệnh cần phát hiện sớm để có phương pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả hơn. Đồng thời, nên kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có chiết xuất từ dầu vẹm xanh giúp ngăn ngừa biến chứng mà không gây tác dụng phụ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.

>> Xem thêm : Các bài viết tại Cốt Thoái Vương để biết thêm thông tin!

Nguồn tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sciatica/symptoms-causes/syc-20377435

https://www.spine-health.com/conditions/sciatica/types-sciatic-nerve-pain 

https://www.webmd.com/back-pain/ss/slideshow-how-to-ease-sciatic-nerve-pai